Mẹ bị dị ứng sau sinh cần lưu ý những điều này

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mang thai và sinh con là một điều kỳ diệu đối với phụ nữ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui làm mẹ thì nhiều phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng bị dị ứng sau sinh hoặc xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngay khi đang mang thai.

Dị ứng sau sinh không phải là một vấn đề hiếm thấy. Tìm hiểu thêm một số thông tin về bệnh này để việc làm mẹ của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]
dị ứng sau sinh
Tìm hiểu một số nguyên nhân và cách khắc phục chứng dị ứng sau sinh

Lý do bạn bị dị ứng sau sinh

1 – Thay đổi nội tiết tố

Bệnh viện Cleveland cho biết trong khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ bị ức chế để cơ thể không từ chối tiếp nhận phôi thai đang hình thành. Hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động bình thường trở lại sau khi bạn sinh con.

Tờ New York Times cho biết thêm, có đến 80% phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố sau sinh. Và điều này gây ra một loạt các tác hại như dị ứng, ảnh hưởng đến làn da, ngoại hình và tâm lý. Do đó, cân bằng lại hệ thống nội tiết sau sinh là điều cần thiết để tránh các phản ứng tiêu cực.

2 – Dị ứng thời tiết

Dị ứng theo mùa rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm với thời tiết, thường bị phát ban và hình thành các đốm nhỏ màu hồng trên bụng. Điều này có thể xuất hiện cả trong lúc mang thai hoặc trong vài tuần sau khi sinh con.

3 – Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là một phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với một số loại thức ăn. Trung tâm Y tế trường Đại học Maryland cho biết có khoảng 2% người trưởng thành bị dị ứng với thực phẩm.

Tuy nhiên có đến 25% người cho rằng họ bị dị ứng với thực phẩm, kể cả các trường hợp sau sinh. Các phản ứng dị ứng thực phẩm thường gặp là nổi mề đay, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày, chóng mặt và một số triệu chứng ít gặp khác. Một số người có thể bị sưng cổ họng, tăng huyết áp, da và móng tay đổi màu. Trường hợp này cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

4 – Bệnh lý

Các vấn đề về tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị dị ứng sau sinh. Phụ nữ có thể bị nổi mề đay, stress khi tuyến thượng thận của họ hoạt động không tốt.

5 – Không cho con bú hoặc tiếp xúc với thuốc lá sớm

Trong một nghiên cứu trên 194 phụ nữ bị dị ứng sau sinh thì có 10% bà mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ, 25% tiếp xúc với khói thuốc lá hàng ngày. Do đó có thể thấy khói thuốc lá là một nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng sau sinh.

Ngoài ra, không cho con bú cũng là một nguyên nhân khiến phụ nữ bị dị ứng sau sinh.

Mặc dù các phản ứng dị ứng sau sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng cũng không làm ảnh hưởng đến em bé, nhưng chúng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của mẹ.

Điều trị dị ứng sau sinh

Thật may mắn là các triệu chứng dị ứng sau sinh có thể sẽ biến mất trong một vài tháng. Do đó, bạn có thể tìm kiếm các cách khắc phục tự nhiên để tăng tốc độ phục hồi.

1 – Sử dụng phương pháp tự nhiên

điều trị dị ứng sau sinh
Sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà để quá trình làm mẹ hoàn hảo hơn

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng:

Đây là cách đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi bị dị ứng sau sinh. Bạn cần xác định các nguyên nhân dị ứng và hạn chế tiếp xúc với chúng.

Các triệu chứng dị ứng nhẹ có thể biến mất vài ngày sau đó, tuy nhiên đối với một số người có cơ địa mẩn cảm có thể cần nhiều thời gian hơn.

Bổ sung sức mạnh của men vi sinh:

Sự mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch gây ra việc dị ứng sau sinh. Do đó nhiều chuyên gia cho rằng sức mạnh của men vi sinh có thể cân bằng hệ thống miễn dịch.

Bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học, bạn có thể ổn định các tế bào trong cơ thể và hạn chế các triệu chứng dị ứng.

2 – Sử dụng kem dưỡng ẩm

Website SkinSight cho biết cứ 200 phụ nữ mang thai thì sẽ có một người bị nổi mề đay ở ngực, cánh tay và chân. Trong trường hợp tình trạng này không quá nghiêm trọng, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để giảm ngứa.

3 – Điều trị bằng thuốc chống dị ứng

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các phản ứng sốc phản vệ như buồn nôn, chóng mặt.

Bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc chống dị ứng như hydrocortisone hoặc diphenhydramine có thể làm giảm khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Nhiều bà mẹ có nguy cơ bị dị ứng sau sinh mà không biết cách để khắc phục chúng. Bạn có thể đến bệnh viện để nhận được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ tiềm ẩn để giảm tình trạng dị ứng sau sinh.

Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ít cho bạn. Thuocdantoc.vn không đưa ra chẩn đoán y khoa hay phương pháp điều trị thay cho lời khuyên của bác sĩ.

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]
Áp dụng các cách tắm nước muối giúp trị ngứa, chữa dị ứng hiệu quả

Hướng dẫn cách tắm nước muối trị ngứa, chữa dị ứng cực chuẩn

Chữa dị ứng, ngứa bằng nước muối là một phương pháp dân gian khá quen thuộc và hiệu quả đã...

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Dị ứng sâu bướm: Những thông tin nên biết để điều trị

Sâu bướm tưởng chừng vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng ở nhiều người....

Một số loại hóa chất trong nước hồ bơi có thể gây ra tình trạng dị ứng.

Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất

Dị ứng nước là tình trạng làn da bị mề đay, mẩn ngứa tạm thời do tiếp xúc với nước...

Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Dị ứng Paracetamol có thể khiến bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều phản ứng dị ứng ngoài da nguy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.