Vôi hóa xương bả vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Vôi hóa xương bả vai là một hệ quả của thoái hóa khớp, hình thành khi các các mô sụn bị khô cứng bởi sự lắng đọng của canxi. Cùng tìm hiểu rõ những thông tin về căn bệnh để xác định được hướng điều trị chính xác nhất.

Những điều cần biết về tình trạng vôi hóa xương bả vai

Những thông tin cần biết về bệnh vôi hóa xương bả vai
Những thông tin cần biết về bệnh vôi hóa xương bả vai

Vôi hóa xương bả vai là gì?

Là một hệ quả của quá trình thoái hóa khớp, vôi hóa xương bả vai là tình trạng lắng đọng của canxi tại các mô sụn, khiến cho các mô này bị cứng lại làm hạn chế sự vận động của các khớp xương bả vai. Đặc trưng của hiện tượng vôi hóa là hình thành nên các chồi gai, chồi xương ở đầu các khớp xương, thân đốt sống hoặc các dây chằng. Những chồi gai này cọ sát với xương và dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức kinh khủng cho người bệnh.

Nguyên nhân nào gây vôi hóa xương bả vai?

Như đã được đề cập, vôi hóa xương bả vai hình thành do quá trình thoái hóa khớp vai. Bất cứ ai cũng có thể mắc chứng bệnh này, tuy nhiên nếu thuộc một trong số các đối tượng sau thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:

  • Người trên 50 tuổi.
  • Làm các công việc phải vận động cánh tay quá nhiều như chơi thể thao, mang vác…
  • Loãng xương.
  • Va đập vùng xương bả vai do chấn thương.
  • Viêm khớp vai.

Vôi hóa xương bả vai gây ra các triệu chứng nào?

Ở mỗi vị trí xương khớp bị vôi hóa khác nhau, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Với người bị vôi hóa xương bả vai, người bệnh thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Có cảm giác đau nhức vùng xương bả vai, cơn đau có thể lan xuống cả cẳng tay, vùng bàn tay hoặc đau ngược lên trên vùng gáy.
  • Những cơn đau nhức sẽ càng trở nên trầm trọng nếu bạn vận động. Tuy nhiên, chúng sẽ giảm đi nhiều khi bạn nghỉ ngơi.
  • Vào mỗi buổi sáng, các khớp vai bị cứng lại khiến người bệnh không thể vận động bình thường.
  • Đau vùng xương bả vai thường có xu hướng nặng về đêm, nếu nằm nghiêng về phía vai bị tổn thương thì đau đớn lại càng trầm trọng hơn.
  • Vai và cánh tay bị suy giảm chức năng, vận động vung tay, giơ tay sẽ vô cùng khó khăn.

Chẩn đoán và điều trị vôi hóa xương bả vai

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh vôi hóa xương bả vai
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh vôi hóa xương bả vai

Chẩn đoán

Đầu tiên, chẩn đoán bệnh vôi hóa xương bả vai sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách khám thực thể. Dựa vào những thông tin về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải để đưa ra những khẳng định ban đầu về bệnh. Sau đó, bạn có thể sẽ được chỉ định áp dụng các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu. Những phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Chụp X – quang.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Xét nghiệm máu.
  • Lấy mẫu chất dịch bôi trơn trong lớp lót (synovium) của khớp để tiến hành phân tích.

Điều trị

Vôi hóa xương bả vai là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa khớp, chúng ta không có cách nào để ngăn chặn quy luật này. Do đó, việc áp dụng các phương pháp điều trị đều chỉ nhằm vào mục đích là làm giảm các triệu chứng bệnh và duy trì các chức năng vận động của các khớp. Tùy vào thể trạng và các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bạn sẽ được chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau. Thông thường, vôi hóa xương bả vai sẽ được chữa trị bằng các phương pháp:

Điều trị nội khoa: Đây là cách chữa trị thường được áp dụng cho những đối tượng bị vôi hóa nhẹ, không cần thực hiện phẫu thuật. Những loại thuốc thường được chỉ định trong trường hợp này bao gồm các loại thuốc kháng viêm. thuốc giảm đau, thuốc làm giãn cơ… Vì những loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng, do đó khi sử dụng bạn cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ.

Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu: Để làm tăng độ linh hoạt của các khớp, giúp cải thiện chức năng vận động của xương, bạn có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng, xương bả vai của bạn bị hư tổn và không còn có khả năng hồi phục hoặc khi áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa và các bài tập vật lý không mang lại tác dụng, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật thay khớp để chữa bệnh. Mặc dù phẫu thuật được cho là phương pháp khá an toàn, nhưng chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng. Do đó, để bảo đảm an toàn, hãy trao đổi với các bác sĩ về những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi điều trị bằng phương pháp này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm:

thuốc điều trị thoái hóa khớp vai

Các loại thuốc dùng trong điều trị thoái hóa khớp vai

Acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid, corticosteroid,... là những loại thuốc điều trị thoái hóa khớp vai phổ biến. Hiểu rõ công dụng và tác dụng không mong muốn của...

Thoái hóa khớp gối tập yoga tốt không? Bài tập phù hợp

Yoga là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng rất thích hợp với những người mắc bệnh xương...

Mẹo dùng cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối tại nhà

Sử dụng các cây cỏ thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối là một trong những cách điều trị hiệu...

bài tập cho người thoái hóa khớp vai

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai không chỉ gây đau nhức, tê bì mà còn làm giảm khả năng vận động của...

Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng chuyển biến nặng hơn của bệnh viêm khớp gối. Quá trình thoái hóa...

Bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên lưu ý gì?

Thoái hóa khớp khuỷu tay là một trong những dạng bệnh xương khớp ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, vận...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *