Dị ứng hạt mè (hạt vừng): Căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng hạt mè (hạt vừng) có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, nhất là chúng có thể gây sốc phản vệ, làm nguy hiểm đến tính mạng của người bị dị ứng. Tìm hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp người bệnh nhận biết được các triệu chứng dị ứng, từ đó có thể đề ra được các biện pháp điều trị kịp thời trong trường hợp không may mắc phải tình trạng này.

I/ Các thông tin cần biết về dị ứng hạt mè

Theo thống kê, các trường hợp bị dị ứng hạt mè (hạt vừng) ngày càng có xu hướng tăng lên và bất cứ ai cũng có thể mắc phải vấn đề này. Nguyên nhân gây nên tình trạng này được cho là do sự gia tăng ngày càng nhiều của các sản phẩm có chứa vừng và dầu mè.

Mặc dù chúng đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được dùng với nhiều mục đích khác nhau như là nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến nhiều món khác nhau… Nhưng với những người có cơ địa nhạy cảm, bị kích ứng với các thành phần có trong dầu mè thì nó lại chính là nỗi ám ảnh, vì dị ứng hạt mè làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của họ.

"Tìm

Dị ứng hạt mè là gì?

Cũng tương tự như các bệnh dị ứng nói chung, dị ứng hạt mè xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần có trong hạt vừng. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng một lượng các chất hóa học để kháng lại những thành phần có trong hạt mè. Trong trường hợp các chất này được tiết ra quá nhiều sẽ gây ra các phản ứng dị ứng.

Tìm hiểu thêmNhững thực phẩm dễ gây dị ứng bạn nên biết

Dị ứng hạt mè gây ra các triệu chứng nào?

Vì hạt mè, dầu mè được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, do đó dù bạn có cẩn thận đến đâu thì cũng sẽ có nguy cơ mắc phải dị ứng. Bạn có thể tự kiểm tra xem mình có phải bị dị ứng hạt mè hay không bằng cách dựa vào những biểu hiện dưới đây:

  • Khó thở.
  • Ho.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác ngứa trong miệng và cổ họng.
  • Nổi mề đay.
  • Đau bụng.
  • Mặt đỏ bừng.

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà dị ứng hạt vừng sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau, các triệu chứng bệnh cũng sẽ khác nhau. Với những trường hợp bị dị ứng nặng, các phản ứng dị ứng hoạt động quá mạnh bạn có thể bị sốc phản vệ. Đây được xem là triệu chứng dị ứng nặng nề nhất, chúng có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải những vấn đề khác mà không được chúng tôi đề cập trên đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin về vấn đề này.

Ai có nguy cơ cao bị dị ứng hạt mè?

Đa số các trường hợp bị dị ứng hạt vừng đều mắc bệnh từ thuở ấu thơ nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng vì ai cũng có thể bị dị ứng. Đặc biệt, với các đối tượng sau, họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:

  • Bị dị ứng với các loại thực phẩm khác.
  • Những trường hợp bị bệnh chàm nặng.
  • Các đối tượng có cha hoặc mẹ đã từng bị dị ứng hạt mè.

Tham khảo thêm: Bệnh Dị Ứng Thực Phẩm Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

II/ Chẩn đoán và điều trị dị ứng hạt mè

Với tất cả các loại dị ứng nói chung, nếu được chữa trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh gặp các vấn đề nghiêm trọng, bị dị ứng hạt mè cũng không ngoại lệ. Thông thường, bệnh sẽ được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp như sau:

Chẩn đoán

Nếu bạn thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường sau khi dùng hạt mè hoặc dầu mè, hãy liên hệ với các bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị. Lúc này, các bác sĩ sẽ phải dựa vào các triệu chứng mà bạn gặp phải cộng với việc tìm hiểu tiền sử bệnh lý của bạn để đưa ra những kết luận ban đầu.

Sau đó, các phương pháp xét nghiệm dị ứng sẽ được chỉ định để chẩn đoán bệnh cho bạn. Các xét nghiệm thường được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Xét nghiệm dị ứng: Với xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ cho bạn ăn một ít dầu mè hoặc hạt vừng, liều lượng sử dụng sẽ tăng dần lên cho tới khi thấy cơ thể bạn có biểu hiện của dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Đây cũng là một cách có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán xem bạn có bị dị ứng hạt mè hay không. Bằng các thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để tìm các kháng nguyên trong máu, từ đó đưa ra những kết luận về tình trạng bệnh của bạn.
cách điều trị dị ứng hạt mè
Dị ứng hạt vừng cần được điều trị đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Điều trị dị ứng hạt vừng

Với những người không may bị dị ứng hạt mè nhưng ở mức độ nhẹ, họ sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin không kê đơn. Nhưng nếu bệnh nặng, bạn cần phải dùng đến thuốc Epinephrine – một dạng thuốc tiêm được pha sẵn cho bạn. Tùy vào mức độ phản ứng mà liều lượng dùng thuốc cũng sẽ được quy định khác nhau.

Vì các loại thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó bạn chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.

III/ Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa dị ứng hạt vừng

Hạt mè và dầu mè thường được sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau, nó có thể có mặt ở trong các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, bánh kẹo, thuốc uống, các chất tẩy rửa… Do đó, để chắc chắn mình không sử dụng đúng các loại sản phẩm chứa dầu mè, hãy đọc kỹ các thông tin được ghi trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng cần phải cẩn trọng hơn trong việc chế biến món ăn và cách ăn uống hàng ngày. Hãy tránh xa những món ăn có chứa dầu mè hoặc hạt vừng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Bên cạnh đó, nếu bị dị ứng dầu mè thì có khả năng cao là bạn cũng sẽ bị dị ứng với các loại thực phẩm khác như lúa mạch đen, hạt óc chó, quả hạnh nhân,… vì thế bạn cũng nên cẩn thận khi lựa chọn các thực phẩm này để sử dụng.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

Ngoài việc điều trị dị ứng bằng cách dùng thuốc uống và thuốc tiêm, người bệnh cũng có thể cân nhắc áp dụng một số biện pháp điều trị dị...

Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa

Một số thành phần trong nước hoa có thể khiến bạn bị dị ứng dẫn đến buồn nôn, đau đầu,...

Tìm hiểu về các loại dị ứng da và cách điều trị

Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay

Viêm da tiếp xúc, dị ứng với ánh nắng mặt trời, dị ứng mỹ phẩm, bị mề đay cấp tính…...

Dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng cà phê và cách điều trị

Dị ứng cà phê là tình trạng cơ thể phản ứng lại với các chất có trong loại đồ uống...

Dị ứng bạc hà: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạc hà vốn từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý từ tự nhiên. Tuy nhiên,...

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *