Dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng cà phê và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng cà phê là tình trạng cơ thể phản ứng lại với các chất có trong loại đồ uống này. Mặc dù không diễn ra phổ biến, song tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Chính vì thế người bệnh không thể chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác tình trạng dị ứng cà phê và cách xử lý an toàn, hiệu quả.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Cà phê có công dụng thúc đẩy năng lượng, tăng cường sự tỉnh táo. Phản ứng dị ứng cà phê thực chất khá hiếm gặp, ít tài liệu y học gần đây đề cập đến chứng dị ứng này, mặc dù một số trường hợp đã xảy ra.

Nguyên nhân dị ứng cà phê

Dị ứng với cà phê nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung thực sự là do phản ứng của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch nhận diện các hợp chất trong cà phê là “kẻ xâm lược”. Do đó, nó sẽ phản ứng tương tự như phản ứng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất bảo vệ như histamin để cô lập và tiêu diệt “kẻ xâm lược”. Kết quả của quá trình này là triệu chứng dị ứng cà phê.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến dị ứng. Đầu tiên, trong hạt cà phê có chứa nhiều chất như thuốc trừ sâu, hóa chất trong trồng trọt hoặc vận chuyển. Những người uống cà phê cùng với sữa hoặc kem có thể phản ứng do dị ứng sữa, không dung nạp lactose.

Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Journal of Toxicology and Environmental Health, hạt cà phê có thể bị nhiễm độc tố mycotoxin do nấm mốc trên hạt. Những độc tố này tồn tại qua quá trình rang, xay và có mặt trong cà phê gây ra phản ứng dị ứng.

dị ứng cà phê
Dị ứng cà phê có nhiều dấu hiệu tuy nhiên nó khác biệt với nhạy cảm cà phê hay uống quá nhiều cà phê

Triệu chứng

Dị ứng cà phê thực sự có thể gây nên những triệu chứng nghiêm trọng trong cơ thể, thường là trong những giờ đầu sau khi uống cà phê. Các triệu chứng ảnh hưởng đến một hoặc nhiều vùng trong cơ thể và có thể dần tồi tệ hơn theo thời gian.

Triệu chứng dị ứng cà phê bao gồm:

  • Phát ban da, nổi mẩn đỏ
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Khó nuốt
  • Khó thở, thở khò khè
  • Ho
  • Đau bụng
  • Giảm màu da
  • Xung huyết hoặc giảm huyết áp đột ngột
  • Chóng mặt, mất ý thức

Trong đó, biểu hiện dị ứng nặng nhất là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không chữa trị kịp thời. Sốc phản vệ gây nên sưng họng, sưng miệng, chặn đường hô hấp, ảnh hưởng xấu đến nhịp tim và huyết áp.

Dị ứng cà phê khác với nhạy cảm cà phê

Nhiều người thường nhầm lẫn nhạy cảm cà phê với dị ứng cà phê. Nhạy cảm với cà phê có triệu chứng riêng nhưng thường nó không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng của nhạy cảm cà phê bao gồm:

  • Cảm giác lo âu, khó chịu
  • Cáu gắt
  • Lo lắng, căng thẳng
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Đau bụng
  • Tăng nhịp tim, huyết áp
  • Co thắt cơ

Những triệu chứng này sẽ biến mất nếu như người đó ngừng uống cà phê.

Nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng nhạy cảm với cà phê có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như cà phê có thể làm ợ nóng, khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn. Caffein cũng là nguyên nhân gây giãn cơ vòng ở đầu dưới của ống dẫn thức ăn, khiến rò rỉ axit dạ dày.

Dị ứng cà phê khác với uống quá nhiều cà phê

Dị ứng cà phê thường xuyên bị nhầm lẫn với việc uống quá nhiều cà phê. Thông thường, lượng cà phê được khuyến cáo ở người lớn là khoảng 400mg mỗi ngày (khoảng 4 ly cà phê). Uống quá nhiều cà phê có thể gây nên tình trạng:

  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Tê ở tứ chi
  • Đau cơ
  • Khó thở
  • Thay đổi tâm trạng, tức giận, trầm cảm
  • Đau đầu hoặc đau toàn bộ đầu
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Một số triệu chứng như cảm cúm
  • Hoảng sợ, ảo tượng, ảo giác.

Mặc dù rất hiếm nhưng uống quá nhiều cà phê cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Dù là bị dị ứng cà phê, nhạy cảm hay uống quá nhiều cà phê thì ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh cũng nên thông báo với bác sĩ, chuyên gia để nhận sự can thiệp y tế.

Điều trị dị ứng cà phê

Dị ứng cà phê thường khó chẩn đoán vì đây là tình trạng hiếm gặp. Bác sĩ chuyên môn có thể thực hiện cuộc kiểm tra da bằng cách cho một số lượng nhỏ chất gây dị ứng lên cánh tay của bạn, theo dõi cánh tay để xem những phản ứng. Nếu cánh tay xuất hiện tấy đỏ, ngứa hoặc đau tại chỗ thì có thể xác nhận dị ứng cà phê.

khắc phục dị ứng cà phê
Tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục các triệu chứng dị ứng đúng đắn

Trong trường hợp bị ngứa, sưng, nổi mề đay, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, cách duy nhất để cải thiện và ngăn ngừa dị ứng là hãy ngừng uống cà phê và những thực phẩm chứa caffein như trà, nước ngọt, chocolate, nước tăng lực, vitamin bổ sung, thuốc không theo đơn Excedrin Migraine.

Trong trường hợp bạn dựa vào caffein để tăng cường năng lượng thì hãy cân nhắc một số cách khác như:

  • Tăng hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi ngày.
  • Ngủ ít hơn 7 – 9 giờ là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi vào buổi sáng. Do đó nên tập thói quen ngủ đúng và đủ giờ. Đồng thời nên tắt tivi và những thiết bị điện tử khác để giấc ngủ được sâu hơn.
  • Bổ sung vitamin như vitamin B, tyrosine và rhodiola rosea có thể giúp cơ thể tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin, đặc biệt là nếu bạn đang uống thuốc theo toa.

Ngăn ngừa

Như đã nói trên, những người bị dị ứng cà phê nên loại bỏ cà phê và những thực phẩm chứa caffein ra khỏi chế độ ăn uống. Do đó, bạn nên:

  • Kiểm tra nhãn của các loại thực phẩm để đảm bảo nó không chứa caffein.
  • Một số thuốc giảm đau có chứa caffein, do đó bạn hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng của mình để thay thế bằng một loại thuốc khác.
  • Trà thảo dược khô, hạt rau diếp cá xoăn,…có thể được dùng thay thế cà phê dành cho người nhạy cảm. Nhưng một số loại trà cũng có chứa caffein, mặc dù ít nhưng vẫn có thể gây dị ứng nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Nếu như có bất cứ câu hỏi gì về chứng dị ứng cà phê, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Những thông tin trên đây không phải chẩn đoán hay thay thế cho phương pháp điều trị của bác sĩ. 

ĐỪNG BỎ LỠ:

Gội đầu bằng sả trị rụng tóc, dưỡng tóc bóng mượt

Không phải hiển nhiên sả được cả hai nền y học chứng minh và công nhận là nguyên liệu có...

Tìm hiểu về mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu

Bệnh zona thần kinh và thủy đậu liên quan tới nhau?

Mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu là gì? Cần làm gì để ngăn ngừa nguy...

Kem bôi nào trị chàm sữa phổ biến hiện nay?

11 loại kem bôi trị chàm sữa phổ biến hiện nay

Lựa chọn một loại kem bôi trị chàm sữa không phải là điều dễ dàng với các bà mẹ. Bởi...

Nhiều người thắc mắc, liệu mắc bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?

Mắc bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?

Bệnh nhân vảy nến nên tránh ăn thịt gà và những loại thực phẩm giàu protein khác. Các loại thực...

Mẹ bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Mề đay là phản ứng của da với các chất gây dị ứng. Trong thời kỳ mang thai, do cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.