Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ
Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình chẩn đoán và điều trị. Thông tin trong bài viết dưới đây là cách phân biệt hai bệnh lý trên.
Tổng quan về bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ
Bệnh sa trực tràng là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị sa sau đó thoát hoặc nhô ra khỏi cơ thắt hậu môn, đồng thời nằm bên ngoài lỗ hậu môn. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng này bằng mắt thường và có thể sờ bằng tay. Bệnh xuất hiện phổ biến và không giới hạn độ tuổi.
Bệnh trĩ là sự xuất hiện và phát triển của các búi trĩ. Nguyên nhân hình thành nên những búi trĩ này là do sự căng giãn quá mức trong một thời gian dài của các đám rối tĩnh mạch nằm tại mô xung quanh hậu môn. Từ đó gây nên tình trạng viêm, sưng, xuất huyết hậu môn khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đau buốt.
Các búi trĩ có thể xuất hiện từ trên hoặc xuất hiện ở dưới đường lược. Chính vì thế, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà bệnh trĩ được phân thành 3 loại: Trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
Hướng dẫn phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh
Bệnh sa trực tràng có những biểu hiện tương đối giống nhau khiến bệnh nhân thường xuyên nhầm lẫn khi quan sát. Tuy nhiên người bệnh có thể phân biệt hai bệnh lý này với những đặc điểm sau đây:
Nguyên nhân hình thành bệnh
Nguyên nhân hình thành bệnh sa trực tràng
Bệnh sa trực tràng xuất hiện do bệnh nhân thường xuyên ăn uống không khoa học, cơ thể thiếu nước, thiếu chất xơ, thường xuyên bị táo bón, ngồi nhiều và rất ít vận động. Ngoài ra bệnh xuất hiện còn do những nguyên nhân sau đây:
- Trực tràng không dính vào thành bụng sau khiến chúng dễ dàng di chuyển ra ngoài
- Van trực tràng phát triển kém
- Phần hậu môn trực tràng bị dị dạng bẩm sinh hoặc đáy chậu phát triển không tốt, có khiếm khuyết
- Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B trong một thời gian dài
- Thường xuyên bị tiêu chảy
- Bệnh nhân đã từng trải qua phẫu thuật sản phụ khoa hoặc có tiền sử chấn thương tại vùng chậu.
Tham khảo thêm: Bệnh sa trực tràng kiểu túi – Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ
Bệnh trĩ xuất hiện do những nguyên nhân dưới đây:
- Độ tuổi cao khiến các cơ tại vùng hậu môn của bệnh nhân dễ bị thoái hóa và thường xuyên co thắt hình thành nên bệnh
- Thiếu chất xơ
- Uống ít nước
- Thường xuyên bị táo bón
- Ngồi nhiều và rất ít vận động
- Mang thai
- Khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, thường suy nghĩ và lo lắng nhiều
- Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng.
Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền – Căn Nguyên Và Cách Chữa
Hiện tượng chảy máu khi đi ngoài
Hiện tượng chảy máu khi đi ngoài đối với bệnh sa trực tràng
Khi mắc bệnh sa trực tràng, bệnh nhân sẽ nhận thấy có một lượng nhỏ máu màu đỏ tươi chảy ra từ hậu môn (xuất hiện thường xuyên hơn khi đi đại tiện, máu dính vào phân), hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Ngoài ra khối sa trực tràng còn tiết ra nhiều dịch nhờn khiến vùng hậu môn vô cùng ẩm ướt. Tuy nhiên bệnh không gây nên cảm giác đau đớn.
Hiện tượng chảy máu khi đi ngoài đối với bệnh trĩ
Bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện một lượng máu rỉ ra ngoài hoặc máu dính vào phân khi đi ngoài ngay từ thời gian đầu mắc bệnh. Búi trĩ mới hình thành thường không gây đau đớn cho bệnh nhân và lượng máu chảy ra cũng rất ít.
Tuy nhiên nếu bệnh xuất hiện trong một thời gian dài, các búi trĩ sẽ phát triển và sưng to hơn, lượng máu cũng chảy ra nhiều khi đi đại tiện. Tùy vào mức độ phát triển bệnh lý mà máu có thể nhỏ thành từng giọt hoặc bắn thành tia, lượng máu không ổn định, máu không lẫn vào phân và thường xuyên gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Biểu hiện của búi sa ra bên ngoài
Búi sa ra bên ngoài đối với bệnh sa trực tràng
- Khối sa mềm
- Ống hậu môn và khối sa tạo thành rãnh có hình vòng tròn chạy theo khối sa
- Khi búi sa bị nghẹt và phù nề, búi sa bắt đầu rớm máu và máu đỏ tươi dần dần trở thành màu tím
- Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, búi sa có thể bị lỡ loét, nhiễm trùng hay ngoại tử.
Búi sa ra bên ngoài đối với bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân thành 3 dạng: Bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ hỗn hợp.
- Đối với bệnh trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện, nằm dưới ống hậu môn và phía trên cơ vòng
- Đối với bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ngay mép hậu môn
- Đối với búi trĩ hỗn hợp: Búi trĩ nằm ngay mép hậu môn và dưới ống hậu môn.
Các giai đoạn phát triển bệnh
Giai đoạn phát triển bệnh sa trực tràng
Dựa vào mức độ sa của lớp niêm mạc trực tràng xuất hiện ở vùng hậu môn, bệnh sa trực tràng được chia thành 3 giai đoạn hình thành và phát triển bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: Sa trực tràng không hoàn toàn
- Giai đoạn 2: Sa trực tràng hoàn toàn
- Giai đoạn 3: Sa nặng.
Ngay từ giai đoạn 1, các khối sa đã nằm bên ngoài hậu môn với chiều dài khoảng 3 cm.
Giai đoạn phát triển của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn hình thành và phát triển bệnh:
- Giai đoạn 1: Bệnh nhân thường xuyên ra máu khi đi đại tiện, búi trĩ vừa hình thành và chưa sa ra ngoài
- Giai đoạn 2: Sa trĩ khi đi đại tiện nhưng búi trĩ vẫn có thể tự co lại
- Giai đoạn 3: Búi trĩ phát triển và sa quá mức, bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào
- Giai đoạn 4: Búi trĩ thường trực ở hậu môn và rất dễ bị nhiễm trùng.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Nếu nhận thấy có những biểu hiện mắc bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- 5 cách làm rụng búi trĩ tại nhà đơn giản
- Bệnh trĩ chảy máu – Cách xử lý và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!