Bị đau dây thần kinh tọa bên trái phải làm sao ?

Đau thần kinh tọa có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải tùy vào vị trí tổn thương và chèn ép tại rễ thần kinh. Tuy nhiên, số bệnh nhân đau dây thần kinh tọa bên trái có xu hướng cao hơn chiếm đến 65%.

Đau dây thần kinh tọa bên trái
Đau dây thần kinh tọa bên trái phải làm sao?

Đau dây thần kinh tọa bên trái và những thông tin cần biết

Đau dây thần kinh bên trái là hiện tượng chèn ép và tổn thương tại rễ thần kinh bên trái, khiến các cơn đau nhức xuất hiện ở vùng lưng, hông và chân cùng bên. Thông thường, bệnh nhân sẽ đau ở bên trái hoặc bên phải, rất ít trường hợp đau cả dây thần kinh tọa ở hai bên.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa bên trái bao gồm những vấn đề về bệnh lý và thói quen thiếu lành mạnh.

  • Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau thần kinh tọa. Dịch từ đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh bên trái sẽ gây đau nhức ở vị trí này.
  • Các vấn đề ở cột sống như khối u hay hẹp cột sống khiến hệ thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép và tổn thương.
  • Chấn thương cấp tính tại cột sống và cơ quan lân cận rễ thần kinh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn và đè nén lên dây thần kinh tọa.
  • Thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa căng thẳng và dễ đau nhức.

Ngoài những nguyên nhân trên, các đối tượng như phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người lao động nặng nhọc,… sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh đau dây thần kinh tọa bên trái cao hơn những người bình thường.

2. Triệu chứng đặc trưng

Tổn thương tại dây thần kinh tọa bên trái sẽ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tổn thương và chèn ép.

triệu chứng đau dây thần kinh tọa bên trái
Triệu chứng đặc trưng của bệnh đau dây thần kinh tọa bên trái
  • Đau nhức ở vùng thắt lưng và lan dọc xuống hông, đùi trái
  • Có xu hướng lan xuống bắp đùi và bàn chân, kèm theo biểu hiện tê bì, ngứa ran
  • Rối loạn cảm giác
  • Đau mạnh khi vận động nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột, ho, hắt hơi,…

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành khắc phục. Tuyệt đối không xác định bệnh cảm tính thông qua mắt thường và tùy tiện sử dụng những nhóm thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị khác.

3. Biến chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa bên trái

Thông thường, cơn đau thần kinh tọa sẽ được điều trị dứt điểm trong vài ngày hoặc vài tuần. Hiếm có trường hợp kéo dài, tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể gây rối loạn bàng quang hoặc ruột. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu như: khó khăn trong việc tiểu tiện, không kiểm soát được thời điểm tiểu tiện hoặc đại tiện, bụng chướng, khó tiêu,… bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để khắc phục kịp thời.

Cải thiện cơn đau thần kinh tọa bên trái

Cơn đau thần kinh tọa xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Một số cách giảm cơn đau và triệu chứng sẽ giúp người bệnh giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh và dễ dàng hơn trong việc vận động.

Đau dây thần kinh tọa bên trái
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa bên trái phổ biến
  • Liệu pháp nhiệt: dùng túi chườm nóng hoặc lạnh đắp lên vùng thắt lưng trong vòng 20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, khoảng cách giữa các lần khoảng 2 giờ đồng hồ, bạn sẽ nhận thấy cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Dùng thuốc: thuốc làm giảm cơn đau và các triệu chứng khác một cách nhanh chóng, một số loại thuốc phổ biến như aspirin, naproxen, ibuprofen,… Trong trường hợp cơn đau nặng nề, có thể bác sĩ sẽ tiến hành tiêm steroid để giảm hiện tượng sưng viêm.
  • Các bài tập vật lý trị liệu: được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân đau thần kinh tọa bên trái thực hiện để cải thiện khả năng vận động và giảm thiểu tần suất xuất hiện cơn đau.
  • Phẫu thuật: được chỉ định khi điều trị bảo tồn trong khoảng 6 tuần nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ hoàn toàn những triệu chứng đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn những hệ lụy nhất định, người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện.
  • Châm cứu, xoa bóp, yoga: là những biện pháp hỗ trợ làm giảm cơn đau thần kinh tọa và những cơn đau xương khớp khác.

Đây chỉ là những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bên trái phổ biến, không bao gồm tất cả các phương pháp. Thông tin mang tính chất tham khảo, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định biện pháp phù hợp nhất.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa bên trái

Việc phòng ngừa rất có ý nghĩa đối với những người khỏe mạnh và cả người đã từng mắc bệnh đau dây thần kinh tọa bên trái. Thực hiện những lưu ý sau sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân, hạn chế tình trạng bệnh tái phát.

ngăn ngừa đau dây thần kinh tọa bên trái
Tập luyện thường xuyên để ngăn ngừa đau thần kinh tọa tái phát
  • Thay đổi những tư thế sai lệch khi làm việc và sinh hoạt
  • Dành thời gian luyện tập đều đặn mỗi ngày
  • Hạn chế mang vác vật nặng hay vận động với cường độ mạnh
  • Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về bệnh đau dây thần kinh tọa bên trái. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có hình dung cụ thể hơn về bệnh lý này. Mọi hướng điều trị trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đem ra bất cứ lời khuyên nào cho người bệnh. Để được điều trị đúng cách, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

5 mẹo chữa đau khớp gối ở người già tại nhà đơn giản

Quá trình lão hóa xương khớp theo tuổi tác khiến người già thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau khớp gối khó chịu. Tình trạng này diễn ra thường...

6 món ăn chữa đau lưng nhức mỏi hiệu quả, dễ làm

Để trị đau lưng, không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải dùng thuốc. Những món ăn chữa đau lưng...

bài tập cho người thoái hóa khớp vai

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai không chỉ gây đau nhức, tê bì mà còn làm giảm khả năng vận động của...

biến chứng sau khi thay khớp háng

Những biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng bạn nên hiểu rõ

Thay khớp háng là phẫu thuật được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp...

Người bị gai cột sống có nên tập Gym hay không?

Tập gym là hoạt động thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, với những người bị gai...

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...