Phác đồ điều trị viêm da dị ứng chi tiết nhất
Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng và rất dễ tái phát. Việc áp dụng phác đồ điều trị viêm da dị ứng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh hiệu quả và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về phác đồ điều trị viêm da dị ứng.
Phác đồ điều trị viêm da dị ứng
Đại cương
Viêm da dị ứng là một trong những thương tổn ngoài da bùng phát do cơ địa của bệnh nhân bị dị ứng. Đặc trưng chính của viêm da dị ứng là tình trạng quá mẫn tức thời với sự có mặt của IgG, hiện tượng quá mẫn, sự tham gia của tế bào T đặc hiệu.
Chẩn đoán
Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn. Do đó viêm da dị ứng thường được chẩn đoán dựa theo những triệu chứng theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn da nổi hồng ban, phù nề, da bị ngứa rải rác.
- Giai đoạn xuất hiện bọng nước trên bề mặt da.
- Giai đoạn da rỉ nước, vỡ bọng nước và có tình trạng bội nhiễm trên bề mặt. Một số trường hợp thương tổn có thể dẫn đến tình trạng chốc lở ngoài da.
- Giai đoạn da đóng vảy thường gặp ở những bệnh nhân viêm da dị ứng kéo dài, mắc bệnh đã lâu, da có các mảng lichen hóa xuất hiện.
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán, bao gồm:
- Thực hiện test lẩy da (Prick test).
- Tiến hành phản ứng thoát hạt tế bào mast, tiêu bạch cầu đặc hiệu để giúp phát hiện kháng thể, kháng nguyên đặc hiệu dựa trên mức độ vỡ tế bào.
- Thực hiện test áp da.
- Tiến hành định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu với dị nguyên.
Ngoài ra bệnh nhân viêm da dị ứng có thể được chỉ định thêm những chẩn đoán phân biệt để giúp tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác có những triệu chứng tương tự.
Tiến triển
- Viêm da dị ứng là bệnh lý thường tiến triển theo từng đợt.
- Bệnh thường khởi phát với các đợt mạn tính.
- Sau một thời gian tiến triển lặp đi lặp lại kéo dài, bệnh sẽ bắt đầu chuyển sang mạn tính.
Tiên lượng viêm da dị ứng
- Bệnh thường bắt đầu sớm ở trẻ nhỏ (trước 1 tuổi).
- Đa số trường hợp bản thân bệnh nhân và tiền sử gia đình đã từng có viêm da dị ứng hoặc các bệnh ngoài da khác.
- Bệnh nhân có các vấn đề về dị ứng, kích ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
- Bội nhiễm và chăm sóc da kém cũng là một trong những yếu tố khiến cho viêm da dị ứng dễ tiến triển xấu.
Biến chứng viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:
- Nhiễm khuẩn do tụ cầu trùng tại những vị trí sang thương da do vỡ bóng nước, rỉ dịch tiết trên bề mặt. Tại vị trí tổn thương trên da có thể dẫn đến đau, tấy đỏ, có mủ. Bệnh nhân nhiễm khuẩn thường xuất hiện các hạch ngoại vi to ở một số vị trí trên cơ thể. Kèm theo đó là tình trạng đau, đôi khi sốt.
- Tình trạng bội nhiễm do virus tại những vùng da có mụn nước, bọng nước gây đau, rát. Một số trường hợp viêm da dị ứng có thể kèm theo tình trạng hoại tử trên da.
Điều trị viêm da dị ứng
Nguyên tắc
Điều trị viêm da dị ứng theo phác đồ cần tuân thủ một số nguyên tắc nhằm giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất. Những nguyên tắc này bao gồm:
- Phối hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.
- Thực hiện điều trị đúng hướng theo từng giai đoạn của bệnh.
- Kết hợp giữa điều trị và dinh dưỡng hợp lý.
Biện pháp điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ thường áp dụng các biện pháp chống viêm với những loại thuốc phù hợp. Tùy trường hợp mà có thể xem xét các loại thuốc như:
- Kem Dermovat 0,05% 15 gram bôi 2 lần mỗi ngày trên những vùng da tổn thương phẳng và khô.
- Kem Locatop 0,1% 30 gram bôi 2 lần mỗi ngày trên những vùng da tổn thương và rỉ dịch.
- Eumuvat (clobetasone) 0,05 5 gram bôi 2 lần mỗi ngày trong thời gian 4 tuần (chỉ định cho trẻ nhỏ).
Điều trị chống bội nhiễm
Điều trị bội nhiễm tại chỗ tùy theo từng trường hợp mà có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch sát trùng vệ sinh da, các loại kem mỡ dùng trên da, kem mỡ kháng sinh. Một số loại thuốc thường được điều trị chống bội nhiễm bao gồm:
- Dung dịch vệ sinh da, sát trùng tại chỗ với Cyteal 5ml pha với 5l nước sạch để sát trùng vùng da tổn thương, vệ sinh da với nước ấm.
- Sử dụng Triderm dạng mỡ bôi ngoài da từ 2 lần mỗi ngày, kéo dài trong thời gian 4 tuần, bao gồm những trường hợp bội nhiễm do vi nấm ngoài da.
- Điều trị bằng các loại thuốc mỡ kháng sinh như Fucidin, Bactroban, Bacxitracin,… dùng bôi tại chỗ ngày 2 lần cho đến khi vùng da lành và giảm thương tổn.
Điều trị khô da
Điều trị khô da là một trong những biện pháp ngăn ngừa tình trạng ngứa, nứt nẻ, bội nhiễm. Tùy theo những trường hợp khô da mà bệnh nhân có thể được chỉ định các loại sản phẩm dưỡng da như:
- Bride heel bam.
- Ellgy H2O.
- Syphioge.
- Hồ nước.
- Hồ Brocq.
Điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân thường sử dụng các loại thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa ngoài da:
- Chlopheniramin với liều dùng 4mg, mỗi ngày 2 lần, dùng trong 7 – 14 ngày.
- Loratadin liều dùng 10 mg sử dụng 1 – 2 viên mỗi ngày.
- Telfast (fexofenadine) là một trong những loại thuốc dùng với liều 180mg liều dùng mỗi ngày 1 viên. Sử dụng vào buổi sáng kết hợp với Atarax 25mg uống 1 viên vào mỗi tối. Ngoài ra có thể sử dụng Telfast với liều dùng 60mg dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên.
Một số hướng điều trị khác
- Điều trị viêm da dị ứng với liệu pháp ánh sáng đối với những tổn thương có lichen hóa, bệnh chuyển sang mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Tùy trường hợp mà bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng UVA, UVB, tia Laser và một số loại thuốc khác.
- Điều trị với các loại thuốc ức chế miễn dịch bao gồm: Azathioprin, Corticoid, Tacrolimus,…
Biện pháp phòng tránh
Các biện pháp phòng tránh cần kết hợp song song với điều trị và áp dụng thường xuyên sau điều trị để tránh bệnh tái phát:
- Phòng tránh tái phát với các biện pháp giữ ẩm da với các loại xà phòng phù hợp, các sản phẩm giữ ẩm ngoài da.
- Áp dụng các biện pháp phòng tránh yếu tố kích thích, giảm stress.
- Điều trị sớm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… để tránh bùng phát các biểu hiện viêm da dị ứng.
Thông tin về phác đồ điều trị viêm da dị ứng mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn và chẩn đoán của bác sĩ. Bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm khi có những triệu chứng bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm Da Dị Ứng Mạn Tính Và Cách Điều Trị
- Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!