[Giải đáp] Bị đau dạ dày có nên tập yoga không ?
Đau dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Yoga là một trong những bài tập có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Vậy khi bị đau dạ dày có nên tập yoga không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.
Bị đau dạ dày có nên tập yoga không?
Yoga là một trong những bài tập có tác dụng rất tốt đến sức khỏe như tăng tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, điều hòa hơi thở, giảm đau,… Đồng thời, nếu bạn thường xuyên luyện tập yoga cũng sẽ có tác dụng rất tốt đến tinh thần, hạn chế căng thẳng stress kéo dài và giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn.
Chuyên gia cho biết, tập yoga cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hữu hiệu. Cơ chế chính của việc tập luyện yoga là điều chỉnh hơi thở một cách đều đặn và nhịp nhàng hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể giúp hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn. Từ đó, cơn đau dạ dày sẽ bị đẩy lùi một cách hữu hiệu và hạn chế các triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày.
Căng thẳng, stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khá phổ biến. Việc luyện tập yoga thường xuyên còn có tác dụng kích thích các huyệt vị trên cơ thể hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể giải tỏa những áp lực trong cuộc sống, thư giãn tinh thần và ngăn ngừa cơn đau dạ dày tái phát rất hiệu quả.
Tham khảo thêm: 10 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Tức Thời – Nhanh Cấp Tốc
Các bài tập yoga dành cho người bị đau dạ dày
Các cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi chức năng của cơ quan này bị suy giảm hoặc hoạt động quá mức, từ đó hình thành nên các cơn đau nhức lan tỏa ở vùng thượng vị, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Một số bài tập yoga có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giảm đau dạ dày hiệu quả người bệnh nên thường xuyên luyện tập là:
– Kiểm soát hơi thở
- Ngồi ngay ngắn và thẳng lưng trên sàn, gập đầu gối hai chân lại sao cho bàn chân phải để trên đùi trái và ngược lại.
- Đặt hai tay lên đầu gối, cong ngón tay cái và ngón trỏ lại với nhau, các ngón tay khác duỗi thẳng.
- Tập trung hít vào một hơi sâu và thở ra nhanh, thực hiện liên tục cho đến khi thấy mệt.
- Sau đó hít một hơi vào thực sau, bịt mũi lại giữ một lúc rồi thở ra nhẹ nhàng.
- Thực hiện lặp lại động tác trong khoảng 5 phút cơn đau dạ dày sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
– Tư thế gập người về phía trước
- Ngồi vuông góc với nền nhà, hai chân duỗi thẳng và đặt sát vào nhau.
- Từ từ gập người về phía trước, sao cho hai tay chạm với ngón chân cái và mặt áp vào gối.
- Thực hiện hít vào thở ra đều đặn và nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ ở bụng.
- Áp dụng động tác này từ 2-3 lần sau đó trở về trạng thái ban đầu rồi tiếp tục.
- Ở động tác này bạn nên tập luyện kéo dài từ 5 – 10 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Tư thế vòng cung
- Nằm sấp lên trên mặt sàn, co đầu gối ngược lên phía trên và dùng hai tay nắm lấy hai cổ chân.
- Hướng cơ thể về phía trên để toàn bộ trọng lượng cơ thể tập trung vào vùng bụng.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây sau đó thả lỏng và trở về tư thế ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này từ 5-6 lần trong một hiệp tập để mang lại hiệu quả.
– Tư thế co gối
- Nằm duỗi thẳng trên sàn và thả lỏng cơ thể, từ từ nâng chân phải lên một góc 45 độ đồng thời hít vào.
- Chân trái duỗi thẳng, co gối chân phải, đầu hơi nâng nhẹ và dùng tay nắm lấy phần bắp chân
- Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 15 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng và đưa chân trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện tương tự với chân trái, lặp lại mỗi bên khoảng 5 lần cho một hiệp tập.
– Tư thế rắn hổ mang
- Nằm sấp trên sàn nhà, hai tay chống xuống sàn sao cho lòng bàn tay áp vào mặt sàn.
- Mở rộng các đầu ngón tay, từ từ nâng cơ thể lên trên và duỗi thẳng hai chân.
- Hít thở đều đặn, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thả lỏng cơ thể.
- Động tác này sẽ dồn áp lực về bụng giúp giảm đau nhanh chóng.
– Tư thế con châu chấu
- Nằm úp trên mặt sàn, thả lỏng cơ thể và đặt hai tay bên cạnh hông.
- Thực hiện hít vào, từ từ nhấc chân lên khỏi mặt sàn, đầu nâng lên và ngẩng về phía trước.
- Điều hòa hơi thở, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây thì hạ chân xuống và thả lỏng cơ thể.
Một số lưu ý khi tập yoga chữa đau dạ dày
Khi tập yoga để chữa đau dạ dày người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả mang lại:
- Nên tập yoga tại nơi yên tĩnh để tinh thần có thể được thư giãn và thoải mái nhất, giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Trước khi tập luyện cần phải khởi động nhẹ để làm nóng cơ thể, bôi trơn các gân khớp tránh các tổn thương không đáng có.
- Khi luyện tập yoga bạn cần phải thực hiện đúng tư thế kết hợp với hơi thở đều đặn và tâm tĩnh lặng. Yoga là bài tập yêu cầu phải tập trung vào hơi thở, vì vậy bạn cần phải hít thở sâu và đều đặn để tăng lượng oxy được bơm vào cơ thể, giảm lượng carbonic trong máu.
- Tùy thuộc vào thể trạng và tình hình sức khỏe của bản thân, bạn nên lựa chọn luyện tập bằng những tư thế phù hợp để có thể mang lại hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên tập luyện tại các trung tâm uy tín hoặc tập với các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hướng dẫn và điều chỉnh cho đúng tư thế.
- Luyện tập yoga chữa đau dạ dày yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và đúng nguyên tắc để có thể nâng cao sức khỏe và nhanh chóng mang lại hiệu quả.
- Bên cạnh luyện tập yoga người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa cơn đau tái phát. Chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh với hàm lượng vừa đủ để tránh gây áp lực lên dạ dày.
Như vậy, tập yoga cũng là một trong những phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất an toàn và hiệu quả bạn có thể thực hiện tại nhà. Các tư thế yoga sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, từ đó cơn đau dạ dày cũng được đẩy lùi một cách đáng kể.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Ứng dụng châm cứu điều trị chứng đau dạ dày
- Mẹo giảm đau khi cơn đau dạ dày tái phát nhanh chóng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!