Chế độ ăn uống và những thực phẩm tốt cho dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày vào chế độ ăn sẽ giúp cho dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ chữa trị các bệnh đường tiêu hóa. Đồng thời nó cũng là chìa khóa để bạn luôn duy trì một sức khỏe tốt.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn tốt cho dạ dày

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống tốt cho dạ dày chính là chìa khóa để bạn bảo vệ sức khỏe tiêu hóa. Ăn uống lành mạnh sẽ làm giảm áp lực co bóp cho dạ dày. Từ đó phòng tránh được những tác động xấu lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa.

thực phẩm tốt cho dạ dày
Bổ sung những thực phẩm tốt sẽ giúp cho dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn

Đặc biệt nếu không may mắc các bệnh về dạ dày hay đường tiêu hóa thì người bệnh càng cần phải cẩn trọng hơn trong chế độ ăn. Ăn uống lành mạnh là liều thuốc tự nhiên không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh. Một chế độ ăn uống tốt cho dạ dày cần duy trì các nguyên tắc sau đây:

  • Chứa các thực phẩm lành mạnh, tốt cho dạ dày
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây hại, khiến dạ dày phải làm việc nhiều
  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, có thể chia nhỏ 1 ngày làm nhiều bữa
  • Không nên để bụng quá đói hay ăn quá no

TOP 7 thực phẩm tốt cho dạ dày nên bổ sung

Bổ sung các loại thực phẩm có lợi không chỉ hữu ích cho sức khỏe mà còn làm giảm áp lực co bóp cho dạ dày và đường ruột. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm còn giúp tăng cường lợi khuẩn, chống viêm và hỗ trợ sửa chữa tổn thương ở đường tiêu hóa. Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống:

1. Các loại rau lá xanh

Rau lá xanh chính là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng có chứa làm lượng cao các chất xơ không hòa tan rất tốt cho dạ dày.

Ngoài ra, rau lá xanh còn là một nguồn cung cấp magie dồi dào. Chính vì thế có thể cải thiện các cơn co thắt trong đường tiêu hóa và làm giảm táo bón.

thực phẩm tốt cho bao tử
Rau lá xanh dễ tiêu hóa, giúp làm giảm áp lực co bóp cho dạ dày

Một nghiên cứu gần đây còn ghi nhận, trong rau lá xanh có chứa một loại đường có khả năng nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ức chế và làm suy yếu một số vi khuẩn gây bệnh.

Rau bina, cải brussel, bông cải xanh, rau ngót, mồng tơi… là những loại rau lá xanh được dùng phổ biến. Nên khéo léo bổ sung để đa dạng hơn khẩu phần ăn uống mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe 

2. Thực phẩm giàu Probiotic

Sự mất cân bằng về các loại vi khuẩn có trong đường ruột sẽ khiến cho dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Đôi khi còn bị khó chịu. Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu Probiotic sẽ rất tốt cho dạ dày.

Nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ điều chỉnh và cân bằng lại số lượng cũng như chủng loại vi khuẩn trong đường ruột. Đồng thời còn có khả năng làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn chức năng tiêu hóa hay đau dạ dày cấp.

thức ăn tốt cho dạ dày
Sữa chua là thực phẩm tốt cho dạ dày nên thường xuyên bổ sung

Các thực phẩm giàu Probiotic bao gồm:

  • Sữa chua: Nhiều nghiên cứu chứng minh, ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn sống hoạt động mạnh sẽ làm giảm rõ rệt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cụ thể là chứng táo bón và tiêu chảy.
  • Kefir: Thực tế ghi nhận, mỗi ngày uống 2 cốc (khoảng 500ml) kefir trong liên tục 1 tháng sẽ giúp những bệnh nhân táo bón kinh niên đại tiện dễ dàng và đều đặn hơn.
  • Buttermilk: Loại thực phẩm này được đánh giá là có khả năng làm giảm bớt tình trạng tiêu chảy liên quan tới kháng sinh. Ngoài ra còn giúp giảm táo bón trong một số trường hợp.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Một loại ngũ cốc được xếp vào nhóm ngũ cốc nguyên hạt khi nó còn chứa đủ 100% nhân bao gồm cả nội nhữ, mầm và cám. Yến mạch, farro, quinoa và sản phẩm làm từ lúa mì nguyên chất hiện đang là những loại được dùng phổ biến nhất.

Ngũ cốc nguyên hạt được đánh giá là nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày và đường ruột nên bổ sung. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong các loại ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa theo 2 cơ chế.

Thứ nhất, các chất xơ này sẽ được bổ sung trực tiếp vào phân để làm mềm phân và cải thiện chứng táo bón. Thứ 2, một số sợi ngũ cốc được nhận định là có thể hoạt động tương tự như probiotic. Tức là chúng có khả năng giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

4. Thực phẩm giàu Pectin

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, nhóm thực phẩm giàu Pectin rất tốt cho hoạt động của dạ dày và đường ruột. Pectin chính là một loại chất xơ thực vật có hàm lượng cao trong táo cùng một số loại trái cây có múi.

Bổ sung nhóm thực phẩm có hàm lượng Pectin cao sẽ giúp thúc đầy dạ dày hoạt động tốt hơn nhờ vào cơ chế làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Đồng thời còn giúp ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại và cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột.

Lê, táo, ổi, mận và các loại trái cây có múi là các loại quả rất dồi dào Pectin. Ngoài ra một lượng nhỏ chất này cũng có trong các loại quả khác như dâu tây, nho hay anh đào. Tuy nhiên, trước khi bổ sung pectin từ các loại hoa quả này, bạn cần tìm hiểu thêm những thành phần dưỡng chất khác có trong chúng.

5. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn quá trình thoái hóa cũng như tổn thương tế bào. Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng rất tốt cho hoạt động của dạ dày.

thực phẩm tốt cho tiêu hóa
Nghệ chứa hàm lượng curcumin dồi dào rất tốt cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa

Đồng thời có thể phục hồi các tế bào bị viêm, làm giảm tình trạng đau rát khi dạ dày co thắt quá mức. Nhóm thực phẩm này còn có khả năng ức chế hoạt động của các gốc tự do. Nhờ đó, bảo vệ dạ dày và cơ quan tiêu hóa khỏi sự xâm hại. Các thành phần chống oxy hóa phổ biến trong thực phẩm bao gồm:

  • Curcumin: Đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ tồn tại nhiều nhất trong củ nghệ. Curcumin có tác dụng giúp tiêu viêm, giảm đau, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
  • Beta-carotene: Chính là tiền chất của vitamin A có tác dụng thúc đẩy tăng sinh tế bào mới và hỗ trợ cải thiện tổn thương ở các cơ quan trong cơ thể. Các thực phẩm có hàm lượng Beta-carotene cao bao gồm đu đủ, cà rốt, cà chua…
  • Flavonoid: Đây là thành phần hợp chất chống oxy hóa phổ biến có trong hầu hết các loại rau củ và trái cây. Hợp chất này rất tốt cho dạ dày, ngăn chặn tổn thương ở niêm mạc và bảo vệ cơ quan này khỏi sự tác động của các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa khác. Ví dụ như kẽm, Anthocyanin, Ascorbic acid (vitamin C), Kaempferol, Melatonin, Lutein, Quercetin,…

Tham khảo thêm: Đu Đủ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? Giải Đáp

6. Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin là thành phần dưỡng chất có nhiều trong một số loại trái cây như cam, quýt, bưởi, bơ, thanh long, dâu dây, lê, lựu… Hay trong các loại củ như cà rốt, khoai lang, khoai tây và củ dền. Vitamin là thành phần thiết yếu cho sức khỏe và rất tốt cho hoạt động của dạ dày.

  • Vitamin B: Nhóm vitamin này có công dụng tổng hợp hormone, sản sinh hồng cầu và cân bằng dưỡng chất. Nhiều nghiên cứu ghi nhận, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B có thể rút ngắn thời gian phục hồi các tế bào bị viêm. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm niêm mạc dạ dày.
  • Vitamin C: Giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời tăng sức đề kháng cho dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Từ đó ức chế được sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
  • Vitamin E: Đây là hoạt chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ có thể bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi tác nhân gây hại. Đồng thời còn giúp duy trì độ bền của các mạch máu và niêm mạc dạ dày.
Hàm lượng vitamin dồi dào trong trái cây giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của tác nhân có hại

Tuy nhiên, cần bạn cần hạn chế bổ sung các loại trái cây có hàm lượng vitamin cao nhưng lại chứa nhiều acid vào chế độ ăn. Điển hình như canh, xoài xanh, cóc, cam chua… Nồng độ acid cao sẽ gây kích thích hoạt động sản xuất dịch vị và kích hoạt những cơn co thắt bất thường ở dạ dày.

7. Hạt lanh tốt cho dạ dày

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hạt lanh cũng là một loại thực phẩm tốt cho dạ dày và đường ruột nên bổ sung vào chế độ ăn. Đây là một loại hạt nhỏ, xơ có khả năng điều chỉnh hoạt động của nhu động ruột.

Dù được tiêu thụ ở dạng bột hay dầu hạt lanh thì đều có tác dụng rất tốt cho hoạt động tiêu hóa. Đặc biệt có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị táo bón.

Thực tế ghi nhận, người lớn bị táo bón mỗi ngày chỉ cần ăn 4ml dầu hạt lanh trong 2 tuần thì độ đặc của phân sẽ được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, những người ăn bánh xốp hạt lanh mỗi ngày cũng sẽ có nhu động ruột tốt hơn khoảng 30%.

Hướng dẫn tự làm 5 món ăn tốt cho dạ dày

Không ít người vẫn còn gặp khó khăn trong việc chế biến các thực phẩm tốt thành những món ăn bổ dưỡng. Biết cách chế biến không chỉ giúp tối ưu hóa lợi ích mà còn đa dạng khẩu phần ăn mỗi ngày. Đồng thời tạo cảm giác ngon miệng để tránh sự nhàm chán. Dưới đây là cách chế biến 5 món ăn tốt cho dạ dày bạn có thể tham khảo và thực hiện:

1. Món canh Bí đao gà viên tốt cho dạ dày

Đây là món ăn có vị ngọt thanh và tính mát nên thường được dùng trong những ngày thời tiết nắng nóng. Bên cạnh tác dụng giảo nhiệt thì món canh này còn rất tốt cho hoạt động của dạ dày. Đồng thời còn có khả năng kiểm soát được một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

món ăn tốt cho dạ dày
Có thể chế biến món canh bí đỏ gà viên để giải nhiệt và giúp dạ dày hoạt động tốt hơn

– Chuẩn bị:

  • 1 quả bí đao nhỏ
  • Thịt gà 100g
  • Trứng gà 2 quả
  • Nấm mộc nhĩ 2 tai
  • Cà rốt 1/2 củ
  • Hành ngò và gia vị

– Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cà rốt và bí đao cắt miếng vừa ăn, mộc nhĩ thái mỏng.
  • Xay nhuyễn thịt gà sau đó cho trứng gà và mộc nhĩ vào. Trộn đều rồi nêm gia vị và vo tròn thành viên.
  • Đun nước sôi, cho bí đao và cà rốt vào nấu trong vòng 10 phút.
  • Tiếp đến cho thịt gà viên vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Nêm gia vị cho vừa ăn, múc ra tô rồi cho hành ngò thái nhuyễn vào.

Tham khảo thêm: Bài thuốc từ quả sung chữa trào ngược dạ dày dễ thực hiện

2. Cách chế biến món Salad cam bơ

Salad cam bơ là món ăn còn khá lạ với nhiều người. Tuy nhiên nó có hương vị rất thơm ngon, đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Bổ sung món ăn này khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– Chuẩn bị:

  • 2 quả bơ
  • 1 quả cam vàng
  • Vài ba lá xà lách xoăn
  • 4 thìa nước cốt cam
  • Dầu oliu, nước cốt chanh tươi và 1 ít lá gia vị
món ăn tốt cho bao tử
Thường xuyên ăn salad cam bơ có thể thúc đẩy cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

– Cách thực hiện:

  • Cam đem gọt vỏ rồi cắt thành khoanh vừa ăn
  • Bơ bóc vỏ, bỏ hạt và cắt lát mỏng
  • Rau xà lách và lá gia vị rửa sạch, cắt thành khúc dài chừng 2 – 3cm
  • Hòa đều nước cốt chanh, cam và lượng dầu oliu vừa đủ để làm nước sốt
  • Trộn đều tất cả nguyên liệu đã sơ chế với nước sốt
  • Có thể thêm phô mai để giúp tăng hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của món ăn

3. Tự làm món Cháo nấm thịt gà

Cháo nấm thịt gà là món ăn rất thích hợp với những người bị dạ dày yếu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Món ăn này khá mềm và lỏng nên dễ tiêu và không tạo áp lực cho dạ dày, đường ruột cũng như cơ vòng thực quản.

Ngoài ra món ăn này còn cung cấp chất xơ, tinh bột, chất đạm và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Nên bổ sung khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

– Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ 100g
  • Thịt gà xé 200g
  • Nấm đông cô hoặc nấm rơm 50g
  • Cà rốt, hành ngò và gia vị

– Cách thực hiện:

  • Vo gạo sau đó cho vào nồi hầm với thịt gà
  • Nấm và cà rốt đem rửa sạch rồi cắt nhỏ
  • Khi cháo chín thì cho cà rốt và nấm vào đun thêm 3 phút
  • Tắt bếp nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho hành ngò thái nhuyễn vào

4. Cá hồi áp chảo tốt cho dạ dày

Đây là món ăn ít dầu mỡ nhưng lại rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu. Hàm lượng acid béo Omega-3 dồi dào trong cá hồi có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa dịch vị. Thường xuyên ăn cá hồi áp chảo có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác.

món ăn tốt cho dạ dày
Cá hồi áp chảo là lựa chọn tốt với những người đang gặp vấn đề về dạ dày hay cơ quan tiêu hóa

– Chuẩn bị:

  • 300g cá hồi phi lê
  • Bơ thực vật, chanh tươi và gia vị
  • Lá hương thảo hoặc ngò

– Cách thực hiện:

  • Cá hồi đem rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó ướp với 1 chút muối và tiêu
  • Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt, phần vỏ đem bào thành sợi nhuyễn
  • Lá hương thảo đem rửa sạch, thái nhuyễn
  • Cho chảo lên bếp đun nóng rồi cho 1 ít bơ thực vật vào
  • Cho cá vào áp chảo rồi cho nước cốt chanh vào
  • Lật cá để cá có thể thấm đều nước sốt
  • Khi nước sốt bắt đầu sệt lại thì cho vỏ chanh đã bào và lá hương thảo lên trên
  • Món ăn này dùng ăn với cơm nóng sẽ rất thơm ngon

Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Không?

5. Hướng dẫn làm món Súp cua và bắp non

Đây là món ăn rất dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực cho bóp cho dạ dày. Món ăn này vừa bổ sung chất đạm, vừa cung cấp chất xơ cho cơ thể. Bổ sung khoảng 3 – 4 lần/ tuần sẽ giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa. Món súp cua và bắp non đặc biệt phù hợp với đối tượng thường xuyên bị đầy bụng, ăn không tiêu, ợ nóng.

– Chuẩn bị:

  • Thịt cua 100g
  • Bắp mỹ non 100g
  • Bột năng 50g
  • Hành ngò và gia vị
  • 500ml nước hầm xương

– Cách thực hiện:

  • Cho bột năng vào 1 ít nước lọc rồi khuấy đều
  • Đun sôi nước hầm xương lên sau đó cho thịt cua và bắp vào nấu khoảng 3 phút
  • Hạ nhỏ lửa và cho bột năng vào khuấy đều
  • Đun cho tới khi súp sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Tắt bếp, múc ra tô rồi cho hành ngò vào

Bài viết đã tổng hợp các thực phẩm tốt cho da dạ dày nên bổ sung vào chế độ ăn uống. Đồng thời hướng dẫn cách chế biến một số món ăn giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thêm về việc xây dựng chế độ ăn uống, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hi vọng với những gợi ý này, kèm theo bài thuốc điều trị hiệu quả, người bệnh sẽ sớm thoát khỏi mọi phiền toái khó chịu do bệnh dạ dày gây nên dể luôn khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

Trĩ nội độ 2 : Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III, IV trong đó trĩ nội độ II...

Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu đã phải lo lắng rằng lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho...

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi có tốt như lời đồn?

Mồng tơi là một loại rau quen thuộc thường xuyên góp mặt trong những món ăn bổ dưỡng. Theo dân...

Ung thư đại tràng sigma

Bệnh ung thư đại tràng sigma là gì? Điều cần biết

Đại tràng sigma nằm tại vị trí tiếp giáp giữa hậu môn và trực tràng. Khi niêm mạc sigma xuất hiện...

Chữa đau dạ dày nên ăn nghệ vàng hay nghệ đen

Nghệ đen và nghệ vàng là hai loại dược liệu khác nhau có cùng chung một họ Gừng nhưng công...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *