Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động

Tập vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp giúp người bệnh giảm đau khi vận động khớp gối. Đồng thời, đây cũng là biện pháp kết hợp điều trị hiệu quả tình trạng này, giúp người bệnh rút ngắn thời gian phục hồi chức năng khớp gối, phòng tránh nhiều nguy cơ.

Tổng quan về tình trạng cứng khớp gối

Khớp gối là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống xương khớp. Vị trí này đảm nhiệm nhiều chức năng trong việc vận động cũng như giúp chống đỡ toàn bộ trọng lượng đổ dồn của cơ thể. Tình trạng cứng khớp gối có thể là biểu hiện sơ khai nhất, báo hiệu một vài bệnh lý như tổn thương sụn, thoái hóa khớp gối, viêm khớp,…

Tổng quan về tình trạng cứng khớp gối
Cứng khớp gối là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân làm cứng khớp gối như:

  • Chấn thương: Khớp gối có thể bị tổn thương thông qua những chấn thương khi người bệnh bị tai nạn giao thông, té ngã hoặc do vận động, chơi thể thao quá sức. Điều này khiến cho các khớp bị tổn hại khá nhiều, nhất là khớp gối. Từ đó, các vấn đề có thể phát sinh khiến khớp gối dần kém linh hoạt.
  • Bệnh lý: Cứng khớp gối hình thành do bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó, một số bệnh liên quan như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout, hoặc bị áp xe, viêm khớp do vảy nến, nhiễm khuẩn,…gây nên.

Bên cạnh hai nguyên nhân cơ bản kể trên. Tình trạng cứng khớp gối còn do một số yếu tố khác tác động như: Khớp bị cứng do quá trình bó bột, phẫu thuật, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do dị tật từ nhỏ. Bạn có thể nhận biết tình trạng cứng khớp gối qua một số biểu hiện như sau:

  • Đau khớp gối khi vận động hay ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Khi mới khởi phát, cơn đau có thể xuất hiện trong khoảng 15 – 30 phút. Sau một thời gian chúng có thể lan rộng dần và kéo dài dai dẳng.
  • Cảm giác khớp bị nóng, đỏ, sưng nhẹ, co thắt cơ.
  • Chảy máu hoặc bị bầm, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, các khớp khác dần cũng xuất hiện tình trạng sưng và đau.

Khi có những biểu hiện này, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ. Hiện nay, điều trị tình trạng cứng khớp gối có nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được ưu tiên sử dụng rộng rãi.

Tổng quan về tình trạng cứng khớp gối
Vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng khớp gối

Việc đều đặn luyện tập vật lý trị liệu kết hợp với phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp gối. 

Tham khảo thêm: TOP 10 Bác sĩ vật lý trị liệu giỏi nhất nước ta

Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động

Khớp gối là khớp vận động nhiều nhất trong hệ thống các khớp trên cơ thể con người. Chính bởi thế, đây cũng là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất. Tình trạng cứng khớp gối khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Các chuyên gia chỉ ra rằng, vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh phục hồi chức năng an toàn khi rơi vào trường hợp này.

Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo. Chúng có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo lại chức năng khớp gối, phục hồi độ đàn hồi cho dây chằng và tạo độ linh hoạt cho bộ phận này.

Bài tập 1:

  • Bạn đứng thẳng, sau đó chân phải bước lên một bước về phía trước, chân trái nằm ở phía sau.
  • Sau đó, hạ khớp gối phải xuống sàn, giữ trong khoảng 30 giây.
  • Kết thúc thời gian, bạn dừng lại trở về tư thế ban đầu, thực hiện đổi sang chân bên kia.
  • Thực hiện lặp lại trong khoảng 5 lần cho cả hai bên chân.
  • Bài tập tác động vào cơ mặt trước, giúp giảm bớt áp lực cho vị trí này khi đầu gối bị cứng khớp.
    Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
    Bài tập giúp đơn giản giúp khớp gối chuyển động linh hoạt

Bài tập 2: 

  • Người bệnh nằm trên sàn, tư thế hai chân duỗi thẳng ra.
  • Sau đó, từ từ co chân, đùi lên bụng và tiến hành duỗi thẳng chân về phía trước.
  • Thực hiện bài tập trong khoảng 15 – 20 nhịp. 
  • Mỗi ngày, bạn nên kiên trì áp dụng trong khoảng 1 – 2 lần, mỗi lần cố gắng duy trì luyện tập trong khoảng 30 phút để đạt được kết quả tối ưu.
    Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
    Thực hiện bài tập theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn trong trường hợp cứng khớp gối nặng do bệnh lý

Bài tập 3:

  • Bạn đứng thẳng lưng, sau đó từ từ áp sát lưng vào trong tường.
  • Chân đứng rộng bằng với vai, hạ thấp đầu gối, tạo thành một góc 90 độ với mặt phẳng sàn nhà. 
  • Lưng và xương chậu lúc này tạo lực ép cơ thể cố định vào tường.
  • Giữ trong khoảng 5 – 10 giây thì trở về tư thế ban đầu.

Không nên hạ đầu gối quá sâu gây phản tác dụng đối với cơ đầu gối, nhất là có thể làm tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
Bài tập cho khớp gối chắc khỏe

Tham khảo thêm: Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay

Bài tập 4: 

  • Bạn nằm ngửa trên sàn, chân giữ thẳng. 
  • Từ từ co chân lên trên bụng, rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện lặp lại động tác 1 – 2 vòng, mỗi lần tập 15 – 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
    Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
    Nâng chân lần lượt lên không trung giúp đầu gối được vận động, giảm cứng khớp

Bài tập 5: 

  • Bạn vẫn trong tư thế nằm thẳng trên mặt sàn, chân duỗi thẳng nhất có thể.
  • Sử dụng một cái khăn dài hoặc một sợi dây móc vào bàn chân.
  • Sau đó, dùng 2 tay giữ đầu khăn và kéo nhẹ, phần thân trên hơi gập về phía trước.
  • Giữ yên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi trở về tư thế khi mới bắt đầu. 
  • Lặp lại động tác cho từng bên chân.
    Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
    Bài tập kéo căng sức mạnh của khớp gối với sự trợ giúp của dây thun hoặc một cái khăn dài

Bài tập 6:

  • Bạn đứng thẳng, tư thế hai chân rộng ngang vai. Với bài tập này, bạn có thể chạm tay vào thành ghế hoặc tường nếu chưa quen.
  • Sau đó, bạn tiến hành gập đầu gối chân phải về phía đằng sau.
  • Sử dụng tay phải nắm lấy chân phải, từ từ cố kéo phần gót chân sát về phía móng.
  • Giữ yên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi hạ chân về tư thế ban đầu, thả lỏng cơ thể.
  • Thực hiện động tác tương tự với chân bên trái. 
  • Mỗi bên lặp lại động tác trong khoảng 3 lần.
    Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
    Cố gắng ép sát chân vào thân người giúp đầu gối chuyển động linh hoạt hơn

Bài tập 7:

  • Bạn nằm trên mặt sàn, sau đó từ từ co hai chân lên.
  • Sử dụng hai tay ôm sát đùi vào bên trong bụng.
  • Giữ tư thế ôm gối trong khoảng 15 – 20 giây thì trở về từ thế ban đầu.
  • Lặp lại 1 – 2 lần trong vòng 30 phút luyện tập thể dục.
    Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối dễ vận động
    Động tác ôm gối giúp cơ đầu gối được kéo căng

Trên đây là một số bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, nếu trường hợp khớp gối xuất hiện đau nhức khó chịu, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh giúp giảm nhanh cơn đau an toàn, hiệu quả.

Tham khảo thêm: Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu cứng khớp gối

Vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp có công dụng phục hồi chức năng của cơ quan này. Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo độ an toàn và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình điều trị, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Luyện tập theo sự chỉ dẫn của bác sĩ đối với trường hợp bị chấn thương, đã trải qua phẫu thuật chỉnh hình. Đồng thời, vừa kết hợp vật lý trị liệu vừa thực hiện điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Khi mới bắt đầu tập, nên thực hiện nhẹ nhàng, không nên quá hấp tấp, vội vàng có thể làm khớp gối gặp phải nhiều vấn đề không mong muốn. Điển hình là khiến cơn đau khớp gối dữ dội hơn.
    Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu cứng khớp gối
    Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu cứng khớp gối
  • Kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến khớp gối, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Ngoài vật lý trị liệu, để đảm bảo cơ thể có điều kiện phục hồi nhanh chóng, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Lựa chọn thực phẩm nhiều dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hoặc tốt nhất tránh xa bia, rượu, chất kích thích có hại cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
  • Tránh khiêng vác nặng, sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Giảm thiểu bớt áp lực, căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Vật lý trị liệu cứng khớp gối mang lại lợi ích tích cực cho người bệnh. Các bài tập giúp khớp gối phục hồi được chức năng cơ bản, giúp cơ, sụn, gân trở nên linh hoạt hơn. Để đảm bảo xuyên suốt quá trình luyện tập được an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, thăm khám y tế xác định mức độ cứng khớp và điều trị theo lộ trình của bác sĩ.

TOP 10 Bác sĩ vật lý trị liệu giỏi nhất nước ta

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật nhằm giúp bệnh nhân phục...

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học – Thông tin cần biết

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học là phương pháp phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng...

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay

Tập vật lý trị liệu bàn tay giúp phục hồi khả năng vận động của bàn tay sau những chấn...

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt được khuyến khích thực hiện sớm để phòng tránh những biến chứng, biến...

Các bài tập vật lý trị liệu đau vai gáy cổ hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu đau vai gáy cổ hiệu quả

Vật lý trị liệu đau vai gáy cổ là một trong những phương pháp phục hồi chức năng được nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *