Ung thư dạ dày khi mang thai: dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh ung thư dạ dày có thể gặp phải ở bất kì ai kể cả phụ nữ đang mang thai. Điều này làm cho nhiều chị em hoang mang vì các liệu pháp điều trị ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. 

ung thư khi mang thai
Nhiều người phải đối mặt với bệnh ung thư khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết khi bị ung thư dạ dày khi mang thai

Theo bác sĩ  Võ Duy Long, khoa Ngoại Tiêu Hóa thuộc Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM thì tình trạng ung thư dạ dày không phải là hiếm gặp. Nhưng có một số trường hợp bệnh nhân phát hiện quá muộn nên việc chữa trị gặp phải rất nhiều khó khăn.

Mang thai không phải là nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày, bệnh chỉ ngẫu nhiên phát triển vào giai đoạn này. Hoặc trong cơ thể của người mẹ đã từng có biểu hiện mắc bệnh trước đó mà chủ quan nên không biết.

Thông thường mẹ bầu bị ung thư dạ dày sẽ có những triệu chứng sau:

# Đau dạ dày

Thông thường các triệu chứng đau dạ dày dữ dội sẽ xuất hiện thường xuyên, gây khó chịu cho mẹ bầu.

triệu chứng ung thư khi mang thai
Khi bị ung thư người bệnh dễ bị đau bụng

# Chán ăn, ăn không ngon

Người bệnh có cảm giác đói nhưng khi ăn lại không cảm thấy ngon miệng. Điều này cho thấy chức năng của dạ dày gặp phải vấn đề trục trặc.

# Buồn nôn và nôn

Nhiều mẹ hay nhầm biểu hiện này với bệnh ốm nghén nhưng thật sự đó là biểu hiện của ung thư dạ dày khi mang thai.

# Sụt cân

Đây là biểu hiện dễ nhận biết vì giai đoạn mang thai cơ thể mẹ thường gia tăng cùng với sự phát triển của thai nhi. Triệu chứng này cho thấy hậu quả của việc ăn uống bị ảnh hưởng khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.

# Thường xuyên bị trào ngược dạ dày

Do hoạt động tiêu hóa kém nên thức ăn bị tồn lại trong dạ dày và dẫn đến các biểu hiện trào ngược dạ dày. Bạn đừng chủ quan vì biểu hiện này cũng rất hay gặp ở bệnh nhân bị ung thư dạ dày.

Triệu chứng này xảy ra do tắc nghẽn trong dạ dày làm ngăn cản quá trình tiêu hóa. Người bệnh có thể nôn ra máu hoặc nôn ra bã có màu nâu do máu tích tụ trong dạ dày.

# Mệt mỏi

Tình trạng này xảy ra do mất máu, triệu chứng này cũng cho thấy bệnh đã ở mức độ nặng.

Tìm hiểu thêmBệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn? – Nhận biết để phát hiện sớm

# Đi ngoài phân đen

Tình trạng ung thư sẽ khiến một lượng máu đọng lại ở ống tiêu hóa dẫn đến đi ngoài ra phân đen.

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh không được chủ quan mà phải đến các cơ sở y tế để được tiến hành các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày khi mang thai

Bước chẩn đoán này nhằm xác định được tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư dạ dày. Từ đó bác sĩ mới tiến hành chỉ định các biện pháp điều trị. Ngoài kiểm tra lâm sàng, bác sĩ cũng cho tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

chẩn đoán ung thư khi mang thai
Siêu âm là cách chẩn đoán hình ảnh về khối u trong dạ dày khá tốt
  • Chụp X-quang để lấy hình ảnh trong cơ thể. Bác sĩ sẽ tìm cách để giảm mức độ gây hại của tia X đối với phụ nữ đang mang thai.
  • Chụp CT: Việc chụp phần bụng có thể ảnh hưởng đến thai nhi nên chỉ được tiến hành khi thật sự cần thiết.
  • Chụp MRI: Khá an toàn với phụ nữ mang thai vì không sử dụng tia bức xạ.
  • Siêu âm:Cho thấy hình ảnh của vùng bụng nghi ngờ bị ung thư.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu mô trong dạ dày để tiến hành kiểm tra.

Xem thêm: Các xét nghiệm ung thư dạ dày giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Điều trị ung thư dạ dày khi mang thai

Thông thường nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cố gắng để việc điều trị được tiến hành sau khi sinh xong. Trường hợp cần thiết có thể mổ để đưa bé ra ngoài sớm. Nhìn chung mang thai không làm tình trạng bệnh nặng hơn nhưng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng điều trị dứt điểm căn bệnh này.

điều trị ung thư khi mang thai
Bác sĩ hay khuyên bệnh nhân nên điều trị ung thư sau khi sinh

# Xạ trị

Bác sĩ sẽ tác động tia X hoặc các tia sáng có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Biện pháp này có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là ở ba tháng đầu.

# Hóa trị

Tức là đưa hóa chất vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng đồng nghĩa các tác nhân này có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt khi bé ở 12 tuần đầu tiên.

Thông thường bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tiến hành hóa trị ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Xem chi tiết: Phương pháp truyền hoá chất điều trị ung thư dạ dày

# Phẫu thuật

Nhằm loại bỏ khối u nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên phải thực hiện theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định để tránh những biến chứng có thể gặp phải.

Chữa bệnh ung thư dạ dày khi mang thai
Loại bỏ khối u ở dạ dày khi mang thai bằng phẫu thuật

Việc điều trị bệnh ở thời kì mang thai cần hết sức cẩn trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Nếu không may mắc bệnh và muốn điều trị thì mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín. Để được các bác sĩ có kinh nghiệm cùng các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.

Một vài điều lưu ý cho chị em bị ung thư dạ dày khi mang thai

  • Việc điều trị cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Nhớ đi tái khám theo lịch đã hẹn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của bệnh cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Đừng quá lo lắng mà hãy thật sự thoải mái để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học. Điều này rất quan trọng vì giai đoạn này người mẹ cần cố gắng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của bé. Ngoài những dưỡng chất thiết yếu, trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường dùng nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Các mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích… vì có thể làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Tập luyện thể thao nhẹ nhàng để giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ cho tiến hành để điều trị hoặc kiểm soát bệnh. Tình trạng ung thư dạ dày khi mang thai khá phức tạp nhưng vẫn có thể kiểm soát nếu tiến hành các biện pháp theo chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy mà người bệnh không nên quá lo lắng mà phải thật bình tĩnh để tìm các biện pháp hiệu quả an toàn cho cả mẹ và con.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ung thư dạ dày di căn sang phổi không thể chữa trị hoàn toàn. Vì vậy mục đích của việc...

triệu chứng và điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu: Triệu chứng và hướng điều trị

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ người mắc bệnh và khả năng di...

Tìm hiểu về tình trạng ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư dạ dày di căn sang gan: Những điều bạn cần biết

Một khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ di căn sang...

“Báo động đỏ” tình trạng ung thư dạ dày ở người trẻ

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp nhiều ở người trong độ...

Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý phức tạp, có nhiều rủi ro. Do đó việc điều trị ung thư...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *