Mẹ bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay là phản ứng của da với các chất gây dị ứng. Trong thời kỳ mang thai, do cơ thể nhạy cảm hơn bình thường nên các bà bầu dễ bị nổi mề đay hơn thông thường (kể cả khi họ chưa bị mề đay lần nào trong đời). Mẹ bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

mẹ nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi
Mẹ bầu bị nổi mề đay có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?

Bị nổi mề đay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Mề đay thường khởi phát bằng một mảng da đỏ hoặc hồng và nổi gờ lên trên bề mặt da, phân định rõ ràng với vùng da lân cận kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (có thể là thức ăn, thời tiết, lông da động vật, khói bụi, thuốc…).

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ dễ nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường nên dễ bị mề đay hơn thông thường. Tình trạng trên phổ biến hơn ở đối tượng sinh con lần đầu và ít khi tái phát trong các đợt mang thai tiếp theo.

Trong y khoa, chưa có ghi nhận trường hợp mề đay ở mẹ ảnh hưởng lên sức khỏe của bé. Do vậy, các mẹ bầu bị mề đay khi mang thai không cần quá lo lắng vì bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thông thường, mề đay xuất hiện lốm đốm, rải rác ở một số bộ phận trên cơ thể và có thể tự khỏi mà không cần biện pháp can thiệp. Nếu mề đay nổi nhiều, dày, gây khó chịu hoặc mề đay là triệu chứng của bệnh lý khác, việc thăm khám và dùng thuốc điều trị cũng nên được cân nhắc. Tuy vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc theo đúng kê đơn của chuyên gia và tránh dùng thuốc uống để hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực lên thai nhi.

Xem thêm: Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Bị mề đay khi mang thai cần làm gì?

Có nhiều cách khắc phục tình trạng da nổi mề đay khi mang thai, giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp tại nhà sau đây:

  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng: Mề đay thường khởi phát khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Do đó, điều đầu tiên cần làm là xác định các chất có nguy cơ gây dị ứng và tránh xa chúng.
  • Dưỡng ẩm da: Một làn da đủ ẩm sẽ giúp bạn đẩy lùi những vấn đề không mong muốn, bao gồm cả mề đay. Các bà bầu nên thoa kem dưỡng ẩm 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Tắm bột yến mạch, baking soda hoặc nước trà xanh: Biện pháp trên giúp làm dịu tổn thương trên bề mặt da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
bị mề đay khi mang thai có nguy hiểm cho bé
Tắm bột yến mạch, baking soda hoặc nước trà xanh giảm ngứa ngáy khó chịu khi bị mề đay.
  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm dịu da do kích ứng, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các nốt mẩn ngứa. Vì vậy, khi bị mề đay, bạn nên dùng khăn mềm ngâm trong nước lạnh rồi áp lên da trong khoảng 15 – 30 phút. Thực hiện cho đến khi mề đay, mẩn ngứa lặn xuống.
  • Mặc quần áo cotton mềm: Quần áo ôm sát người, trang phục làm từ chất liệu nóng, bí có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu. Tốt nhất, bạn nên chọn quần áo được may từ chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt.
  • Ăn thực phẩm có tính mát.
  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ: Nhiều người kiêng nước khi bị mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, nên tránh thực hiện. Khi tắm, nên chọn sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, tránh sản phẩm có hương quá nồng hoặc chứa nhiều hóa chất mạnh.
  • Dùng thuốc: Với trường hợp mề đay nổi dày, lâu biến mất và gây ngứa dữ dội, bạn có thể dùng thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn được bán sẵn ở các tiệm thuốc tây.  Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ kê cho bạn một số kem, thuốc mỡ bôi da, thuốc steroid giảm ngứa với nồng độ thấp và không cho bạn dùng thuốc uống. Dù ở bất kỳ dạng thức sử dụng nào, bạn cũng chỉ nên dùng sản phẩm được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn.

Tóm lại, nổi mề đay khi mang thai không gây nguy hiểm lên sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên chủ động can thiệp bằng các biện pháp tại nhà để giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và giúp mề đay chóng lặn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?

Ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý, triệu chứng ngứa ngáy...

Mẹo chữa mẩn ngứa bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian

Chữa mẩn ngứa bằng lá khế mà phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Biện pháp trên giúp...

Bị nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm dưới da trước các tác nhân gây dị ứng. Bệnh xuất hiện...

Mề đay mẩn ngứa sau sinh

Nổi Mề Đay Sau Sinh: Nguyên Nhân và Cách Trị Hiệu Quả

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến mà bà mẹ nào cũng có thể gặp phải. Không...

Nổi mẩn ngứa ở nách là gì? Nguyên nhân hình thành

Nổi mẩn ngứa ở nách: Nguyên nhân, cách trị và lưu ý

Nổi mẩn ngứa ở nách gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của...

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic

Bị nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Nổi mề đay khi ra nhiều mồ hôi có thể là biểu hiện rõ nét của căn bệnh mề đay...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *