Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa không khó như bạn nghĩ

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh đau dây thần kinh tọa khi biết cách.

phòng bệnh đau dây thần kinh tọa
Bạn nên chủ động phòng đau dây thần kinh tọa để giảm nguy cơ mắc bệnh

Mách bạn cách phòng bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu nghiệm

Để không phải sống trong nỗi ám ảnh mà bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra, cách tốt nhất là bạn nên chủ động trong phòng tránh. Một số cách được đề cập dưới đây không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp bạn có một hệ xương khớp chắc khỏe.

1. Tập thể dục thường xuyên

Nguyên nhân cốt lõi khiến bạn bị đau dây thần kinh tọa đó là do những tổn thương ở cột sống và đĩa đệm gây ra. Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngàu sẽ cho phép cột sống của bạn được hoạt động linh hoạt hơn.

Không những thế, cột sống dẻo dai và co giãn tốt sẽ giúp làm hạn chế nguy cơ mắc phải các chấn thương ở vùng lưng. Từ đó tránh được sự chèn ép lên dây thần kinh tọa và giảm nguy cơ bị đau.

Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc. Nên tập với những bộ môn phù hợp và đặc biệt tần suất và cường độc cũng như việc lựa chọn bài tập phải phù hợp với thể trạng.

Nếu bạn vừa trải qua điều trị các bệnh lý về xương khớp thì một số môn như đi bộ, đạp xe tại chỗ hay những bài yoga đơn giản sẽ rất phù hợp. Nhớ chú ý đến việc khởi động trước khi tập để tránh những chấn thương ngoài ý muốn.

2. Duy trì tư thế tốt

Tư thế xấu là nguyên do khá phổ biến khiến nhiều người bị đau dây thần kinh tọa. Cần phải giải quyết vấn đề này một cách triệt để nếu bạn muốn phòng bệnh hiệu quả.

phòng tránh bệnh đau dây thần kinh tọa
Ngồi làm việc đúng tư thế là cách tốt để giữ cho hệ xương khớp chắc khỏe

Bạn cần duy trì tư thế tốt cả khi đứng, ngồi, nằm ngủ hay trong bất cứ hoạt động nào. Một tư thế tốt sẽ giúp làm giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể lên cột sống. Lúc này các rễ dây thần kinh cũng không bị chèn ép, giúp tăng cường lưu thông máu.

Bạn đừng duy trì hay bó buộc cơ thể mình quá lâu trong một tư thế. Thỉnh thoảng nên có sự thay đổi để các khớp không bị căng cứng. Đối với khi đứng hay ngồi cần giữ cho lưng của bạn được thẳng. Khi nằm ngủ, hãy chọn gối và nệm chất lượng để đường cong sinh lý của cột sống không bị ảnh hưởng.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học cũng là phương án tốt giúp bạn duy trì một hệ xương khớp chắc khỏe. Đây là cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm (những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa phổ biến)…

Khi bạn không đáp ứng nhu cầu vitamin D và canxi cơ thể cần sẽ khiến cho mật độ xương giảm nhanh, xương giòn, yếu. Lúc này vùng cột sống cũng sẽ bị tổn thương kéo theo nguy cơ cao bị mắc đau dây thần kinh tọa.

Chính vì thế, để phòng tránh bệnh đau dây thần kinh tọa, bạn hãy chắc chắn rằng chế độ ăn của mình đảm bảo đủ dưỡng chất cho sức khỏe xương khớp. Một số loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D nên xuất hiện phù hợp trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

  • Thực phẩm giàu vitamin D: trứng, ngũ cốc, nấm, sò, các loại cá…
  • Thực phẩm giàu canxi: sữa, đậu phụ, hạnh nhân, rau lá xanh, cá mòi…

4. Từ bỏ thói quen xấu

Nhiều thói quen xấu trong ăn uống hay sinh hoạt cũng dễ khiến bạn mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. Muốn phòng bệnh được tốt hơn, hãy nhanh chóng thay đổi những thói quen xấu.

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh đau dây thần kinh tọa và các vấn đề về lưng nói cung khởi phát. Nếu bạn đang duy trì thói quen này thì hãy nhanh chóng từ bỏ.

phòng ngừa đau dây thần kinh tọa
Nhanh chóng từ bỏ thói quen hút thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa

Một số thói quen trong ăn uống như thích ăn đồ chế biến sẵn hay uống nước có gas, có cồn cũng sẽ không tốt cho hệ thống xương khớp của bạn. Hãy lập kế hoạch thay đổi chúng càng sớm càng tốt.

5. Duy trì cân nặng phù hợp

Một cơ thể quá khổ không chỉ khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây hại cho hệ thống xương khớp. Cột sống của bạn sẽ phải chịu đựng áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Lâu dần rất dễ suy yếu, thậm chí mất đi đường cong sinh lý. Điều này cũng khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép và tổn thương.

Để phòng tránh bệnh đau dây thần kinh tọa, việc duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp là rất cần thiết. Nếu đang bị thừa cân, bạn cần thực hiện ngay chiến lược giảm cân để có một cơ thể cân đối. Phòng nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa nói riêng và các bệnh lý xương khớp khác nói chung.

Những kiến thức về cách phòng tránh đau dây thần kinh tọa trên đây sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm về cách phòng bệnh đau dây thần kinh tọa. Bạn cũng nên chủ động thăm khám định kỳ để kiểm soát tốt hơn tình hình sức khỏe bản thân.

Thông tin mà Thuocdantoc.vn mang lại chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho lời khuyên từ nhân viên y tế.

Tin bài nên đọc

Sữa tỏi chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi

Người bị đau thần kinh tọa thường phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động hằng ngày và chất lượng cuộc...
đau thần kinh tọa và quan hệ tình dục

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không bác sĩ?

Đau thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp về xương khớp ở người trên 50 tuổi. Căn bệnh...

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp nào?

Những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp như dùng thuốc tây, phẫu thuật......

Đau dây thần kinh tọa sau khi sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: từ cột sống...

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ đang trở thành nạn nhân của bệnh đau dây thần kinh. Những cơn đau...

nguyên nhân gâu đau dây thần kinh tọa

6 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bạn cần hết sức lưu ý

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh về xương khớp rất phổ biến ở độ tuổi từ trung niên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.