Tìm hiểu phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Đặt ống chữa viêm tai giữa có tác dụng phục hồi nhanh chóng thính lực cho bệnh nhân. Đồng thời, giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh nhiễm trùng tai giữa. Nắm rõ các thông tin về cách chữa viêm tai giữa đặt ống thông khí sẽ tạo kiện cho bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị. 

Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa
Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Tìm hiểu về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Ngoài việc dùng thuốc tây, đặt ống thông khí chữa viêm tai giữa cũng thường được áp dụng phổ biến. Đây là một thủ thuật can thiệp trên màng nhĩ của bệnh nhân. Mục đích của nó là nhằm đảm bảo quá trình thông khí giữa tai giữa và tai ngoài. Đồng thời, ngăn chặn chất dịch ứ đọng phía sau màng nhĩ, tránh nguy cơ bội nhiễm và tăng cường thính lực cho bệnh nhân. Cùng theo dõi các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này:

Chỉ định

Các đối tượng bị viêm tai giữa phải đặt ống thông khí thường được chỉ định bao gồm:

  • Các bệnh nhân bị viêm tai thanh dịch.
  • Bị tắc vòi nhĩ do u vòm mũi họng.
  • Do viêm tai giữa nhưng có lỗ thông quá nhỏ, không thể dẫn lưu mủ ra bên ngoài.
  • Tắc vòi nhĩ do V.A.

Mục đích điều trị

Phẫu thuật chích rạch màng nhĩ đặt ống thông khí nhằm mục đích:

  • Hút hết các chất dịch bị ứ đọng trong tai giữa.
  • Ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh thông qua việc thông khí cho tai giữa.

Phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi điều trị cho những bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa khác kèm theo.

Thời gian phẫu thuật

Phẫu thuật đặt ống thông khí được thực hiện rất nhanh chóng. Nếu chỉ đặt ống thông khí cho 1 bên thì chỉ mất khoảng 30 phút. Trong trường hợp cần phẫu thuật cả 2 tai, thời gian tiến hành phẫu thuật sẽ là 60 phút. Sau ca phẫu thuật từ 1 – 2 giờ, bệnh nhân có thể trở về nhà.

Các bước tiến hành

Đặt ống thông khí chữa viêm tai giữa cần phải được tiến hành thật thận trọng
Đặt ống thông khí chữa viêm tai giữa cần phải được tiến hành thật thận trọng

Đặt ống chữa viêm tai giữa sẽ được tiến hành thông qua các bước sau đây:

+ Bước 1: Đặt ống nội soi

Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt ống ống nội soi vào tai, điều chỉnh sao cho màng nhĩ bệnh nhân nằm đúng vị trí và chính giữa màn hình.

+ Bước 2: Vô cảm

Gây tê da ống tai bằng cách tiêm thấm dưới da. Cần phải điều chỉnh sao cho vùng da từ sàn ống tai đến sát màng nhĩ chỉ chuyển sang màu trắng nhưng không được phồng rộp.

+ Bước 3: Rạch màng nhĩ

Sau khi đã vô cảm ống tai, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch màng nhĩ. Bước này cần phải thực hiện thật thận trọng để xác định được vị trí rạch phù hợp. Vị trí rạch màng nhĩ cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Vị trí rạch màng nhĩ không gây ảnh hưởng đến xương con, đồng thời không làm tăng nguy cơ teo màng nhĩ trong và sau khi phẫu thuật.
  • Phải có đủ không gian trong hòm tai nếu khoang trống phía trong hòm tai bị hẹp đi. Đảm bảo cho việc đặt ống thông khí trong tai được chắc chắn.
  • Nếu màng nhĩ co lõm nhiều, vị trí rạch lý tưởng là trước trên của màng nhĩ. Trong các trường hợp còn lại, nên chọn vị trí trước dưới của màng nhĩ. Tuyệt đối không được rạch ở vị trí góc sau trên màng nhĩ. Điều này sẽ làm cho xương con bị tổn thương và gián đoạn, đồng thời gây teo màng nhĩ.
  • Tùy vào từng loại ống thông khí được sử dụng mà đường rạch sẽ có các kích thước khác nhau, nhưng chỉ dao động trong khoảng từ 1,5 – 2mm.

+ Bước 4: Đặt ống thông khí

Tiến hành đặt ống thông khí qua lỗ trích rạch theo kiểu khuy áo. Dùng kẹp phẫu tích vi phẫu hoặc que có vành cứng để hướng vành mềm ống thông khí đi qua lỗ đã được rạch.

+ Bước 5: Hút dịch

Sử dụng ống vi phẫu hút dịch ứ từ tai giữa nếu dịch dễ hút, lỏng. Tuy nhiên, cần phải thận trọng để không làm ảnh hưởng đến màng nhĩ. Đối với những người có dịch quá keo, cần tiến hành rạch bổ sung thêm một đường đối diện cho dễ hút. Bác sĩ có thể dùng đến oxy già để làm cho dịch keo lỏng hơn. Chờ cho dịch sủi bọt và tràn ra bên ngoài lỗ rạch, dùng ống hút sạch và bơm nước muối sinh lý để rửa thật sạch.

+ Bước 6: Theo dõi và xử lý biến chứng

Phải đi tái khám thường xuyên sau khi được phẫu thuật
Phải đi tái khám thường xuyên sau khi được phẫu thuật

Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng chờ để theo dõi. Nếu không xảy ra các vấn đề bất thường, có thể trở về nhà sau phẫu thuật 1 – 2 tiếng đồng hồ.

Những điều cần lưu ý khi tiến hành đặt ống thông khí chữa viêm tai giữa

Bị viêm tai giữa đặt ống thông khí được cho là phương pháp hiệu quả, an toàn, giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục. Nó cũng không làm mất nhiều thời gian của bệnh nhân. Vì thế mà không ít bệnh nhân lựa chọn phương pháp này để chữa trị. Tuy nhiên nếu không cẩn thận, đặt ống chữa viêm tai giữa có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, xơ hóa màng nhĩ, thủng màng nhĩ… Do đó trước khi điều trị, cần phải trao đổi kỹ với các bác sĩ về vấn đề này.

Ngoài ra, sau khi đặt ống thông khí chữa viêm tai giữa bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Tái khám thường xuyên sau khi được phẫu thuật. Nhất là khi có các biểu hiện nhiễm trùng như sốt, nghe khó, đau tai, chảy dịch lẫn máu trong tai, chóng mặt…
  • Nếu ống thông khí còn ở trong tai, cần kiêng nước. Bởi khi không may để nước rơi vào tai nó có thể sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác.
  • Thông thường, ống thông tai sẽ tự rơi ra ngoài sau 6 – 18 tháng. Do đó, nếu sau thời gian này mà nó chưa rơi, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật để lấy ống thông tai ra.
  • Cần vệ sinh tai sạch sẽ thường xuyên. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bệnh tái phát lần nữa.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa. Để được cung cấp một cách chính xác nhất các thông tin về phương pháp này, vui lòng liên hệ với các bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam chữa bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất

Ngoài việc dùng thuốc, chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Vì không những an toàn, chúng còn có tác dụng...

Viêm tai giữa khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân & điều trị

Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là một căn bệnh khá nguy hiểm. Các bà mẹ khi lần đầu...

Viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin, chẩn đoán và điều trị

Có khoảng 75% trẻ em sẽ bị viêm tai giữa ít nhất một lần từ khi chúng bắt đầu đi...

Viêm tai giữa thanh dịch: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường...

bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?

Bệnh viêm tai giữa bao gồm cả viêm tai giữa cấp tính và mãn tính. Với các triệu chứng và...

2 cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá đơn giản không ngờ

Với những người bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp điều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *