Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tổ chức Loãng xương Quốc tế cho biết, loãng xương (Osteoporosis) biểu thị cho một tình trạng về xương thường gặp ở các đối tượng khác nhau, nhưng chủ yếu là ở người trung niên. Vậy loãng xương là gì và cách điều trị ra sao?
Bệnh loãng xương là gì?
Cấu trúc xương bao gồm protein, collagen, canxi và tất cả các thành phần này đều mang nhiệm vụ cung cấp sức mạnh, độ đàn hồi cho xương. Theo một số thông tin từ Tổ chức Loãng xương Quốc tế, loãng xương là một dạng đặc trưng bởi sự suy giảm mật độ xương, suy giảm khả năng đàn hồi và khiến cho xương yếu đi. Một số tài liệu y khoa cho biết, loãng xương gây hiện tượng xốp xương. Những rối loạn này khiến cho xương bị suy yếu và dễ bị tổn thương.
Loãng xương làm tăng kích thước của những khoảng trống bên trong xương khiến cho sức khỏe xương bị suy giảm. Loãng xương ban đầu có thể gây ra một số chấn thương nhỏ nhưng chưa đến mức làm gãy xương. Nhưng về lâu dài, xương khớp có dấu hiệu chịu lực kém và dễ dẫn đến gãy xương do một số tác động từ bên ngoài. Chứng loãng xương xảy ra ở hầu hết các xương, nhưng nhìn chung thì xương sườn, cột sống, xương hông và cổ tay là những vị trí có nguy cơ dễ bị gãy nhất.
Theo thống kê, có khoảng 53 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh loãng xương mỗi năm. Bệnh thường gặp ở rất nhiều đối tượng, nhưng phổ biến nhất là đối với người lớn tuổi, đặc biệt là nữ giới. Người bị loãng xương thường có nguy cơ dẫn đến gãy xương khi thực hiện các hoạt động thường ngày như chạy nhảy, đi lại,…
Để thuận lợi cho việc điều trị bệnh loãng xương cũng như tìm được hướng giải quyết tối ưu, bạn có thể tham khảo một số thông tin cụ thể về bệnh loãng xương.
Nguyên nhân gây loãng xương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương nhưng dưới đây là một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh như là:
- Giới tính nữ: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng loãng xương. Bởi vì khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (tầm 45 – 55 tuổi), nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ suy giảm. Điều này làm cho cơ thể thất thoát lượng canxi nhanh và dễ dẫn đến chứng loãng xương. So với nam giới thì tốc độ lão hóa xương ở phụ nữ thường rất nhanh. Tuy nhiên, cho đến khi đến độ tuổi từ 65 đến 70 thì tỷ lệ mất xương ở 2 giới là hoàn toàn bằng nhau.
- Tuổi tác: Khi bước vào tuổi 30, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lão hóa, trong đó có cấu trúc xương. Và tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng loãng xương. Trong quá trình dài, cơ thể bạn phá vỡ xương cũ và phát triển xương mới, nhưng khi vào tuổi 30 các hoạt động này bắt đầu chậm lại. Chính vì vậy, khả năng hấp thu dưỡng chất của xương bị giảm đi nhiều lần so với khi còn trẻ.
- Khả năng hấp thu kém: Những trường hợp có tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc các triệu chứng rối loạn ngoài da như celiac, herpetiformis thì khả năng hấp thu dưỡng chất từ hệ thống tiêu hóa cũng rất kém. Do đó, lượng canxi, vitamin D được đưa vào cơ thể cũng không được dung nạp đúng cách và dần hình thành nên triệu chứng loãng xương.
- Mắc bệnh cường cận giáp: Cường cận giáp là quá trình kích thích sản xuất hormone tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Thông thường hormone tuyến cận giáp giúp duy trì nồng độ canxi trong máu, nhưng khi cường cận giáp phát triển nó gây ra tình trạng loại bỏ canxi ra khỏi xương và lâu dần dẫn đến chứng loãng xương.
- Thiếu vitamin D: Vitamin D là thành phần rất quan trọng đối với xương khớp. Khi cơ thể không hấp thụ đủ vitamin D sẽ làm cho quá trình tái tạo xương bị gián đoạn và gây ra chứng loãng xương. Vitamin D có thể được hấp thu từ trong chế độ dinh dưỡng, ánh nắng mặt trời,… Có thể cơ thể bị thiếu hụt vitamin D do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc do các bệnh lý như xơ gan mật nguyên phát, celiac,…
- Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc có nguy cơ gây ra bệnh loãng xương khi được sử dụng lâu dài như heparin (chất làm loãng máu), corticosteroid đường uống (prednison), thuốc chống động kinh như phenytoin ( Dilantin ) và phenobarbital,…
- Mắc các rối loạn di truyền của mô liên kết: Chẳng hạn như homocystin niệu, hội chứng loãng xương-pseudoglioma, không hoàn toàn nguyên bào xương hoặc mắc các bệnh về da như Marfan và hội chứng Ehlers-Danlos,…
Ngoài ra, loãng xương còn được hình thành bởi một số tác nhân đặc trưng như:
- Chủng tộc da trắng, người châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao.
- Khung cơ thể bị nhỏ và mỏng.
- Gia đình có người mắc bệnh loãng xương hoặc các bệnh lý về xương khớp.
- Người có tiền sử bị loãng xương trong giai đoạn trưởng thành.
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo lượng canxi cần thiết.
- Do nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ (xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng).
- Nồng độ testosterone thấp ở nam giới (suy sinh dục) cũng có nguy cơ dẫn đến loãng xương.
Dù ở bất cứ nguyên nhân nào thì bệnh nhân loãng xương cũng cần được nhận biết và điều trị từ sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng loãng xương
Thời kỳ đầu, loãng xương không để lại bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào cụ thể. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đều không thể tự nhận biết dấu hiệu loãng xương cho đến khi gặp phải các chấn thương hoặc khi đo mật độ xương. Một khi xương đã bị suy yếu do tác nhân gây loãng xương, bạn dễ dàng nhận thấy một số biểu hiện sau:
- Đau tức ở một số vị trí như đốt sống lưng, cổ khi bị gãy hoặc cong vẹo.
- Suy giảm chiều cao theo thời gian.
- Đau lưng khi khom, cúi.
- Giòn xương và dễ bị gãy khi vận động mạnh.
Khi bạn có một số dấu hiệu trên hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh sớm, dùng corticosteroid trong thời gian dài thì hãy trao đổi với bác sĩ.
Biến chứng loãng xương
Có hơn 30% bệnh nhân gặp phải tình trạng gãy xương do mắc chứng loãng xương trong thời gian dài và không được điều trị kịp thời. Không chỉ gây đau đớn, loãng xương còn gây suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh.
- Loãng xương ở người cao tuổi có thể kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, tắc phổi do quá trình trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn.
- Biến chứng của loãng xương còn phải kể đến việc suy giảm chức năng vận động và thậm chí có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như gai xương, tàn tật.
- Nghiêm trọng hơn, loãng xương còn làm tăng nguy cơ dẫn đến tử vong ở một số đối tượng. Một số thống kê y khoa cho biết, có khoảng 20% tỷ lệ bệnh nhân loãng xương bị gãy xương có nguy cơ tử vong rất cao do hậu quả gián tiếp của việc gãy xương.
Vì sao loãng xương là một vấn đề sức khỏe cộng đồng?
Tổ chức Loãng xương Quốc gia thống kê, tại Mỹ có khoảng 44 triệu người có mật độ xương thấp, trong đó có khoảng 34 triệu người có nguy cơ loãng xương và 10 triệu người đang trong giai đoạn xương xốp. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân loãng xương chiếm khoảng 55% dân số có lứa tuổi từ 50 trở lên.
Mặt khác, chi phí chăm sóc sức khỏe loãng xương tại Mỹ rất cao, có khả năng lên đến hàng tỷ đô và điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính và sức khỏe.
Tỷ lệ bệnh nhân loãng xương bị biến chứng và tử vong rất cao, chiếm khoảng 20%. Việc điều trị loãng xương chỉ đóng vai trò cải thiện và không có tác dụng dứt điểm. Dựa trên thống kê này có thể thấy, tỷ lệ người Mỹ bị gãy xương do xương xốp đang chiếm tỷ lệ rất lớn. Không chỉ khiến cho bệnh nhân đau đớn mà tình trạng này còn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và phúc lợi xã hội.
Chẩn đoán loãng xương
Tổ chức Loãng xương Quốc gia, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và các tổ chức y tế hàng đầu châu Âu khuyến nghị quét hình ảnh bằng tia X năng lượng kép (DXA) để đo mật độ xương mà không phải là X-quang. Bởi vì, X-quang thông thường chỉ xác định được tình trạng loãng xương nhẹ chứ chưa đưa ra mức độ cụ thể. Ngoài ra, tia X cũng không thể đưa ra chính xác mật độ xương nên sự xuất hiện của tia X chỉ làm ảnh hưởng đến mức độ phơi nhiễm.
Tia DXA thường được áp dụng để đo mật độ xương ở hông, cột sống và cẳng tay. Mật độ xương của bệnh nhân được so sánh với mật độ xương đỉnh trung bình của những người trẻ tuổi, cùng giới tính, chủng tộc. Điểm mật độ này được gọi là điểm “T” và nó biểu thị mật độ của xương theo độ lệch chuẩn (SD). Loãng xương được xác định khi mật độ xương từ -2,5 hoặc thấp hơn.
Điều trị loãng xương bằng cách nào?
Nếu kết quả kiểm tra mật độ xương cho thấy bị loãng xương bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ loãng xương, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc hướng dẫn cải thiện lối sống, trong đó bao gồm việc tăng lượng canxi, vitamin D, luyện tập thể dục thể thao,…
Hiện nay, chưa có bất cứ giải pháp nào điều trị loãng xương hiệu quả. Những giải pháp dưới đây chỉ góp phần bảo vệ, củng cố tình trạng xương và làm chậm quá trình phân hủy xương trong cơ thể đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tế bào xương mới.
1. Sử dụng thuốc trị loãng xương:
Có một số nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị loãng xương như Bisphosphonates. Nhóm thuốc này được dùng để ngăn ngừa khối lượng xương bị mất thông qua đường uống hoặc tiêm. Bisphosphonates bao gồm một số loại thuốc sau đây:
- Alendronate (Fosamax)
- Axit zoledronic (Reclast)
- Ibandronate (Boniva)
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc để kích thích sự phát triển của xương như là:
- Liệu pháp testosterone: Nhằm tăng cường mật độ xương ở nam giới.
- Liệu pháp hormon: Được sử dụng trong và sau giai đoạn tiền mãn kinh nhằm ngăn chặn mật độ xương. Tuy nhiên, liệu pháp này có liên quan đến việc gây đông máu, gia tăng bệnh tim và một số loại ung thư.
- Raloxifene (Evista): Điều hòa estrogen trong cơ thể, ít để lại rủi ro nhưng vẫn có nguy cơ gây đông máu.
- D enosumab (Xgeva hoặc Prolia): Được chỉ định sử dụng bằng đường tiêm.
- Teriparatide (Forteo): Cũng được sử dụng bằng đường tiêm và tác dụng chính là kích thích xương phát triển.
- Fortical và Miacalcin: Thuốc có tác dụng làm giảm sự tái hấp thu xương. Hãy trao đổi với bác sĩ vì dòng thuốc này có nguy cơ gây ung thư rất cao.
Hầu hết, các loại thuốc này đều được chỉ định điều trị tích cực triệu chứng loãng xương theo đơn. Tìm hiểu kỹ về các loại thuốc để ngăn ngừa loãng xương nhằm làm giảm tác dụng phụ có thể xảy ra.
2. Điều trị loãng xương bằng phương pháp tự nhiên:
Thay vì phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương đều mang lại tác dụng phụ, bạn có thể kiên trì áp dụng một số cách chữa bệnh loãng xương bằng cách:
– Xây dựng chế độ ăn kiêng:
Ngoài việc điều trị, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo xương luôn chắc khỏe. Bạn cần chú trọng đến việc cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D. Lúc này, cơ thể bạn cần một lượng vitamin D để duy trì độ chắc khỏe của xương. Bên cạnh đó, các thực phẩm như protein, magiê, vitamin K và kẽm cũng cần được bổ sung vừa đủ.
Để tham khảo chế độ ăn uống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chế độ phù hợp. Lượng canxi sau đây đã được Hội nghị Đồng thuận của Viện Y tế Quốc gia về Loãng xương khuyến nghị cho tất cả mọi người, có hoặc không có bệnh loãng xương nên sử dụng đó là:
- 800 mg / ngày cho trẻ 1-10 tuổi
- 1.000 mg / ngày đối với nam giới, phụ nữ tiền mãn kinh và phụ nữ mãn kinh cũng dùng estrogen
- 1.200 mg / ngày cho thanh thiếu niên và thanh niên 11-24 tuổi
- 1.500 mg / ngày cho phụ nữ mãn kinh không dùng estrogen
- 1.200 mg-1.500 mg / ngày cho bà mẹ mang thai và cho con bú
- Tổng lượng canxi hàng ngày không được vượt quá 2.000 mg.
– Bài tập cho bệnh loãng xương:
Chế độ luyện tập cũng là một cách chữa loãng xương, hỗ trợ cải thiện sức khỏe vô cùng quan trọng. Đặc biệt là không nên luyện tập các động tác nặng, nghiêm trọng. Các bài tập vận động được thực hiện theo đúng tình trạng sức khỏe.
Ngoài tác dụng ngăn chặn loãng xương, bài tập thể dục còn có tác dụng tích cực đối với cân nặng và sức khỏe của tim mạch. Luôn thực hiện bài tập theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo đúng chương trình tập luyện đã được chỉ định. Với các trường hợp điều trị loãng xương nặng cần phải có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.
Phòng chống loãng xương
Như đã nói trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng loãng xương mà chúng ta không thể kiểm soát được, trong đó có yếu tố lão hóa tự nhiên. Nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được một số yếu tố như là:
- Cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D cho cơ thể
- Luyện tập thể thao
- Bỏ hút thuốc
- Hạn chế sử dụng bia rượu
- Hạn chế té ngã
Bạn muốn xem thêm:
Nếu bạn đang băn khoăn loãng xương là bệnh gì và cách điều trị như thế nào thì hãy tham khảo thông tin trên đây hoặc nói chuyện trực tiếp với bác sĩ. Hiện nay, chữa loãng xương hiệu quả là một vấn đề không hề đơn giản đối với nền y học mới phát triển. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!