Bị Đau Dạ Dày Quặn Từng Cơn Nguy Hiểm Không, Cần Làm Gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau dạ dày là một trong những tình trạng khiến không ít người bệnh mệt mỏi, căng thẳng và vô cùng đau đớn. Vậy, đau dạ dày quặn từng cơn có thực sự nguy hiểm không và cần có những biện pháp hữu hiệu nào để xoa dịu cơn đau này? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác.

đau dạ dày quặn từng cơn
Đau dạ dày quặn từng cơn có thực sự nguy hiểm không? Cần làm gì để xoa dịu cơn đau?

Đau dạ dày quặn từng cơn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày quặn từng cơn là tình trạng các cơn đau dạ dày trở nên dữ dội hơn hoặc xuất hiện âm ỉ trong khoảng thời gian dài. Khi cơn đau dạ dày trồi lên, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, quằn quại và mệt mỏi, thậm chí toát nhiều mồ hôi hột ở khắp cơ thể.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn có thể kể đến như: bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể kích thích bởi các chất kích thích hoặc thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh, cơ thể thường xuyên bị căng thẳng,…

Đau dạ dày quặn từng cơn có nguy hiểm không
Đau dạ dày quặn từng cơn gây ra cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi

Trên thực tế, tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn gây ra không ít sự khó chịu cho người bệnh khi gặp phải. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, tình trạng đau dạ dày thắt từng cơn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như:

Đau dạ dày cấp tính

Đau dạ dày cấp tính thường xuất hiện với những cơn đau dữ đội. Tình trạng này được hình thành do lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng tấy, chảy máu,… Cơn đau càng trở nên dữ dội hơn khi dạ dày tiêu thụ thức ăn.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng, chảy máu. Khi đó, lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và hình thành nên những cơn đau quằn quại.

Ngoài những cơn đau dữ dội, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, sôi bụng, đi đại tiện phân lỏng,…

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp tính mà những cơn đau trở nên dữ dội hơn khi có những tác động lên phần ruột. Khi đó, người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau thắt quặn từng cơn.

Đau dạ dày quặn từng cơn là dấu hiệu bệnh gì
Đau dạ dày quặn từng cơn có thể là biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa

U nang buồng trứng

Tình trạng đau thắt dạ dày từng cơn có thể là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng. Căn bệnh này có thể khiến không ít người bệnh phải chịu những cơn đau dạ dày thắt từng cơn do khối u vỡ ra và xảy ra hiện tượng tràn dịch.

Theo sự nhận định của chuyên gia, bệnh u nang buồng trứng có thể gây nguy hiểm đến tính trạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật

Hiện tượng rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật là tình trạng dịch mật không thể đi xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể khiến gia giảm chức năng hoạt động của dạ dày. Từ đó xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, có cảm giác nôn mửa, điển hình hơn là cơn thắt dạ dày dữ dội ở vùng hạ sườn phải, thậm chí làn ra sau lưng và lên cả vùng bả vai.

Xuất huyết tiêu hóa

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng,… Và tình trạng này cũng chính là biểu hiện cảnh báo cho một bệnh lý nguy hiểm. Nếu phát hiện chậm trễ hoặc phương pháp điều trị không phù hợp, máu trong dạ dày có thể chảy ra liên tục và gây nên tình trạng thiếu máu, chóng mặt, hạ huyết áp, sốc, thậm chí tử vong.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến của đường tiêu hóa. Ở giai đoạn khởi phát, căn bệnh này hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh tình có những bước chuyển biến nhanh hóng khiến người bệnh sụt cân không phanh, cùng với đó là triệu chứng đau dạ dày thắt từng cơn.

=> Kết luận: Đau dạ dày quặn từng cơn là triệu chứng điển hình của hàng loạt bệnh lý tiềm ẩn. Chính vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Vì sao ăn xong bị đau dạ dày? Cách khắc phục nhanh chóng

Khi nào nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa?

Người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cơn đau càng trở nên dữ dội hơn, lan tỏa ra toàn ổ bụng, vai, ngực và cả sau lưng;
  • Nôn ói liên tục;
  • Nôn có máu tươi hoặc chất dịch như bã cà phê;
  • Táo bón trong nhiều ngày liền;
  • Đi ngoài có phân đen hoặc có máu đi kèm phân;
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc bụng luôn có cảm giác khó chịu, chướng bụng;
  • Cơ thể suy nhược nghiêm trọng, sụt cân không phanh.
tôi nên gặp bác sĩ khi bị đau dạ dày quặn từng cơn
Người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân. Với các biểu hiện và những triệu chứng qua lời kể từ bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh lý rồi từ đó đưa ra những chỉ định khám lâm sàng phù hợp để đưa ra kết luận chính xác nhất như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X – quang, nội soi dạ dày,…

Khi có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp như việc sử dụng thuốc, chế độ kiêng cữ và một số dặn dò để phòng ngừa cơn đau dạ dày bất ngờ quay trở lại.

Cách xoa dịu chứng đau dạ dày quặn từng đơn ngay tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng có thể xoa dịu cơn đau quặn từng cơn ngay tại nhà bằng một số biện pháp tại nhà như chườm nóng, massage bụng, uống trà thảo mộc hay áp dụng một số bài thuốc dân gian.

Chườm nóng

Chườm nóng là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để giúp làm dịu thức thì các cơn đau thắt từng cơn. Khi đói, hơi nóng có khả năng phân tán cơn đau, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Người bệnh có thể đặt một khăn ấm hoặc một chai nước lọc ấm lên vùng bụng và kết hợp với việc chà xát nhẹ nhàng cho đến khi chai nước hoặc khăn nguội hẳn.

Massage bụng

Massage bụng là biện pháp hỗ trợ tích cực cho việc giảm đau dạ dày, đồng thời giúp cho dạ dày được thư giãn, tránh co bóp quá mức.

Người bệnh đặt 1 hoặc 2 bàn tay lên bụng và tiến hành xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện đều tay và liên tục từ 10 – 15 phút hoặc thực hiện cho đến khi bụng ấm hơn. Để gia tăng công dụng, người bệnh cũng có thể sử dụng một số tinh dầu được chiết xuất từ lá bạc hà, gừng, sả, lá khuynh diệp,…

Uống trà thảo mộc

Đa phần, trà thảo mộc được điều chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, lành tính, an toàn và hầu như không mang lại những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng để cải thiện cơn đau dạ dày quặn từng cơn.

Các chuyên gia đã đưa ra một số loại trà thảo mộc mà người bị đau dạ dày nên uống là: trà mật ong, trà gừng, trà rễ cây cam thảo, trà hoa cúc,…

Xem thêm: 10 Loại Nước Uống Tốt Cho Người Đau Dạ Dày, Dễ Làm Tại Nhà

cách làm dịu cơn đau dạ dày quặn từng cơn
Uống trà thảo mộc là phương pháp hữu hiệu giúp làm dịu các cơn đau dạ dày thắt từng cơn

Cách phòng ngừa bị đau dạ dày quặn từng cơn

Để phòng ngừa cơn đau dạ dày quặn từng cơn xảy ra hoặc tái phát trở lại, bạn cần có những chế độ ăn uống khoa học kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể hơn:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Các đối tượng bị đau dạ dày quặn từng cơn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cụ thể như sau:

  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, củ quả tươi được chế biến ở dạng mềm, lỏng và dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực quá lớn cho dạ dày;
  • Nên ăn các thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu hóa.
  • Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày. Trong đó, bữa ăn sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Bữa tối không nên ăn quá no, đặc biệt cần hạn chế ăn sau 8h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ;
  • Không nên ăn các thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng hay thức ăn quá mặn;
  • Hạn chế ăn các thức ăn được chế biến ở dạng chiên, rán, nướng;
  • Hạn chế tối đa việc ăn các thức ăn gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng và chứa nhiều muối như: đậu hoặc các chế phẩm từ đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa, lạp xưởng, thịt nguội, xúc xích,…;
  • Các loại hoa quả có tính axit cao, người bị đau dạ dày cần hạn chế tối đa như: cam, quýt, chanh, giấm, mẻ, me chua, khế, các thực phẩm lên men, đồ ăn đóng hộp sẵn,…;
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có gas hay các chất kích thích như: nước ngọt, soda, rượu, bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá,…

Mách bạn: Các Loại Rau Người Đau Dạ Dày Nên Ăn Mỗi Ngày

xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị đau dạ dày quặn từng cơn
Các đối tượng bị đau dạ dày quặn từng cơn nên ăn uống đúng giờ, đủ bữa và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần thực hiện những chế độ sinh hoạt như sau:

  • Luôn giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh căn thẳng hay mệt mỏi quá mức.
  • Tạo thói quen sinh hoạt đúng giờ. Không nên thức quá khuya hay làm việc quá sức;
  • Mỗi ngày dành ít nhất 45 – 60 phút để luyện tập thể dục thể thao với cái bài tập phù hợp với sức khỏe, nhất là các bài ngồi thiền hay yoga.
chế độ sinh hoạt cho người bị đau dạ dày quặn từng cơn
Ngồi thiền là phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn hiệu quả

Tất cả các phương pháp trên đây tuy có hiệu quả giảm triệu chứng, hỗ trợ khắc phục cơn đau khá tốt nhưng không phải là giải pháp tối ưu để loại bỏ tận gốc tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn. 

Theo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về Tiêu hóa, người bệnh nên tìm đến các giải pháp mang tính đặc trị, xử lý bệnh với phác đồ – cơ chế rõ ràng. Có như vậy mới khỏi triệt để và không lo tái phát về sau.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau dạ dày quặn từng cơn và một số biện pháp xoa dịu cơn đau hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc biết chính xác nên và không nên làm gì để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Siêu âm dạ dày

Giải đáp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày

Siêu âm dạ dày là phương pháp thăm khám bằng việc vận dụng chùm sóng cơ học có bước sóng...

7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh

Thuốc dau dạ dày dạng sữa (gói) thường mang tác dụng nhanh trong việc cải thiện triệu chứng đầy hơi,...

Nội Soi Dạ Dày Mất Bao Lâu Thì Xong Và Có Kết Quả

Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp nội soi được giới chuyên môn đánh giá cao trong...

Thượng vị là vùng trên rốn vài centimet.

Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?

Bệnh đau thượng vị ợ hơi là hội chứng đau ở vùng thượng vị và kèm theo triệu chứng ợ...

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm....