Những loại thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp là một trong những biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất hiện nay. Viêm đau dạ dày cấp uống thuốc gì sẽ còn phụ thuộc vào chẩn đoán lẫn tình trạng của người bệnh. Mặt khác, trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

thuốc đau dạ dày cấp tính
Dùng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp sẽ giúp chữa lành bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn

Chẩn đoán viêm dạ dày

Khi xuất hiện dấu hiệu của viêm dạ dày cấp, điều đầu tiên bạn cần làm chính là đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm dạ dày và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, giúp hỗ trợ khôi phục sức khỏe nhanh nhất có thể.

Những yếu tố để các bác sĩ có thể chẩn đoán dạ dày bao gồm

Tiền sử bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh án. Câu hỏi có thể bao gồm về các bệnh lý từng mắc phải, các nhóm thuốc đã – đang sử dụng hoặc yếu tố bệnh lý gia đình,…

Khám sức khỏe

Một cuộc kiểm tra thể chất tổng quát là điều cần thiết để giúp kết quả chẩn đoán viêm dạ dày cấp chính xác hơn. Các bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để kiểm tra âm thanh trong bụng hoặc dùng tay để nhấn, gõ bụng để xem xét mức độ và vị trí đau đớn.

viêm dạ dày cấp nên uống thuốc gì
Gặp bác sĩ khi các biểu hiện viêm dạ dày cấp xuất hiện thời gian dài

Nội soi đường tiêu hóa trên

Sử dụng máy nội soi để xem hình ảnh của thực quản, dạ dày và tá tràng để nhận biết vị trí thương tổn. Đồng thời các bác sĩ có thể sử dụng công cụ chuyên biệt để thực hiện sinh thiết trong quá trình nội soi dạ dày.

Các xét nghiệm khác

Nhằm để chắc chắn hơn về kết luận bệnh, người bệnh sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm hơi thở ure
  • Kiểm tra phân
  • Chụp X-quang

Những loại thuốc điều trị viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp có thể được chữa khỏi nếu như kịp thời phát hiện và điều trị. Đặc biệt thuốc điều trị viêm dạ dày cấp hiện nay được chia thành 2 nhóm chính: thuốc giảm lượng axit trong dạ dày và thuốc điều trị nguyên nhân ngầm

1. Thuốc giảm lượng axit trong dạ dày

Dạ dày được bảo vệ bằng một lớp lót dạ dày. Tuy nhiên khi lớp lót này mỏng đi hoặc bị kích thích, lượng axit trong dạ dày có thể gây ra tổn thương, viêm sưng. Từ đó xuất hiện cơn đau dạ dày cấp. Thuốc giảm lượng axit được xem là loại thuốc điều trị viêm dạ dày cấp không thể thiếu. Giảm axit có thể thúc đẩy chữa lành niêm mạc dạ dày, từ đó giảm bớt cơn đau và số lần viêm dạ dày cấp tái phát.

  • Thuốc kháng axit: đặc điểm chung của nhóm thuốc này chính là có tác dụng kháng lại dịch axit trong dạ dày. Bằng sự kết hợp khác nhau của 3 loại muối cơ bản: magie, nhôm và canxi; cùng với các ion hydroxit hoặc bicacbonat để trung hòa axit dạ dày. Một số loại là: Alka-Seltzer, Maalox, Mylanta, Rolaids và Riopan. Tuy nhiên tác dung phụ của thuốc kháng axit là tiêu chảy (do muối magie), táo bón (muối nhôm)
  • Thuốc chẹn H2 (thuốc chẹn axit, thuốc chẹn histamine) thuộc nhóm không kê đơn, thuốc chẹn H2 có thể là giảm lượng axit, giúp giảm đau viêm dạ dày và khuyến khích dạ dày tự chữa lành. Gồm có ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axid AR).
  • Thuốc ức chế axit (thuốc ức chế bơm proton PPI): PPI làm giảm sản xuất axit hiệu quả hơn thuốc chẹn H2. Bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bộ phận sản xuất axit, lượng axit sẽ được giảm đáng kể. Một số loại thuốc PPI là: omeprazole (Prilosec, Zegerid), lansoprazole (Prevacid), dexlansoprazole (Dexilant), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (AcipHex). Tuy nhiên lạm dụng PPI sẽ gây ra tình trạng suy thận, mất trí nhớ, loãng xương.
thuốc chữa viêm dạ dày cấp
Hỏi ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc chữa viêm dạ dày cấp

2. Điều trị nguyên nhân ngầm

Khi xác định được nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp, các bác sĩ có thể đề nghị điều trị bổ sung bằng thuốc.

  • Điều trị nhiễm H.pylori bằng kháng sinh: thuốc kháng sinh sẽ làm sạch dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn. Đồng thời, chữa nhiễm trùng bằng kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng như loét dạ dày, u lympho MALT và ung thư dạ dày. Kháng sinh có thể được kê đơn bao gồm clarithromycin, amoxicillin và metronidazole.
  • Điều trị nguyên nhân gây viêm dạ dày do dùng thuốc NSAID: NSAID là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thường được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên chúng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp khá phổ biến. Do đó, các bác sĩ có thể sẽ cân nhắc cho bệnh nhân thay đổi thuốc điều trị viêm dạ dày cấp phù hợp.
  • Điều trị nguyên nhân do căng thẳng, trầm cảm khi bị bệnh nặng, bị thương: trong trường hợp này, bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày gồm sucralfate (Carafate), misoprostol, bismuth subsalicylate. thuốc chẹn H2 và PPI.
  • Điều trị nguyên nhân do thiếu máu ác tính (Thiếu vitamin B12): thiếu máu có thể là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp. Các bác sĩ sẽ kê toa thuốc vitamin B12 hoặc dùng cách tiêm tĩnh mạch B12 để tăng cường sản xuất máu tự thân.
  • Điều trị nguyên nhân rối loạn tiêu hóa: bổ sung probiotic – 1 dạng men vi sinh có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột lẫn chữa lành tổn thương dạ dày.

Có thể thấy được việc dùng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp là điều thiết yếu. Bởi viêm dạ dày cấp có thể chuyển thành mạn tính nếu người bệnh chủ quan và tái phát khi không có biện pháp chăm sóc phòng ngừa hợp lý. Hơn nữa, trong quá trình sinh hoạt, triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm khi bệnh nhân có chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày cấp chuyên biệt. Các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị sẽ giúp bệnh nhân xây dựng thực đơn này khoa học, hiệu quả hơn.

Vì vậy, khi xuất hiện các biểu hiện viêm dạ dày cấp, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay. Trong quá trình chữa bệnh và dùng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải luôn tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp thêm việc ăn uống, nghỉ ngơi, khả năng viêm dạ dày cấp quay trở lại là điều rất hiếm xảy ra. Đừng quên tạo thói quen tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện những thay đổi về sức khỏe và kiểm soát bệnh trạng tốt hơn.

Những thông tin đưa ra trên đây chỉ mang tính tham khảo,ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Click xem thêm

Ths. Bác Sĩ Tuyết Lan: 40 Năm Tận Tâm Cứu Giúp Người Bệnh Dạ Dày

Với bài thuốc YHCT đặc trị cùng trình độ chuyên môn cao và sự tận tâm, chuyên nghiệp trong từng...

Mẹo giảm đau nhanh khi cơn đau dạ dày tái phát

Đau dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay khiến người bệnh cảm thấy đau đớn,...

Tìm hiểu cách chữa đau dạ dày bằng bao tử nhím

Dùng bao tử nhím chữa đau dạ dày như thế nào ?

Chữa đau dạ dày bằng bao tử nhím có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân...

Thuốc tân dược khó có thể điều trị viêm loét đại tràng dứt điểm

2 loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng khi dùng phải cẩn trọng

Viêm loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ nói đến tình trạng lớp lót trong niêm mạc dạ dày, ruột...

bé bị đau dạ dày phải làm sao

Mách mẹ 7 mẹo xử trí khi bé bị đau dạ dày

Trên thực tế cho thấy, các trường hợp bé bị đau dạ dày không hề là điều hiếm gặp. Bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.