Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Không chỉ gây ra những khó chịu và phiền toái cho người bệnh mà khi không được chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, sốc, tắc ruột, viêm phúc mạc…

Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Là một trong các chứng bệnh đường ruột thường gặp, viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hoặc phần đầu của tá tràng bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn Hp, cách ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc tây…

Các triệu chứng mà bạn thường gặp phải khi bị bệnh bao gồm nôn và buồn nôn, đau vùng thượng vị, ợ hơi,… chúng không chỉ gây ra các cảm giác đau đớn và khó chịu mà còn làm cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên rắc rối. Tuy là căn bệnh khá dễ điều trị nhưng nếu chủ quan, không chữa bệnh sớm mà để nó diễn tiến trong thời gian dài, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bao gồm:

1. Xuất huyết dạ dày

Chảy máu dạ dày được cho là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi vì khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các mạch máu tại những vị trí này sẽ bị rách hoặc bị vỡ ra gây chảy máu trong dạ dày và tá tràng. Lượng máu này sẽ được chảy ra bằng đường miệng hoặc bằng đường đại tiện.

Nếu được thoát ra ngoài bằng đường miệng, bạn có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc có chứa các hạt màu đen như hạt cà phê. Trường hợp bị thải ra ngoài bằng đường đại tiện, phân sẽ lẫn máu đỏ tươi. Nhưng khi bị tích tụ lâu ngày, phân sẽ có màu hắc ín hoặc bã cà phê chứ không phải lẫn màu đỏ tươi như thông thường.

Xuất huyết dạ dày nặng có thể làm cho cơ thể bị mất máu trầm trọng, đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

2. Tắc nghẽn dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể làm tắc nghẽn dạ dày và đường ruột của bạn. Vị trí thường bị tắc nghẽn là môn vị – lỗ hẹp nằm cuối dạ dày – bộ phận nối dạ dày với tá tràng. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa các thức ăn bị đình trệ, gây áp lực lên cơ môn vị khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Điều này làm cho thức ăn bị ứ đọng, không xuống được tá tràng gây nôn, khó tiêu.

Cơ môn vị bị ảnh hưởng cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dịch mật, làm trầm trọng thêm chứng tắc nghẽn dạ dày mà bạn đang gặp phải.

3.  Thủng dạ dày

Nếu viêm loét dạ dày tá tràng diễn tiến trong thời gian dài, các ổ loét ngày càng nặng nề, chúng có thể làm cho dạ dày của bạn bị thủng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vùng bụng bị căng cứng, đau đột ngột và dữ dội vùng thượng vị, đi kèm với đó là các triệu chứng: Mặt tái nhợt, nhịp thở nhanh, vã mồ hôi, tụt huyết áp…

Tình trạng này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, chính vì vậy nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế để được chữa trị.

Thủng dạ dày là một trong những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - hậu quả của viêm loét dạ dày tá tràng - biến chứng của thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Thủng dạ dày là một trong những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

4. Viêm phúc mạc

Đây là một hệ quả khác của biến chứng thủng dạ dày. Vì khi thủng dạ dày, các dịch vị dạ dày sẽ bị tràn ra toàn ổ bụng gây ra hiện tượng bỏng phúc mạc. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đớn, cơ thể sẽ bị tái nhợt, hơi thở nhanh và nông, shock… Viêm phúc mạc sẽ diễn tiến theo hai chiều hướng là viêm phúc mạc toàn thể và viêm phúc mạc khu trú.

  • Với viêm phúc mạc toàn thể: Đa số các trường hợp bị thủng dạ dày sẽ tiến triển thành viêm phúc mạc toàn thể trong vòng khoảng 12 – 24 giờ. Các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ bị tăng dần, cơ thể người bệnh sẽ bị suy sụp do rối loạn các chất điện giải, suy thận, nhiễm độc…
  • Với viêm phúc mạc khu trú: Tình trạng này thường hiếm gặp, xảy ra sau khi bị thủng dạ dày khoảng 4 – 5 ngày.  Những triệu chứng thường gặp của viêm niêm phúc mạc khu trú bao gồm chán ăn, có cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi hít thở mạnh, sốt cao, nấc, nôn…

Vì viêm phúc mạc cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, do đó cần phải được điều trị sớm, tránh gặp những tình huống xấu do bệnh gây ra.

5. Ảnh hưởng đến các cơ quan khác

Bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể làm cho những cơn đau đớn lan tỏa ra các cơ quan khác như cổ họng, vùng ngực, vùng lưng đặc biệt là khi bạn nằm.

Ngoài ra, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra các biến chứng khác ít phổ biến hơn. Vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn không được mang thái độ chủ quan mà cần phải đi thăm khám và chữa trị sớm để bảo đảm an toàn cho bản thân.

Click xem thêm

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

Cùng với câu hỏi: "Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?", các mẹ bầu cần phải chú ý...

Liệu mật gấu có khả năng điều trị đau dạ dày hiệu quả như dân gian lưu truyền?

Dùng mật gấu chữa đau dạ dày có thực sự hiệu quả như được đồn thổi?

Theo Đông y, mật gấu có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm lành vết loét...

Bài thuốc được bào chế với công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP 

Hướng dẫn dùng Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày đúng cách, hết bệnh sau 45 ngày

Với uy tín hơn 10 năm, Sơ can Bình vị tán đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài...

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em - Cập nhật 2020

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em – Cập nhật 2021

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.