Tìm hiểu các loại đau thần kinh tọa thường gặp

Tùy thuộc vào vị trí nơi dây thần kinh tọa bị tổn thương mà người bệnh thường cảm thấy cơn đau nhức và triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa thường không giống nhau.

Các loại đau thần kinh tọa thường gặp
Đau là triệu chứng đặc trưng của bệnh đau dây thần kinh tọa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do thoái hóa khớp hoặc do thoát vị đĩa đệm.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Chúng chạy dọc từ sau từ sau lưng dưới đến mặt sau của hai chân với chức năng là giúp điều khiển chi dưới vận động. Tuy nhiên, khi dây thần kinh này bị tổn thương, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trầm trọng hơn, bệnh có thể gây bại liệt.

Chính vì vậy, để điều trị bệnh đau thần kinh tọa dứt điểm, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Quan trọng hơn là bệnh nhân cần nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu. Bởi theo các chuyên gia, việc phát hiện đau dây thần kinh tọa sớm sẽ giúp quá trình điều trị đạt kết quả cao.

Các loại đau thần kinh tọa thường gặp

Đau là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đau thần kinh tọa. Tùy thuộc vào những vị trí tổn thương khác nhau mà cơn đau thần kinh tọa cũng có những dấu hiệu đặc trưng không giống nhau. Cụ thể như sau:

1. Đau thần kinh tọa từ rễ dây thần kinh L4

Dựa vào cấu tạo, đoạn cột sống L3 – L4 thường nằm ở giữa cột sống thắt lưng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng của thân. Bên cạnh đó, các dây thần kinh, mô mềm và cơ bắp có nhiệm vụ hỗ trợ nâng đỡ, giúp đầu gối và chân di chuyển dễ dàng.

Tuy nhiên, khi rễ dây thần kinh L4 bị kích thích dẫn đến tổn thương, chúng sẽ gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Thông thường, cơn đau thần kinh tọa thường bắt nguồn từ vị trí bị tổn thương và lan rộng đến bắp đùi. Sau đó, chúng di chuyển dần xuống đầu gối và đến bàn chân. Thời gian đầu, bệnh nhân có thể bị giảm phản xạ giật đầu gối. Nhưng càng về sau, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại. Khi đó, người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc nhấc hoặc đưa chân lên cao.

HỮU ÍCH: Khám đau thần kinh tọa ở đâu tốt và uy tín nhất?

2. Đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh L5

Đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh L5 thường bắt nguồn từ cột sống thắt lưng dưới L4 – L5. Đây là hai đốt sống thấp nhất ở cột sống thắt lưng. Hai đốt sống này phối hợp cùng với đĩa đệm, dây thần kinh, khớp và mô mềm thực hiện chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể và giúp chúng chuyển động linh hoạt theo nhiều hướng.

Các loại đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể bắt nguồn từ việc rễ dây thần kinh L5 bị chèn ép và gây đau.

Tuy nhiên, nếu cột sống thắt lưng dưới L4 – L5 bị chấn thương, các đốt sống L4 sẽ bị trượt về phía trước so với đốt sống L5. Khi đó, chúng sẽ chạm vào rễ dây thần kinh L5, gây chèn ép và dẫn đến đau. Ngoài chấn thương, đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh L5  cũng có thể là do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống gây ra. Khi bị đau, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng, eo mà cơn đau còn lan dọc xuống ngón chân út. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau hoặc tê ở đầu bàn chân, đặc biệt là ở vị trí giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai.

3. Đau thần kinh tọa từ rễ thần kinh S1

Theo giải phẫu dây thần kinh tọa, rễ dây thần kinh S1 thường bắt nguồn từ đoạn đốt sống L5 – S1 hay còn gọi là khớp lumbosacral. Đoạn đốt sống này có vị trí quan trọng trong hệ cột sống. Bởi chúng là đoạn bản lề của cột sống thắt lưng dưới nên chịu đựng áp lực đèn nén lớn nhất của toàn bộ cơ thể.

Khi bị thoái hóa, đốt sống thắt lưng L5 trượt về phía trên đốt sống đầu tiên của S1 sẽ gây đau bằng cách đè nén lên rễ dây thần kinh. Ngoài ra, theo các chuyên gia xương khớp, giữa hai đốt cột sống L5 – S1 được ngăn cách bởi một lớp đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị trượt có thể gây chèn ép, tổn thương rễ dây thần kinh S1. Lúc này, cơn đau sẽ xuất phát từ thắt lưng dưới chạy dọc ra phía sau mông rồi lan rộng đến phía bên ngoài của bàn chân.

Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác yếu nhóm cơ dép. Điều này dẫn đến tình trạng, bệnh nhân không thể gấp bàn chân hoặc ngón chân về phía gan chân. Nếu bệnh không được điều trị, về lâu dài có thể làm giảm cảm giác vùng gót chân, ngón chân số 4 và 5, gan bàn chân. Nặng hơn, bệnh có thể gây mất phản xạ phần gân gót chân.

Nhìn chung, cơn đau nhức do thần kinh tọa gây ra thường có biểu hiện đau từ vùng thắt lưng đến mặt sau của cẳng chân. Đau thường diễn ra mạnh mẽ khi bệnh nhân vận động mạnh và có dấu hiệu giảm dần khi nghỉ ngơi. Điều đặc biệt, cơn đau nhói thường xuất hiện từng đợt mỗi khi người bệnh giậm chân mạnh. Hoặc đau có triệu chứng tăng lên khi bệnh nhân đi qua ổ gà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí rễ dây thần kinh bị tổn thương mà triệu chứng đau có thể diễn ra ở vùng khác nhau. Vị vậy, để khắc phục bệnh, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Không chỉ gây đau đớn cho cơ thể mà triệu chứng đau thần kinh tọa còn làm ảnh hưởng đến...

Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ, vận động vừa phải và đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh sau vài tuần.

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, cần chú ý điều gì?

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều phương...

đau thần kinh tọa ở người già

Đau thần kinh tọa ở người già do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì?

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý rất phổ biến ở người cao tuổi, nó thường được mô...

chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu của ông bà ta

Đau nhức từ hông lan xuống mông, đến bàn chân là triệu chứng mà hầu hết những người bị đau...

phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp xảy ra phổ biến ở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *