Thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn gì tốt cho người bênh?

Thoái hóa khớp gối về cơ bản là tình trạng lão hóa không thể đảo ngược của cơ thể. Tuy nhiên, việc áp dụng những kiêng cữ phù hợp cũng là một trong những giải pháp giúp bạn làm chậm tiến trình lão hóa do thoái hóa khớp gối.

Những thực phẩm người bị thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn

1. Hạn chế sử dụng đường

Các món ăn có nhiều đường chứa khá nhiều carbohydrate, đây là một trong những thực phẩm cần hạn chế sử dụng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Khi vào cơ thể, carbohydrate có thể khiến cho hệ miễn dịch xuất hiện một số phản ứng bất lợi. Đây là một trong những yếu tố làm cho tình trạng viêm sưng trở nên khó chịu hơn. Quá trình này cũng góp phần làm cho các khớp bị thoái hóa trở nên yếu hơn.

Một số thực phẩm chứa nhiều đường bạn cần hạn chế sử dụng khi bị thoái hóa khớp gối như: bánh quy, bánh ngọt, kem, các loại kẹo,… Bạn cũng có thể thay thế bằng các loại chất tạo ngọt tự nhiên để sử dụng, nhằm hạn chế đưa vào cơ thể một lượng lớn carbohydrate.

kiêng thực phẩm ngọt khi bị thoái hóa khớp gối
Kiêng ăn các thực phẩm ngọt khi bị thoái hóa khớp gối

2. Kiêng thực phẩm nhiều muối

Kiêng các loại thực phẩm nhiều muối là một trong những cách để giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho các khớp, ngăn ngừa được các phản ứng viêm sưng đau tái phát. Việc dùng nhiều món ăn mặn có thể dẫn đến thừa natri, dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe, kích thích các cơn đau tái phát. Ngoài ra, việc sử dụng muối thường xuyên, quá mức cũng góp phần gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là thận.

Có thể thay thế các thực phẩm chứa nhiều muối bằng các loại gia vị khác như tiêu, tỏi, ớt,… để giúp món ăn vẫn ngon miệng mà không đưa quá nhiều muối vào trong cơ thể.

3. Hạn chế các loại thực phẩm chiên

Các món ăn chiên thường chứa nhiều yếu tố có hại như chất béo bão hòa, cholesterol, một số loại chất béo khác. Khi vào cơ thể các yếu tố này có thể gây ra các phản ứng hóa học có hại cho tim mạch, huyết áp, ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa chất nuôi dưỡng các khớp.

Bệnh nhân đang bị thoái hóa khớp gối cần hạn chế một số loại thực phẩn như thức ăn nhanh, chiên, rán,… Có thể thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu hoặc các loại bơ thực vật để hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol đưa vào cơ thể.

kiêng thực phẩm chiên khi bị thoái hóa khớp gối
Kiêng thực phẩm chiên khi bị thoái hóa khớp gối

4. Kiêng thức uống có cồn

Thức uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính làm cho sức khỏe của bạn bị bào mòn. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khớp, các loại rượu, bia cũng làm cho ảnh hưởng của thuốc điều trị viêm khớp giảm đi. Trong một số trường hợp, các loại thức uống có cồn cũng có thể gây ra phản ứng tương tác với thuốc điều trị, thậm chí có thể gây ra biến chứng.

5. Hạn chế ngũ cốc

Ngũ cốc là một trong những nhóm thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng ngũ cốc đối với người bị thoái hóa khớp gối như bánh mì trắng, lúa mì tinh chế, mì ống,… có thể làm cho tình trạng viêm khớp nặng nề hơn.

Có thể hạn chế các món ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt và thay thế bằng các loại thực phẩm khác chứa tinh bột.

6. Kiêng thịt đỏ

Thịt đỏ là một trong những nhóm thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega -6. Đây là một trong những nhóm chất béo bão hòa rất có hại cho các khớp của bạn, góp phần làm tăng tình trạng viêm sưng khớp. Ngoài ra, việc sử dụng thịt đỏ cũng góp phần đưa vào cơ thể một số protein không có lợi cho khớp của bạn. Những người sử dụng các loại thịt đỏ trong các món ăn như nướng, chiên, rán càng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe cao hơn so với những trường hợp khác.

kiêng thịt đỏ khi bị thoái hóa khớp gối
Hạn chế ăn thịt đỏ khi bị thoái hóa khớp gối

Theo khuyến cáo, những người có các vấn đề về tim mạch cần kiêng sử dụng các loại thịt đỏ, bao gồm thịt tươi, thịt chế biến sẵn, thịt đóng hộp. Nên giảm tối đa lượng thịt đỏ sử dụng trong các bữa ăn cũng như thay thế bằng các loại thịt trắng như thịt gà, cá.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, toa thuốc và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng chuyển biến nặng hơn của bệnh viêm khớp gối. Quá trình thoái hóa...

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học

Theo các báo cáo y khoa, thoái hóa khớp gối đang là căn bệnh phổ biến, chiếm khoảng 13% dân...

Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống của bạn?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể làm suy giảm sức khỏe và...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Gần đây, các nghiên cứu y khoa đầu ngành đã tiến hành thí nghiệm và ứng dụng phương pháp điều...

Chăm sóc đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối có gì khác biệt?

Thoái hóa khớp gối là một dạng của thoái hóa khớp, thường gặp ở những người cao niên. Ngoài việc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *