Khi bị đau dạ dày cấp nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Có không ít người vẫn bối rối khi bị đau dạ dày cấp. Những cơn đau đột ngột xuất hiện khiến người bệnh “không kịp trở tay” và chần chừ trong cách xử lý. Vì vậy, biết được “Khi bị đau dạ dày cấp nên làm gì?” là điều rất cần thiết.

làm gì khi bị viêm dạ dày cấp
Làm gì khi bị viêm dạ dày cấp?

Nguyên nhân đau dạ dày cấp

Một số nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp tính thường gặp là:

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pyori): Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.pylori gây ra viêm dạ dày cấp chiếm đa số. Vi khuẩn xâm nhập sẽ kích thích niêm mạc của dạ dày, gây ra tình trạng loét dạ dày hoặc xuất hiện xuất huyết dạ dày.
  • Dùng thuốc không steroid: Sử dụng các loại thuốc giảm đau này trong thời gian dài có thể làm hỏng lớp niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng đau viêm dạ dày cấp.
  • Kích thích từ bên ngoài: Khói thuốc, rượu bia hoặc thói quen ăn uống thực phẩm. các căng thẳng áp lực cũng gián tiếp khiến niêm mạc bị kích thích.
  • Mắc bệnh về đường tiêu hóa: Bệnh tự miễn, Crohn, … cũng có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau dạ dày cấp.
đau dạ dày cấp phải làm gì
2 trong những nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp thường gặp nhất: nhiễm khuẩn H.pylori và dùng thuốc giảm đau

Những đối tượng dễ gặp viêm dạ dày

Mặc dù viêm dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh nhưng nó phổ biến hơn ở những đối tượng:

  • Người trên 60 tuổi
  • Người uống nhiều rượu bia
  • Người hút thuốc, sử dụng chất kích thích
  • Người thường xuyên sử dụng aspirin hoặc các nhóm thuốc chống viêm khác như naproxen, meloxicam,… ở dạng liều cao, dài ngày.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm dạ dày HP dương tính: Triệu chứng và hướng điều trị

Khi bị đau dạ dày cấp nên làm gì?

Với câu hỏi :”Khi bị đau dạ dày cấp nên làm gì?”, người bệnh cần phải lập tức xác định nguyên nhân để đưa ra các biện pháp can thiệp hợp lý.

Sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn

Mặc dù thuốc kháng axit không đem lại tác dụng điều trị vết loét của dạ dày nhưng khi cơn đau xuất hiện, chúng sẽ làm giảm lượng axit. Thuốc kháng axit còn mang lại hiệu quả trong việc giảm bớt sự tăng axit sau khi hấp thụ thực phẩm trong dạ dày.

Vì vậy khi cơn đau dạ dày xuất hiện, cách nhanh nhất chính là sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn. Các loại phổ biến gồm: Nhôm hydroxit (Amphojel, AlternaGEL), magiê hydroxit (Phillips ‘Sữa Magnesia), nhôm hydroxit và magiê hydroxit (Maalox, Mylanta), canxi cacbonat (Rolaids, Titralac, Tums) và natri bicarbonate (Alka-S)

đau dạ dày cấp phải làm gì
Dịch axit trong dạ dày sẽ được trung hòa, từ đó giảm đau hiệu quả từ thuốc kháng axit

Tuy đây là loại thuốc không cần kê đơn, thế nhưng cần phải hỏi trước ý kiến bác sĩ hoặc sử dụng theo hướng dẫn được in trên bao bì. Thuốc kháng axit có thể làm cản trở sự hấp thu của các loại thuốc khác. Vì vậy việc tham khảo chuyên gia để phối hợp các loại thuốc điều trị là điều rất quan trọng.

Bỏ túi: Các loại thuốc trung hòa axit dạ dày tốt nhất [MỚI CẬP NHẬT]

Ăn uống và nghỉ ngơi

Khi bị đau dạ dày cấp không nên ăn uống trong vòng vài giờ sau đó. Lúc này niêm mạc đang rất yếu ớt, dễ bị trầy xước và tổn thương. Vì vậy bạn nên lựa chọn thay thế các món ăn bằng các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, một vài lát bánh mì hoặc cơm trắng để tránh gây kích ứng.

Việc nghỉ ngơi khi bị đau dạ dày cấp cũng là việc nên làm. Chú ý nên nằm nghiêng để giảm áp lực lên thành dạ dày. Bạn có thể ngủ vài phút đồng hồ để xoa dịu cơn đau.

Giảm đau bằng mẹo

1. Nước đường lạnh 

Khi xuất hiện các cơn đau dạ dày cấp, bạn có thể lập tức sử dụng một ly nước lạnh để ổn định axit trong dạ dày. Cách làm: 1 nước lạnh pha cùng 2 muỗng đường, khuấy đều và uống. Nước sẽ hòa tan axit và làm ổn định hơn trạng thái của dạ dày.

Lặp lại 1-2 lần đến khi cảm thấy khá hơn để khắc phục nhanh chóng cơn đau dạ dày cấp.

2. Nước dừa

Một biện pháp có thể làm giảm bớt đau dạ dày cấp khác mà bạn có thể thử chính là uống nước dừa. Nước dừa rất giàu chất xơ và khoáng, có thể hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa sự xuất hiện của axit. Niêm mạc dạ dày sẽ được làm mát và thải độc với một trái dừa mọng nước.

đau dạ dày cấp phải làm gì
Nước dừa rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và đường ruột

3. Gừng 

Với đặc tính sát khuẩn chống viêm, từ lâu gừng đã được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y. Khi bị đau dạ dày cấp, bạn cũng có thể áp dụng cách dùng gừng để giảm bớt cơn đau.

Cách làm: Dùng một đốt gừng nhỏ rửa sạch và sắc với nước. Sau đó uống thật chậm rãi để gừng thấm vào niêm mạc, kích thích tuần hoàn máu vận động nhằm giảm bớt cơn đau nhức.

Xem chi tiết: Các Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng cực hay và đơn giản

4. Baking soda

Một trong các thành phần có trong thuốc trị đau dạ dày là baking soda (natri bicacbonat). Bạn có thể dùng 1 thìa baking soda hòa tan với nước ấm để uống nhằm làm giảm cơn đau dạ dày cấp.

5. Nước ép bắp cải

Bắp cải rất giàu vitamin U. Đây là loại vitamin nổi tiếng với khả năng chữa lành vết loét hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần khi phân vân không biết làm gì lúc bị đau dạ dày cấp sẽ được giải đáp với bắp cải.

đau dạ dày cấp nên làm gì

Dùng bắp cải cắt thành từng miếng và ép lấy nước có thể giảm bớt tình trạng viêm loét và đẩy lùi cơn đau.

Gặp bác sĩ và điều trị

Các cơn đau dạ dày cấp nếu vẫn quay trở lại ngay sau đó hoặc thậm chí là kéo dài vài ngày thì bạn cần đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm ngay. Đó có thể là các dấu hiệu của viêm dạ dày cấp và mạn tính mà bạn không thể chủ quan bỏ qua.

Việc điều trị viêm dạ dày cấp sẽ hiệu quả bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc trị và thăm khám, theo dõi thường xuyên. Đồng thời thành lập khẩu phần ăn thân thiện với dạ dày và giảm tải áp lực, căng thẳng sẽ góp phần ngăn ngừa các cơn đau dạ dày cấp quay trở lại.

Bài viết đã mang đến những thông tin tham khảo cho vấn đề: “Khi bị đau dạ dày cấp nên làm gì?”. Tuy nhiên,ThuocDanToc.vn không đưa ra các chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa thay thế lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là tốt đối với...

Quả sung có khả năng điều trị chứng đau dạ dày, viêm dạ dày hiệu quả.

Chữa đau dạ dày bằng quả sung bạn đã thử?

Quả sung có nhiều dược tính, được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau và có khả năng...

Thử cách chữa đau dạ dày từ quả dừa khá đơn giản

Có lẽ bạn đã từng nghe đến việc cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bằng quả...

Đau dạ dày từng cơn là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày từng cơn xuất hiện khi dạ dày có dấu hiệu co bóp quá mức hoặc tiết nhiều...

bị hp dạ dày khi mang thai

Tất cả những điều cần biết về nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai

Viêm dạ dày Hp khi mang thai có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, gây viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *