Tập yoga chữa đau thần kinh tọa như thế nào đúng cách và hiệu quả?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh. Thường xuyên tập thể dục với những động tác Yoga nhẹ nhàng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc áp dụng đúng bài tập nhưng sai kỹ thuật thường mang lại nhiều rủi ro. Và đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng đau thần kinh tọa diễn ra ngày càng tồi tệ hơn.

Yoga chữa đau thần kinh tọa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Yoga có tác dụng giúp giảm đau thần kinh tọa.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Lợi ích của Yoga đối với bệnh đau thần kinh tọa

Yoga từ xưa đến nay đã được sử dụng như một phương pháp trị liệu bảo tồn. Các động tác Yoga không chỉ hỗ trợ xoa dịu và chữa lành những cơn đau nhức do các bệnh xương khớp gây ra mà còn giúp loại bỏ căng thẳng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, giúp hệ xương khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.

Đối với bệnh đau thần kinh tọa, nếu người bệnh biết điều trị đúng cách, các bài tập Yoga giúp kéo căng các cơ và dây thần kinh, giúp giảm đau. Không những thế, một số tư thế Yoga còn giúp tăng cường sức mạnh cho hệ cơ xương khớp, tăng giới hạn chuyển động của cơ thể. Điều này sẽ giúp ta có cảm giác thoải mái hơn khi di chuyển phần lưng, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Những điều lưu ý cần nhớ khi luyện tập Yoga

Theo các chuyên gia vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, các bài tập Yoga thường khác với các bộ môn thể thao khác. Điểm khác biệt ở chỗ là các động tác Yoga thường tác động trực tiếp đến cột sống. Ví dụ như các tư thế vặn mình, kéo giãn, gập lưng hoặc gập người về phía trước.

Nếu các động tác này được tập luyện đúng cách chúng sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho phần cột sống thắt lưng, giúp giảm triệu chứng đau thần kinh tọa. Ngược lại, nếu tập sai các bài tập Yoga trong thời gian dài thì chúng chính là nguyên nhân gây chấn thương cột sống. Điều này sẽ khiến đốt sống hoặc đĩa đệm bị trượt và gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội. Chính vì vậy, khi tập luyện các tư thế Yoga, bệnh nhân nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý những điểm sau đây để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Đối với các tư thế gập người về phía trước như Uttanasana (đứng gập người) và Paschimottanasana (tư thế cái kẹp), giúp kéo giãn toàn bộ phần lưng, từ đầu cho đến gót chân. Nếu bệnh nhân thường xuyên tập luyện hai tập này sẽ giúp máu lưu thông tốt. Đồng thời còn giúp giảm sức ép lên cột sống và cải thiện chứng đau thần kinh tọa.

Yoga cho người đau thần kinh tọa
Trước khi tập, bệnh nhân nên lưu ý chọn cho mình một chiếc thảm hoặc khăn trải sàn mềm để đảm bảo an toàn.

Trong quá trình tập, điều quan trọng là người bệnh nên giữ lưng thật thẳng, đầu gối có thể co lại hoặc không. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên gập người quá sâu. Đặc biệt là trong trường hợp người bệnh muốn đưa cằm gần về phía chân nhưng cơ tam đầu phía đùi sau lại trở nên cứng và phần lưng gập lại bị cong. Bởi việc tập sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến các đốt sống lưng không những không được kéo giãn mà còn gây chèn ép dây thần kinh. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng thắt lưng lan rộng xuống mông và bàn chân.

Chính vì lý do này, các chuyên gia điều trị thần kinh cột sống thường khuyên bệnh nhân nên giữ lưng thẳng đối với các bài tập cúi hoặc gập người. Quan trọng hơn, người bệnh nên thực hiện các động tác Yoga một cách nhẹ nhàng và từ từ. Không nên tập quá sức, tốt nhất bệnh nhân nên dừng lại khi cảm thấy không thoải mái. Điều đặc biệt, cơ tam đầu phía sau đùi sau thời gian tập luyện sẽ được kéo giãn. Khi đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng gập người sâu hơn. Do đó, người bệnh không nên cố gập người khi mới bắt đầu tập luyện.

Hơn nữa, cơ thể mỗi người đều có mức chịu đựng khác nhau. Và bệnh đau dây thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến quá trình tập luyện mỗi ngày thường không giống nhau. Vì thế, khi tập luyện, bệnh nhân nên chú ý đến từng cảm giác xuất hiện để có hướng điều chỉnh cường độ bài tập phù hợp.

Nhìn chung, Yoga mang lại lợi ích tuyệt với trong việc hỗ trợ và làm giảm đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, tập Yoga sai cách chính là nguyên nhân khiến bệnh thêm nặng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả luyện tập, bệnh nhân nên tham khảo chương trình tập luyện từ chuyên viên tư vấn.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần...

Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa là bệnh lý mà ở lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải, đặc biệt là...

Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi mà không cần phẫu thuật?

Thực tế thì bị đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi mà không cần phẫu thuật. Chúng ta hoàn...

Các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà không cần dùng thuốc

Trước khi chỉ định các biện pháp chuyên sâu như dùng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm steroid hay can...

8 bài thuốc đông y chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa được gây ra bởi sự chèn ép lên dây thần kinh, là cơn đau từ lưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.