Bài tập vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai không chỉ gây đau nhức, tê bì mà còn làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

bài tập cho người thoái hóa khớp vai
Bài tập vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa khớp vai

5 bài tập vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp vai

Trước khi bắt đầu những bài tập này, bạn nên làm nóng cơ thể bằng cách đi bộ nhẹ nhàng khoảng 5 phút. Hoặc có thể thực hiện những động tác khởi động dành riêng cho khớp vai được chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn.

Bước khởi động giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt của khớp. Bước này giúp bạn dễ dàng hơn khi thực hiện những bài tập vật lý trị liệu và giảm sự xuất hiện của cơn đau trong quá trình luyện tập.

1. Bài tập nâng gậy

Bài tập này đòi hỏi bạn phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Gậy hỗ trợ phải có kích thích tương đương với phần vai và có trọng lượng vừa phải. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để chọn được dụng cụ phù hợp.

vật lý trị liệu thoái hóa khớp vai
Bài tập nâng vai giúp cải thiện chức năng vận động của khớp vai

Thực hiện:

  • Nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn
  • Nâng gậy từ giữa bụng lên cao qua đầu
  • Giữ động tác trong khoảng 5 – 10 giây
  • Thực hiện khoảng 5 lần

2. Nâng cao vai

Bài tập này cải thiện phạm vi chuyển động ở khớp và tăng cường cơ bắp xung quanh. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp kiểm soát những triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp vai gây ra.

Thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn
  • Cơ thể thả lỏng và giữ trạng thái thoải mái
  • Đưa hai tay lên cao và vuông góc với mặt sàn 90 độ
  • Tiếp tục đưa tay qua đầu và chạm vào sàn
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

Nên thực hiện động tác chậm rãi và nhẹ nhàng để hạn chế cơn đau xuất hiện khi luyện tập. Bạn nên luyện tập động tác này 2 – 3 lần/ ngày.

3. Xoay vai

Xoay vai là động tác cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai của khớp vai. Hạn chế tình trạng cứng khớp hoặc cơn đau bất ngờ khi bạn thay đổi tư thế đột ngột.

Thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn
  • Tư thế thả lỏng như động tác nâng cao vai
  • Nhẹ nhàng nâng vai lên và xoay từ ngoài vào trong
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

Bạn có thể ngưng bài tập sớm hơn nếu thấy vai mỏi và nhức. Cố gắng duy trì bài tập có thể khiến cơn đau xuất hiện.

4. Xoay xương bả vai

Bài tập này tác động đến cả vùng xương bả vai chứ không chỉ tập trung vào khớp vai như hai bài tập trên.

vật lý trị liệu thoái hóa khớp vai
Động tác xoay xương bả vai tác động đến cả vùng bả vai

Thực hiện:

  • Đứng ở thẳng, hai tay thả lỏng theo chiều cơ thể
  • Đưa tay ngang qua cơ thể
  • Dùng tay còn lại kéo phần bắp tay nhẹ nhàng
  • Thực hiện động tác 5 lần

Khi kéo xương khuỷu tay, bạn nên sử dụng lực vừa phải, không nên kéo quá mạnh. Dùng lực quá mạnh khiến khớp bị tổn thương hoặc có thể bị trật. Nếu tình trạng thoái hóa khớp vai nặng nề, bạn nên trao đổi với chuyên viên vật lý trị liệu trước khi thực hiện động tác này.

5. Bài tập kéo căng tay

Sử dụng dây cao su có đường kính phù hợp với khoảng cách giữa hai khuỷu tay để thực hiện bài tập này. Để lựa chọn được dụng cụ hỗ trợ thích hợp, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên vật lý trị liệu.

bài tập cho người thoái hóa khớp vai
Bài tập kéo căng tay cải thiện cơ bắp và hoạt động của khớp vai

Thực hiện:

  • Đứng thẳng
  • Lồng dây cao su vào hai tay
  • Kéo căng dây cao su trong vòng 5 – 10 giây
  • Thực hiện động tác khoảng 10 lần

Khi thực hiện, bạn không nên dùng quá nhiều lực để kéo căng dây cao su. Sử dụng lực vừa phải để đảm bảo khớp vai không chịu áp lực quá lớn. Hoặc bạn có thể móc một dây cao su vào nắm cửa và dùng một tay kéo để giảm bớt áp lực lên cánh tay và khớp vai.

Các bài tập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy chắc rằng bạn đã trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu trước khi sử dụng những bài tập này.

Lợi ích của bài tập vật lý trị liệu đối với thoái hóa khớp vai

  • Giảm đau

Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, giúp khớp hoạt động dễ dàng và linh hoạt hơn. Hơn nữa, các bài tập này còn hạn chế biến chứng yếu cơ và mất khả năng vận động của khớp vai.

Luyện tập thường xuyên còn giúp giải phóng endorphins – một thành phần giảm đau tự nhiên của cơ thể.

  • Tăng chức năng hoạt động của khớp

Cơn đau chính là nguyên nhân cản trở người bệnh thoái hóa khớp vai thực hiện các hoạt động tại khớp. Khớp không hoạt động thường xuyên sẽ dễ mất độ linh hoạt và giảm chức năng vận động.

Những bài tập vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế được tình trạng nói trên, đồng thời giúp khớp tăng cường khả năng vận động.

  • Hỗ trợ sụn khỏe mạnh

Nguyên nhân khiến thoái hóa khớp xuất hiện là do mô sụn bị tổn thương. Nguyên nhân sâu xa có thể do lượng dịch nhầy trong khớp bị giảm mạnh.

Khi luyện tập thường xuyên, khớp sẽ tiết ra dịch nhầy này để làm giảm ma sát giữa các mô sụn. Do đó có thể hạn chế tình trạng đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp.

  • Giúp giảm cân

Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn ít chất béo có thể giúp bạn giảm cân. Cân nặng giảm đồng nghĩa với áp lực lên hệ thống xương khớp cũng giảm theo. Điều này sẽ giúp cơn đau ít xuất hiện hơn.

Để thiết lập chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh lý, bạn nên trao đổi trực tiếp với chuyên viên vật lý trị liệu. Áp dụng những bài tập không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
hận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Các dấu hiệu giúp nhận biết chứng thoái hóa khớp gối đang tấn công

Nhận biết các dấu hiệu thoái hóa khớp gối sẽ mang lại hiệu quả trong việc phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh về xương khớp này. Có...

Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng chuyển biến nặng hơn của bệnh viêm khớp gối. Quá trình thoái hóa...

Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Dựa vào nguyên nhân gây tổn thương mô sụn có thể xác định được thoái hóa khớp gối nguyên phát...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Gần đây, các nghiên cứu y khoa đầu ngành đã tiến hành thí nghiệm và ứng dụng phương pháp điều...

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...

Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Bệnh gây ra các triệu chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.