Dị ứng kiwi: Tất cả những thông tin bạn cần nắm rõ

Kiwi là loại trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể, do đó ăn kiwi thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhưng loại quả này lại có thể gây ra nhiều vấn nguy hiểm đối với những người bị dị ứng với nó. Tìm hiểu rõ những thông tin về tình trạng này sẽ giúp bạn xác định được các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời có thể chủ động đưa ra các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho chính bản thân mình.

Thông tin cần biết về hiện tượng dị ứng kiwi

Kiwi là trái cây giàu vitamin và khoáng chất được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng đối với những người dị ứng kiwi thì đây là loại trái cây cần “né”. Thông tin chi tiết về hiện tượng dị ứng kiwi sẽ giúp bạn có được biện pháp phòng tránh và khắc phục.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Nguyên nhân gây nên dị ứng kiwi là gì?

Cũng giống như các bệnh dị ứng nói chung, dị ứng kiwi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất có trong loại quả này. Ở những người bị dị ứng kiwi, hệ miễn dịch của họ sẽ nhầm tưởng một loại protein trong trái cây là các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ làm kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể giải phóng histamine và tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập ấy. Kết quả là gây ra tình trạng dị ứng.

Các thông tin cần biết về dị ứng kiwi
Các thông tin cần biết về dị ứng kiwi

Triệu chứng dị ứng kiwi?

Các triệu chứng của dị ứng kiwi sẽ biểu hiện ở những mức độ khác nhau tùy vào bạn bị dị ứng nặng hay nhẹ. Thông thường, bạn sẽ gặp phải các vấn đề như:

  • Có cảm giác ngứa ở vùng miệng, môi, lưỡi.
  • Da bị nổi mẩn đỏ.

Ngoài ra, dị ứng kiwi còn có thể gây ra các vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Hãy liên hệ ngay với các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở.
  • Miệng, cổ họng bị sưng.
  • Tê lưỡi.
  • Bị đau bụng dữ dội.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Nôn, tiêu chảy.
  • Bị tụt huyết áp.
  • Sốc phản vệ.

Một số trường hợp có thể mắc phải hội chứng dị ứng vùng miệng. Tình trạng này khiến cho cổ họng của người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gây sưng và phát ban da ngay cả khi họ chỉ ăn một lượng nhỏ kiwi hoặc các loại trái cây gây dị ứng khác.

Yếu tố rủi ro

Nếu bạn dị ứng với kiwi thì khả năng cao là bạn sẽ bị dị ứng với nhiều loại trái cây và các thực phẩm khác. Vì có nhiều loại trái cây chứa các chất tương tự như các chất gây dị ứng trong kiwi. Những loại trái cây có thể kể đến bao gồm:

  • Quả oliu.
  • Hạt mè.
  • Lúa mì và lúa mạch đen.
  • Bơ.
  • Chuối.
  • Táo.
  • Ớt.
  • Cà chua.
  • Phấn hoa.
  • Mủ cao su.
  • Quả dứa.
  • Hạt anh túc.

Ngoài ra, có nhiều loại trái cây và các thực phẩm khác nữa có thể gây dị ứng cho bạn mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho bản thân, hãy thật cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm để sử dụng.

Chẩn đoán và điều trị dị ứng kiwi

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị ứng kiwi
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị ứng kiwi

Chẩn đoán

Để xác định xem bạn có thật sự bị dị ứng kiwi hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng mà bạn đang gặp phải để đưa ra những chẩn đoán ban đầu. Sau đó để chắc chắn hơn, bạn sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt. Những biện pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm dị ứng.
  • Xét nghiệm máu.

Điều trị

Đa số các trường hợp bị dị ứng đều được chỉ định các biện pháp điều trị tương tự nhau, dị ứng kiwi cũng vậy. Thông thường với những người bị dị ứng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng không kê đơn. Chúng sẽ làm giảm nhanh chóng các triệu chứng dị ứng mà bạn đang mắc phải.

Tuy nhiên, nếu dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc kháng histamine mạnh hơn hoặc sẽ được chỉ định sử dụng Epinephrine – một dạng thuốc tiêm có sẵn. Thuốc này cũng sẽ được dùng để điều trị nhiều dạng dị ứng khác, do đó nếu cơ thể của bạn nhạy cảm và thường hay bị dị ứng thì bạn nên mang theo Epinephrine bên mình để đề phòng.

Cách ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng kiwi

Vì kiwi ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món ăn hoặc các thức uống giải khát, do đó bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây để tránh nguy cơ mắc bệnh cho bản thân:

  • Nếu kiwi ở dạng thô, các protein có trong thành phần đã bị giảm đi thì bạn có thể xem xét sử dụng. Tuy nhiên, khi tình trạng dị ứng trầm trọng thì bạn cần phải tránh xa chúng.
  • Hãy nói với những người thân trong gia đình, bạn bè hoặc các nhân viên phục trong nhà hàng về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Họ sẽ có những hướng giải quyết giúp bạn tránh được tình trạng dị ứng trong vấn đề ăn uống.
  • Thận trọng khi ăn các loại trái cây có các chất tương tự kiwi như chuối, bơ, hạt dẻ… Vì dị ứng kiwi cũng sẽ làm tăng nguy cơ bạn bị dị ứng với các loại thực phẩm này.
  • Khi sử dụng bất cứ một sản phẩm nào có liên quan đến trái cây, bạn cũng cần phải đọc kỹ thành phần có ghi trên bao bì.
  • Có tới 6 loại kiwi, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ các đặc điểm của tất cả các loại này. Cách này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng nhận diện được sự có mặt của chúng trong các món salad hoặc các đĩa trái cây để tránh xa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì?

Những trường hợp viêm da dị ứng trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến...

Bị mẩn ngứa kiêng ăn gì để phòng tránh?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng...

dị ứng hải sản ở trẻ

Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong đó, hiện tượng dị ứng hải sản...

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan...

Những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng ở mắt và biện pháp điều trị

Nếu mắt bị ngứa, đỏ, chảy nước mắt hoặc nóng rát thì rất có khả năng bạn bị dị ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.