Người Bị Viêm Dạ Dày Hp Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Người bị viêm dạ dày Hp thường gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa, chính vì vậy việc lập chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều rất cần thiết. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý này được hiệu quả.

viêm dạ dày Hp nên ăn gì
Người bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì để cải thiện bệnh ?

Người bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?

Hầu hết, bệnh nhân bị viêm dạ dày Hp thường gặp phải tình trạng ợ chua và buồn nôn sau khi ăn. Với những thực phẩm sau đây, bạn có thể loại bỏ những triệu chứng nói trên và cải thiện tình trạng bệnh lý.

1. Mật ong

Mật ong là thực phẩm tốt cho người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa nói chung và bệnh viêm dạ dày Hp nói riêng. Các thành phần chống oxy hóa trong mật ong có khả năng ức chế sự phát triển và biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra. Sử dụng mật ong trong thời gian dài có thể cải thiện những tổn thương tại niêm mạc dạ dày, hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị bệnh lý này.

viêm dạ dày Hp nên ăn gì
Mật ong là một trong những loại thực phẩm người bị viêm dạ dày Hp nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

Bạn có thể dùng trực tiếp mật ong hoặc pha mật ong với nước ấm dùng vào buổi sáng để xoa dịu những cơn đau dạ dày và các triệu chứng do viêm dạ dày Hp gây ra.

2. Dầu oliu

Dầu oliu là tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ trái oliu, loại dầu này chứa nhiều vitamin, axit béo và các polyphenols – các chất chống oxy hóa. So với mỡ động vật hay dầu thực vật, dầu oliu đem lại nhiều lợi ích vượt trội cho cơ thể.

Loại dầu này không làm tăng cholesterol như các loại dầu thông thường, hơn nữa các axit béo trong dầu còn làm mềm và giảm tổn thương lên thành dạ dày. Các hoạt chất chống oxy hóa lại có tác dụng ức chế và chống lại vi khuẩn Hp, hỗ trợ người bệnh loại bỏ những triệu chứng do bệnh viêm dạ dày gây ra.

viêm dạ dày Hp nên ăn gì
Dầu oliu chứa nhiều axit béo, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho hệ tiêu hóa

3. Sữa chua và chế phẩm từ sữa chua

Sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotic – đây là thành phần giúp tăng vi khuẩn có lợi trong ruột, ức chế vi khuẩn Hp và những vi khuẩn có hại khác tiềm ẩn trong dạ dày. Các lợi khuẩn này giúp dạ dày hoạt động tiêu hóa tốt, loại bỏ tình trạng thức ăn ứ đọng gây khó tiêu.

Nên bổ sung sữa chua hoặc các chế phẩm từ thực phẩm này từ 1 – 3 lần/ ngày. Tuy nhiên bạn không nên dùng khi đói, các lợi khuẩn này có thể khiến dạ dày bị xót và niêm mạc bị tổn thương. Nên dùng sau khi ăn từ 30 phút – 2 giờ để đảm bảo lợi khuẩn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

4. Trà xanh

Trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa – chúng có khả năng tái tạo và phục hồi những tế bào trên thành dạ dày bị vi khuẩn Hp tấn công. Ngoài ra catechin có trong trà xanh còn ngăn ngừa biến chuyển của bệnh viêm dạ dày và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Bạn nên dùng một tách trà xanh vào sáng sớm để đầu óc minh mẫn và hỗ trợ quá trình điều trị viêm dạ dày Hp. Hạn chế dùng trà vào chiều tối vì trà xanh có chứa caffeine có thể khiến bạn khó ngủ.

5. Bánh mì

Bánh mì có khả năng thấm hút bớt lượng axit do dạ dày tiết ra, hơn nữa thực phẩm này cũng không gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu như các chế phẩm từ tinh bột khác.

viêm dạ dày Hp nên ăn gì
Bánh mì có tác dụng hút bớt dịch vị trong dạ dày, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau xuất hiện

Người bị viêm dạ dày Hp thường nhanh đói hơn bình thường vì vậy bạn có thể ăn vài lát bánh mì mỗi khi cảm thấy đói. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau xuất hiện.

6. Chuối

Chuối là loại trái cây quen thuộc có nguồn gốc nhiệt đới Trung bình trong một quả chuối có chứa 27,7g đường, 74g nước và 1,1g chất đạm, ngoài ra loại quả này còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin.

Kali là nguyên tố vi lượng chiếm hàm lượng cao nhất trong chuối, thành phần này có khả năng sản sinh chất bảo vệ niêm mạc và thành dạ dày. Ngoài ra, thành phần pectic có trong chuối có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa. Pectic giảm kích thích lên đường ruột và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ruột. Thành phần này còn cải thiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu,…

viêm dạ dày Hp nên ăn gì
Chuối chứa nhiều kali và pectic giúp ức chế vi khuẩn Hp và các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa

Bạn có thể bổ sung 1 – 2 quả chuối mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị viêm dạ dày Hp và những bệnh lý về đường tiêu hóa khác.

7. Tỏi

Tỏi có chứa nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa, bao gồm allicin, fructan, vitamin B1, B2, vitamin C và các nguyên tố vi lượng,… Các thành phần trong tỏi có tác dụng kháng sinh, diệt khuẩn, giúp phục hồi những tế bào tổn thương trong niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên tỏi có tính nóng nên bạn chỉ dùng không quá 1,5 gram mỗi ngày. Dùng quá nhiều tỏi khiến thành dạ dày tổn thương, đi kèm đó là những triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi,…

8. Quả việt quất

Quả việt quất là một trong những loại thực phẩm thích hợp với bệnh nhân viêm dạ dày Hp. Loại quả này chứa nhiều thành phần chống oxy hóa giúp phục hồi những tổn thương do vi khuẩn Hp tấn công lên thành dạ dày.

Hơn nữa, việt quất còn nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu do bệnh viêm dạ dày Hp gây ra.

viêm dạ dày Hp nên ăn gì
Quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phục hồi những tổn thương trong niêm mạc dạ dày

9. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, loại rau này còn chứa sulforaphane – thành phần này có khả năng loại bỏ những vi khuẩn có hại trong dạ dày, trong đó có vi khuẩn Hp.

Súp lơ xanh còn chứa rất nhiều nước và có tính kiềm, có tác dụng cân bằng dịch vị trong dạ dày, giúp người bệnh giảm tình trạng ợ chua, buồn nôn do dịch vị tiết ra quá nhiều.

Ngoài những loại thực phẩm nêu trên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm những thực phẩm khác có lợi cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm lành mạnh, bạn cũng nên kiêng cử các thực phẩm gây hại cho dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ cay nóng,…

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp. Cho nên bạn cần phải thực hiện để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, nếu muốn khỏi bệnh triệt để thì cần tìm đến giải pháp xử lý bệnh đảm bảo hiệu quả từ gốc.

Hiện nay, hàng ngàn người bệnh đang truyền tai nhau bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc với khả năng loại bỏ HP, dứt điểm bệnh dạ dày chỉ sau 2 tháng điều trị.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về bài thuốc trong video dưới đây.

Để được tư vấn kỹ hơn về liệu trình điều trị, bệnh nhân hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc gặp các chuyên gia, bác sĩ. Số hotline: 0983 845 445 (Hà Nội) và 0961 825 886 (HCM).

HOẶC KẾT NỐI TRỰC TUYẾN, NHẬN TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY

Đừng để HP dạ dày hành hạ dai dẳng, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với điều trị theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để sớm khỏi bệnh.

THÔNG TIN BỔ SUNG:

Click xem thêm

Muối nabica là gì? Công dụng?

Muối Nabica Là Gì? Và Công Dụng Chữa Đau Dạ Dày

Muối nabica chữa đau dạ dày có mang lại hiệu quả an toàn? Biện pháp chữa đau dạ dày bằng...

đau dạ dày uống sữa đậu nành được không

Người đau dạ dày có uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe, thường xuất hiện trong chế độ ăn uống...

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Người nước ngoài sử dụng Sơ can Bình vị tán – Khi chất lượng đánh bay mọi rào cản

Khi chữa bệnh bằng YHCT trở thành xu hướng điều trị mới của thế kỷ XXI thì những bài thuốc...

Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tốt và lưu ý?

Khi các rắc rối về đường tiêu hóa thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của...

Tìm hiểu về các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày thường được sử dụng

Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất

Để chữa viêm loét dạ dày có thể áp dụng nhiều cách điều trị khác nhau như: Uống thuốc tây,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.