Các dấu hiệu nhận biết chứng thoái hóa khớp gối đang tấn công
Nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối sẽ mang lại hiệu quả trong việc phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh về xương khớp này. Có đôi khi người bệnh đã vô tình bỏ qua những biểu hiện của thoái hóa khớp gối, dẫn đến thời gian điều trị chậm trễ và gặp nhiều khó khăn hơn.
Về chứng thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh về xương khớp thường gặp phải hiện nay. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ thoái hóa, tình trạng sức khỏe và sự đáp ứng thuốc của bệnh nhân.
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Những triệu chứng thường gặp nhất của thoái hóa khớp sẽ trở nên xấu đi theo thời gian. Chúng có thể là:
- Đau đớn: khớp gối sẽ bị đau mỗi khi người bệnh hoạt động.
- Cứng khớp: các khớp gối trở nên khó di chuyển trong phạm vi chuyển động bình thường. Đặc biệt phổ biến vào thời điểm sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không hoạt động.
- Sưng khớp: thoái hóa khớp gối có thể gây ra biểu hiện sưng tại vị trí khớp đầu gối. Đó là do hiện tượng tràn dịch khớp làm ảnh hưởng.
- Khớp kêu lục cục bên trong: một số trường hợp sẽ có dấu hiệu thoái hóa khớp gối như phát ra âm thanh của hai đầu xương cọ xát vào nhau.
- Mất sự linh hoạt: người bệnh không thể hoạt động như bình thường với bên gối bị thoái hóa.
- Khớp bị biến dạng, teo biến: khi sụn khớp bị tổn thương trầm trọng, thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến trạng thái biến dạng khớp. Biểu hiện bên ngoài của nó có thể là đầu gối lệch trục, hai chân không đều, tê bì nhức mỏi,…
Chẩn đoán và điều trị
Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng là một căn bệnh có thời gian tiến triển chậm. Bệnh sẽ khó được chẩn đoán cho đến khi nó xuất hiện các triệu chứng đau đớn hoặc suy nhược chức năng hoạt động. Do đó người bệnh sẽ cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ trong các bước kiểm tra lâm sàng và điều trị.
1. Xét nghiệm
Trước hết, bác sĩ sẽ để bệnh nhân trải qua quá trình thăm khám bằng cách xem xét vị trí cơn đau, mức độ cơn đau và hình dáng của khớp. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các loại xét nghiệm như:
- Xét nghiệm X-quang: sụn không hiển thị trên X-quang nhưng sự biến mất và thoái hóa của nó vẫn sẽ được hiển thị bằng hình ảnh vị trí xương. Khoảng cách giữa các xương trong khớp sẽ tiết lộ tình trạng của mô sụn.
- Chụp cộng hưởng từ: MRI sử dụng từ trường để tạo hình ảnh về xương và mô mềm một cách chi tiết hơn.
- Phân tích dịch khớp: bác sĩ sẽ sử dụng kim để rút chất lỏng ra khỏi khớp. Kiểm tra thành phần của dịch khớp sẽ giúp xác định chính xác hơn nguyên nhân thoái hóa khớp gối (thường là do tràn dịch khớp gối gây ra)
2. Điều trị
Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua việc thay đổi lối sống, tập vật lý trị liệu và thuốc men, phẫu thuật. Cụ thể:
#Thuốc
Các triệu chứng viêm xương khớp, chủ yếu là đau, có thể được giúp đỡ bằng một số loại thuốc, bao gồm:
- Acetaminophen. Lưu ý đến liều lượng vì có thể gây tổn thương gan khi sử dụng liều cao trong thời gian dài.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen natri,… thường làm giảm đau xương khớp nhưng có thể sẽ gây khó chịu cho dạ dày, các vấn đề về tim mạch, chảy máu và tổn thương gan, thận.
- Duloxetine (Cymbalta). Thông thường loại thuốc này được sử dụng như một thuốc chống trầm cảm nhưng vẫn đem lại hiệu quả khi điều trị đau mãn tính, bao gồm đau xương khớp, thoái hóa khớp.
#Trị liệu
- Vật lý trị liệu: các chuyên gia sẽ hỗ trợ xây dựng một chương trình tập thể dục cá nhân giúp người bệnh tăng cường cơ bắp quanh khớp, tăng phạm vi chuyển động và giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi bộ.
- Trị liệu sinh hoạt: người bệnh sẽ được hướng dẫn cách thực hiện các công việc hàng ngày hoặc thực hiện công việc mà không gây thêm căng thẳng cho khớp đã đau.
- Thái cực quyền và yoga: Những liệu pháp vận động này bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và kéo dài kết hợp với thở sâu nhằm giảm căng thẳng trong cuộc sống, giảm đau xương khớp và cải thiện chuyển động.
#Phẫu thuật
Nếu như việc dùng thuốc và trị liệu không đem đến kết quả như mong muốn, người bệnh có thể cân nhắc:
- Tiêm thuốc corticosteroid để giảm đau
- Tiêm axit hyaluronic để tăng bôi trơn dịch khớp và giảm đau
- Phẫu thuật cắt xếp xương
- Thay khớp.
#Hỗ trợ khắc phục tại nhà
Thay đổi lối sống có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong việc cải thiện các dấu hiệu thoái hóa khớp gối. Người bệnh có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây và thảo luận thêm với bác sĩ điều trị của mình.
- Tập thể dục. Tập thể dục có thể tăng sức chịu đựng của bạn và tăng cường các cơ xung quanh khớp của bạn, làm cho khớp của bạn ổn định hơn. Cần chú ý đến cường độ và thời gian rèn luyện, tránh rèn luyện quá sức sẽ gây ra phản tác dụng.
- Giảm cân lành mạnh. Giảm cân cũng có thể làm giảm một số áp lực cho khớp gối và giảm bớt cơn đau.
- Sử dụng nhiệt và lạnh để kiểm soát cơn đau. Cả nóng và lạnh đều có thể làm giảm đau ở khớp của bạn. Nhiệt cũng làm giảm cứng khớp, và lạnh có thể làm giảm co thắt cơ và đau.
- Áp dụng các loại kem giảm đau không kê đơn. Kem và gel có sẵn tại các nhà thuốc có thể hỗ trợ giảm đau tức thời. Một số loại kem làm tê liệt cơn đau bằng cách tạo cảm giác nóng hoặc mát. Một số khác có chứa các loại thuốc, chẳng hạn như aspirin sẽ được hấp thụ vào da.
- Băng quấn. Nó có thể giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối. Hãy hỏi bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý để tìm ra cách phù hợp nhất để sử dụng băng quấn.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Các thiết bị hỗ trợ có thể giúp bạn đi lại dễ dàng hơn trong ngày mà không làm căng khớp. Một cây gậy trong tay đối diện với chân đau sẽ giúp giảm tải áp lực lên khớp gối.
- Ngủ đủ giấc: một giấc ngủ sâu, đầy đủ và thoải mái có thể làm giảm sưng và viêm.
- Chế độ ăn: bổ sung vitamin C, D, beta-carotene, Omega-3 để làm giảm bớt các dấu hiệu thoái hóa khớp gối.
Trên đây là những thông tin căn bản về dấu hiệu thoái hóa khớp gối và phương án điều trị phổ biến hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo thêm và liên hệ với bác sĩ khoa xương khớp khi có các triệu chứng bất thường về khớp.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động
- Thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn gì tốt cho người bênh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!