Các loại insulin hiện nay & cách dùng cho người tiểu đường
Hiện nay có rất nhiều loại Insulin chữa trị bệnh đái tháo đường được phân chia dựa vào nhiều yếu tố như thời gian bắt đầu phát huy tác dụng và thời gian kéo dài tác dụng: Tác dụng ngắn, tác dụng tức thời, tác dụng kéo dài, tác dụng trung bình, dạng hỗn hợp. Bệnh nhân cần nghe theo và thực hiện đúng chỉ định cùng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng các loại insulin. Khoảng cách giữa bữa ăn và thời điểm tiêm thuốc có thể thay đổi dựa vào đặc tính của loại insulin đang dùng. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định phối hợp việc dùng thuốc cùng với bữa ăn.
Insulin điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường chính là một dạng rối loạn mãn tính nguy hiểm, tồn tại với những thuộc tính tăng glucose máu, cùng với đó là những bất thường về quá trình chuyển hóa protein, carbonhydrate và lipid. Bệnh tiểu đường luôn đi cùng với xu hướng phát triển những vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng về đáy mắt, thần kinh, thận và các bệnh tim mạch.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc điểm lớn nhất xuất hiện trong sinh lý bệnh là có sự tương tác giữa những yếu tố môi trường như chất lượng thực phẩm, chế độ ăn uống, sự thay đổi lối sống, các stress… và yếu tố gen. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường càng cao khi tuổi thọ ngày càng tăng là yếu tố hoàn toàn không thể can thiệp được.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng insulin với mục đích ổn định lại hệ thống chuyển hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.
Chỉ định sử dụng insulin
Thông thường insulin sẽ được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:
- Nếu mức glucose máu lúc đói trên 15mmol/l mà mức HbA1C trên 9%, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với insulin ngay từ lần xét nghiệm và khám đầu tiên.
- Những bệnh nhân đang bị tiểu đường nhưng cơ thể đang mắc phải một hoặc nhiều bệnh cấp tính khác. Điển hình như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng nặng…
- Những trường hợp đái tháo đường có tổn thương gan, bệnh tiểu đường suy thận có chống chỉ định sử dụng những loại thuốc viên hạ glucose máu.
- Những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc người bị đái tháo đường mang thai.
- Những người đang trong quá trình chữa bệnh với những loại thuốc hạ glucose máu bằng đường uống nhưng thất bại và không hiệu quả.
- Những trường hợp bị dị ứng với thuốc hạ glucose máu dạng viên.
Tham khảo thêm: Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?
Các loại insulin điều trị bệnh tiểu đường hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại insulin điều trị bệnh tiểu đường. Những loại insulin được phân chia dựa vào nhiều yếu tố như thời gian tác dụng chữa bệnh bắt đầu và thời gian kéo dài tác dụng: Tác dụng ngắn, tác dụng tức thời, tác dụng kéo dài, tác dụng trung bình, dạng hỗn hợp.
1. Insulin tác dụng ngắn hạn
Việc sử dụng insulin tác dụng ngắn hạn sẽ giúp người bệnh đảm bảo được nồng độ insulin cần thiết cho cơ thể và bữa ăn trong khoảng thời gian dao động từ 30 đến 60 phút.
Trong đó insulin thường (regular insulin) sẽ được chỉ định. Loại thuốc này có thể được chỉ định để tiêm truyền tĩnh mạch đối với những trường hợp cần cấp cứu.
2. Insulin tác dụng tức thời
Insulin tác dụng tức thời là loại thuốc có khả năng đảm bảo cung cấp đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể và cho bữa ăn của bệnh nhân ngay tại thời gian tiêm. Thông thường insulin tác dụng tức thời được sử dụng kèm với những loại insulin có tác dụng dài hơn.
Insulin tác dụng ngắn hạn giúp người bệnh đảm bảo được nồng độ insulin cần thiết cho cơ thể và bữa ăn trong khoảng thời gian dao động từ 30 – 60 phút.
Insulin analog (Glulisine, Aspart và Lispro)
Insulin analog (Glulisine, Aspart và Lispro) phát huy tác dụng sau thời gian tiêm từ 10 đến 20 phút và tác dụng kéo dài khoảng 4 giờ đồng hồ. Insulin trong thuốc tương tự như insulin trong cơ thể người, mang đến tác dụng nhanh. Loại thuốc này được sản xuất thông qua công nghệ tái tổ hợp DNA.
3. Insulin tác dụng trung bình
Insulin tác dụng trung bình đảm bảo cung cấp được lượng insulin cần thiết cho cơ thể và cho nửa ngày hoặc qua đêm. Thông thường, các insulin tác dụng trung bình sẽ được yêu cầu sử dụng phối hợp với những loại insulin tác dụng ngắn hạn hay insulin tác dụng tức thời.
NPH insulin
NPH insulin được xác định là Isophane insulin dịch treo. Loại thuốc insulin này chỉ được sử dụng để tiêm dưới da. Theo Y học, nhóm NPH insulin còn có tên gọi khác là insulin NPH (Insulatard HM,Insulatard FlexPen).
Thông thường sau khi tiến hành tiêm NPH insulin khoảng từ 1 – 2 giờ đồng hồ, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Bên cạnh đó hiệu quả giảm đường huyết của loại thuốc này có thể kéo dài trong vòng 10 đến 16 giờ đồng hồ.
4. Insulin tác dụng dài
Insulin tác dụng dài đảm bảo cung cấp một lượng insulin cần thiết cho cơ thể hoạt động cả ngày. Thông thường insulin tác dụng dài sẽ được chỉ định sử dụng phối hợp, khi cần với loại với insulin tác dụng ngắn hạn hoặc loại insulin tác dụng tức thời.
Insulin glargine
Insulin glargine được xác định là một dạng tương đồng với hàm lượng và tính chất insulin người. Thuốc được sản xuất thông qua công nghệ tái tổ hợp DNA. Insulin glargine có tác dụng phóng thích chậm và giúp người bệnh ổn định suốt 24 giờ. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm dưới da. Insulin degludec và Insulin analog detemir.
Ưu điểm của nhóm thuốc insulin tác dụng dài là thời gian kéo dài tác dụng có thể lên đến 20 hoặc 22 giờ đồng hồ nên bệnh nhân chỉ cần tiêm một mũi insulin trong ngày.
5. Dạng hỗn hợp
Dạng hỗn hợp thường được yêu cầu sử dụng từ 2 đến 3 lần trong ngày và dùng trước mỗi bữa ăn. Những loại thuốc thuốc thuộc dạng hỗn hợp thường được sử dụng là Mixtard 30, NovoMix 30 Flexpe và Mixtard 30 FlexPen. Những loại thuốc này có cùng thời gian kéo dài tác dụng là 12 giờ.
Khi thêm các loại insulin vào quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần chú ý tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khoảng cách giữa bữa ăn và thời điểm tiêm thuốc có thể thay đổi dựa vào đặc tính của loại insulin đang dùng. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định phối hợp việc dùng thuốc cùng với bữa ăn.
Tham khảo thêm: Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng
Bắt đầu sử dụng insulin
Thông thường, khi dùng sulfonylurea, liều dùng thuốc sẽ giảm đi 50% và bệnh nhân chỉ uống thuốc vào buổi sáng. Thông thường việc sử dụng insulin sẽ bắt đầu với liều 0,1 UI/kg trọng lượng loại NPH, sử dụng thuốc bằng đường tiêm trước lúc đi ngủ.
Đối với insulin mixt (insulin hỗn hợp), bệnh nhân cần tiêm 2 mũi mỗi ngày. Liều dùng thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào mức HbA1c và/ hoặc mức glucose huyết tương đo được.
Điều chỉnh liều insulin
Điều chỉnh liều insulin khi bệnh nhân được chỉ định tăng liều dùng liệu pháp insulin lên đến mức 0,3 UI/kg trọng lượng hoặc tăng liều dùng thuốc sulfonylure lên đến mức tối đa mà lượng đường trong máu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Điều chỉnh liều insulin 2 lần/ tuần hoặc mỗi 3 – 4 ngày/ lần.
Cách sử dụng insulin
Trước khi sử dụng insulin, bệnh nhân cần tiến hành đo, xét nghiệm nhiều lần và ghi chú vào sổ mức glucose trong máu ở hiện tại để bác sĩ chuyên khoa kiểm soát lượng đường huyết của bạn, đồng thời ra toa thuốc với số lượng cần thiết.
Thông thường bệnh nhân bị đái tháo đường cần tiêm insulin ít nhất 2 lần/ ngày. Ở một số trường hợp khác, đặc biệt là trường hợp nặng, người bị đái tháo đường cần tiêm từ 3 – 4 lần/ ngày thì mới đủ để bệnh nhân kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiêm thuốc 2 lần mỗi ngày đối với insulin tác dụng trung bình hoặc insulin tác dụng ngắn hạn (trước khi ăn sáng và trước bữa cơm tối). Việc sử dụng insulin tác dụng ngắn hạn sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu vào buổi sáng và buổi chiều tối. Insulin tác dụng trung bình có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu cho cả buổi chiều và qua đêm.
Tiêm 3 lần mỗi ngày đối với insulin tác dụng ngắn hạn vào mỗi buổi sáng và trước bữa ăn chiều. Tiêm insulin tác dụng trung bình cho ban đêm. Tiêm nhiều lần mỗi ngày đối với insulin tác dụng ngắn hạn trước khi dùng bữa ăn chính và tiêm thuốc trước khi đi ngủ đối với insulin tác dụng trung bình.
Hiện nay có infusion pump – một loại máy bơm insulin cho bệnh nhân bị đái tháo đường được sử dụng phổ biến. Đưa vào da một lượng nhỏ insulin đủ để bệnh nhân bị đái tháo đường duy trì mức đường huyết bình thường bằng cách bơm liên tục. Ngoài ra bệnh nhân có thể tự điều chỉnh máy bơm insulin để gia tăng số lượng insulin được đưa vào cơ thể tùy theo nhu cầu. Chính điều này có thể giúp bệnh nhân ăn uống tự do hơn.
Ngoài ra còn có inhalation – một loại insulin dạng hít cũng đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đái tháo đường và cũng mang đến hiệu quả dung nạp insulin cao.
Việc đưa vào cơ thể quá nhiều insulin sẽ khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể bị phản ứng insulin kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng gồm: Tim đập nhanh, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, người run rẩy, mất định hướng, đói bụng, đổ mồ hôi, buồn nôn, đôi khi bất tỉnh, hôn mê, làm kinh.
Khi mới thêm insulin vào quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh cách tiêm và cách thay đổi liều lượng. Khi đã quen với tình trạng bệnh của bản thân sau một thời gian điều trị, bệnh nhân bị đái tháo đường có thể tự tăng giảm liều dùng thuốc để phù hợp hơn với nhu cầu.
Thông thường bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ít vận động và ăn nhiều hơn so với bình thường khi gia tăng insulin ngắn hạn. Ngược lại bệnh nhân bị đái tháo đường có thể vận động nhiều, làm được nhiều việc lao động chân tay và ăn ít hơn khi giảm insulin.
Tham khảo thêm: Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết
Kỹ thuật chích insulin
Các loại insulin hiện nay thường không giống nhau do có công dụng khác nhau. Chính vì thế bệnh nhân bị đái tháo đường tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều dùng insulin mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, trước khi sử dụng insulin, người bệnh cần kiểm tra nhãn hiệu trên loại thuốc để chắc chắn rằng bạn đang dùng đúng loại. Trong trường hợp cảm thấy insulin có dấu hiệu đặc sệt hoặc đục, bạn cần phải vứt bỏ chúng. Thông thường các insulin đều như sữa, không có dấu hiệu lợn cợn đóng hột.
Người bệnh cần lăn chai thuốc qua lại trong lòng bàn tay trước khi cho thuốc vào ống tiêm. Hoạt động này sẽ giúp dung dịch hòa đều, trừ trường hợp sử dụng insulin short-acting. Người bệnh cần lưu ý không nên lắc lọ thuốc quá mạnh. Bởi điều này có thể tạo bọt và khiến cho lượng thuốc hút vào có liều lượng không chính xác.
Trước khi lấy thuốc, người bệnh cần kéo ống tiêm lên sao cho lượng không khí đi vào ống tiêm bằng với số lượng insulin cần sử dụng. Sau đó cắm kim vào lọ, cuối cùng bơm không khí vào và hút thuốc.
Người bệnh cần mua và sử dụng ống chích phù hợp với phân lượng tiêm và loại insulin được sử dụng. Tốt nhất bạn nên dùng cố định ống tiêm của một nhà sản xuất để đồng đều về số lượng insulin mỗi lần được rút ra.
Việc sử dụng lại ống tiêm cũ không được khuyến khích. Tuy nhiên nếu việc sử dụng lại ống tiêm cũ là điều cần thiết trong thời điểm hiện tại, người bệnh cần sử dụng rượu cồn nhẹ nhàng chùi kim cho sạch hoặc đun kim trong nước sôi khoảng từ 2 – 3 phút để diệt khuẩn. Người bệnh cần lưu ý chỉ nên dùng lại kim cũ trong trường hợp cần thiết, không dùng đi dùng lại nhiều lần.
Phần bụng được xác định là nơi tiêm thuốc có hiệu lực nhanh nhất. Có thể tiêm thuốc ở phần mông, mặt sau của tay (vị trí tiêm có hiệu lực trung bình) và phần mặt trước của đùi (vị trí tiêm có hiệu lực chậm nhất). Người bệnh cần lưu ý không nên tập trung tiêm vào một chỗ. Bởi điều này có thể làm tổn thương tế bào mỡ và gây sẹo ngay tại vùng tiêm, làm cản trở quá trình hấp thụ của thuốc. Để phòng ngừa, bạn cần thay đổi chỗ tiêm.
Sau khi tiêm, dùng tay nhẹ nhàng xoa lên vị trí tiêm để thúc đẩy sự phân tán của thuốc. Người bệnh cần lưu ý tránh tiêm thuốc ở những khu vực có da bị dị ứng hoặc bị nhiễm độc, nổi ban đỏ.
Insulin là dược phẩm nên có khả năng tương tác với những loại dược phẩm khác. Chính vì thế trước khi sử dụng insulin cùng với bất kỳ loại thuốc điều trị nào, bạn cần trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu
Cách bảo quản insulin
Để đảm bảo các hoạt động của insulin diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý bảo quản thuốc theo hướng dẫn sau:
- Insulin nên được bảo quản ở những nơi không có nhiệt và ánh sáng. Tốt nhất bạn nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Hoặc bảo quản insulin ở những nơi có mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ dao động khoảng 13,33 độ C đến 26,67 độ C) nếu thuốc không được bảo quản trong tủ lạnh.
- Tránh đông lạnh insulin. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng nếu insulin bị đông, ngay cả khi thuốc đã được rã đông.
- Những chai insulin không sử dụng, bút tiêm insulin và hộp đựng cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dao động từ 2,22 độ C đến 7,78 độ C. Các loại insulin sẽ phát huy tác dụng tốt cho đến khi thuốc hết hạn in trên chai nếu được bảo quản hợp lý.
- Bút tiêm insulin và hộp đựng đang sử dụng gần đây cần được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng (nhiệt độ dao động khoảng 13,33 độ C đến 26,67 độ C).
Bài viết là thông tin cơ bản về các loại insulin hiện nay và cách dùng cho người tiểu đường. Tuy nhiên việc sử dụng các loại insulin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó người bệnh cần dùng loại insulin phù hợp, sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều và bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp để thuốc phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh và đảm bảo an toàn.
Có thể bạn quan tâm
- Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị
- Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!