Cẩn trọng với chứng khó nuốt vì đó là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Chứng khó nuốt được hiểu đơn giản là việc ăn hoặc uống gặp khó khăn. Tưởng chừng đơn giản nhưng biểu hiện này có thể dự báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Cần phải chẩn đoán được nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt và có cách điều trị càng sớm càng tốt. 

chứng khó nuốt
Đừng chủ quan với chứng khó nuốt vì đó có thể là biểu hiện của bệnh nguy hiểm

Chứng khó nuốt – dấu hiệu bệnh nguy hiểm có thể mắc phải

Có rất nhiều căn bệnh mà khi mắc phải bạn hay bị chứng khó nuốt. Cụ thể đó là một trong những căn bệnh sau:

1. Trào ngược dạ dày – thực quản

Triệu chứng này xuất hiện khi chất dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này làm cho người bệnh bị ợ hơi, đau dạ dày

nguyên nhân chứng khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể làm cho người bệnh cảm thấy khó nuốt

2. Viêm nắp thanh quản

Đây là căn bệnh đặc trưng cho thấy mô trong thanh quản đã bị các tác nhân xâm nhập và gây viêm. Nếu chủ quan không điều trị sớm thì nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng là rất cao.

3. Bướu cổ

Sự tăng lên nhanh chóng về kích thước của tuyến giáp do nhiều nguyên nhân và bạn cần phải xác định để có cách điều trị và hạn chế nguy cơ phát triển.

4. Ung thư thực quản

Xuất hiện khối u ác tính nằm bên trong niêm mạc thực quản và thường gây ra khó nuốt.

5. Ung thư dạ dày

Xuất hiện khối u trong niêm mạc dạ dày. Thông thường bệnh này rất khó phát hiện nên phần lớn bệnh nhân chỉ biết khi bệnh đã nặng.

6. Hạch tuyến giáp

Khối u phát triển trong tuyến giáp của người bệnh. Nó thường rắn và chứa dịch bên trong. Khi sờ vào có cảm giác cứng giống như nốt sần.

Phát hiện dấu hiệu của chứng khó nuốt một cách dễ dàng

Ngoài triệu chứng khó nuốt thì dùng đồ ăn hoặc đồ uống thì người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:

kiểm tra chứng khó nuốt
Gặp bác sĩ để kiểm tra khi gặp chứng khó nuốt
  • Chảy nước dãi
  • Giọng khàn
  • Cảm thấy có gì đó cấn trong cổ họng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Có dấu hiệu ợ nóng và có cảm giác đau khi nuốt
  • Bị ho

Những cảm giác trên thường làm cho người bệnh ngại ngùng trong việc ăn uống, thường bỏ bữa. Vì khi ăn quá khó khăn và không có cảm giác ngon miệng.

Trẻ nhỏ không có khả năng diễn đạt cảm giác, vì vậy cha mẹ nên biết các triệu chứng này để dễ dàng phát hiện bé đang bị chứng khó nuốt. Cụ thể như:

  • Không ăn một số thực phẩm, nhất là thực phẩm cứng
  • Có cảm giác khó thở khi ăn
  • Cân nặng giảm xuống đột ngột

Cách chẩn đoán chứng khó nuốt

Ngoài chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ cũng sẽ tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng khó nuốt. Cụ thể như sau:

1. X-quang thực quản

Xét nghiệm này thường được tiến hành để kiểm tra bất thường trong thực quản. Để tiến hành biện pháp này, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một viên thuốc rồi tiến hành đưa thiết bị vào bên trong thực quản. Việc quan sát sẽ giúp bác sĩ có thể biết được thực quản của bạn đang bất thường như thế nào.

2. Nội soi

Thiết bị nội soi sẽ rà soát tất cả ngóc ngách trong thực quản. Nhờ đó mà việc chẩn đoán bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn.

3. Biện pháp nhân trắc học

Bác sĩ sẽ tiến hành đưa các thiết bị kiểm tra vào bên trong cổ họng của bạn. Sau đó tiến hành kiểm tra áp lực của các cơ quan của bạn trong khi nuốt.

Nhờ kiểm tra này mà bác sĩ có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của chứng khó nuốt.

Hướng điều trị chứng khó nuốt đang được áp dụng

Các triệu chứng khó nuốt làm người bệnh cảm thấy khó chịu nên việc áp dụng các biện pháp điều trị là hết sức cần thiết. Dựa theo các xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị bệnh để phù hợp với tình trạng bệnh

1. Dùng thuốc

Dùng thuốc thường được áp dụng đối với người bệnh bị trào ngược axit dạ dày thực quản. Điều này nhằm trung hòa axit, giảm các triệu chứng bệnh. Nhưng việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng cần phải báo ngay cho bác sĩ.

điều trị chứng khó nuốt
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị chứng khó nuốt

2. Phẫu thuật

Có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng để điều trị chứng khó nuốt. Cụ thể:

  • Nếu do hẹp thực quản thì phẫu thuật sẽ giúp giãn thực quản bằng cách đặt vào đó một quả bóng và lấy ra sau một thời gian.
  • Khi chứng khó nuốt do một khối u nào đó thì bác sĩ có thể chỉ định biện pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u đó.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống thật sự khoa học để cung cấp chất dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để giúp tăng sức đề kháng.
  • Thay đổi tư thế khi ăn để giúp cho việc nuốt đồ ăn trở nên dễ dàng hơn.
  • Thay đổi những thực phẩm mềm, dễ nuốt để việc nhai và nuốt diễn ra thuận lợi hơn.

Đừng chủ quan khi các dấu hiệu của chứng khó nuốt xuất hiện. Bạn cần phải tiến hành các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở ý tế gần nhất để gặp bác sĩ và nghe tư vấn mình cần làm gì để hạn chế tình trạng này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Tham khảo thêm:

5 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y nhiều người tin dùng

Hiện nay khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y và...

Bệnh viêm amidan quá phát và các thông tin cần biết

Bệnh viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan sưng to hơn kích thước bình thường. Xảy ra tình trạng này...

Các loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai

Thuốc kháng sinh là phương pháp duy nhất để điều trị nhiễm trùng tai do vi khuẩn. Các loại thuốc...

Nên ăn và kiêng gì khi bị viêm amidan?

Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị viêm amidan

Một chế độ ăn uống hợp lý, cộng với việc sử dụng các loại thực phẩm có lợi sẽ cải...

bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không hay phải chữa trị?

Bệnh viêm tai giữa bao gồm cả viêm tai giữa cấp tính và mãn tính. Với các triệu chứng và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *