Phân biệt bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính
Dù viêm dạ dày là căn bệnh không hề hiếm gặp, thế nhưng rất ít người có thể trả lời sự khác nhau giữa bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính. Tùy từng trường hợp sẽ có những cách chăm sóc và điều trị khác nhau, mức độ bệnh lẫn thời gian lành bệnh cũng có những khác biệt nhất định.
Tổng quan bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính
Bệnh viêm dạ dày nói chung là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó xuất hiện những cơn đau vùng dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày, phổ biến nhất là nguyên nhân dùng thuốc giảm đau thời gian dài (NSAID) và nhiễm vi khuẩn Hp. Dựa vào các triệu chứng, thời gian phát bệnh lẫn thời gian điều trị mà người ta chia viêm dạ dày thành 2 loại: viêm dạ dày cấp và mãn tính.
Về viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột ở niêm mạc dạ dày. Nó có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau dữ dội, dai dẳng. Tuy nhiên cơn đau thường chỉ tạm thời và kéo dài trong thời gian ngắn. Sau khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp và kết hợp thực đơn lành mạnh, triệu chứng của nó có thể thuyên giảm và biến mất.
Về viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính (mãn tính) xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm nhiều lần, thường xuyên trong thời gian dài. Lúc này, niêm mạc dạ dày bị thay đổi và mất một số loại tế bào bảo vệ. Hơn nữa, viêm dạ dày mạn tính từ lúc xuất hiện mầm bệnh đến lúc phát bệnh có thể sẽ mất rất lâu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền ung thư dạ dày, thậm chí là ung thư khi không được điều trị.
Phân biệt bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính
Có thể thấy cấp tính và mãn tính là thuật ngữ chỉ về cường độ và mức độ bệnh viêm dạ dày. Tình trạng cấp tính thường khởi phát nhanh trong khi mạn tính có thể mất nhiều thời gian hơn. Mặt khác, tình trạng cấp tính có thể trở thành mạn tính nếu không kịp thời điều trị.
Việc xác định đó là viêm dạ dày cấp tính hay mạn tính sẽ phụ thuộc vào các xét nghiệm chẩn đoán. Các tế bào viêm cấp tính được gọi là tế bào bạch cầu hạt, tế bào bạch cầu đa nhân và được tìm thấy trong giai đoạn đầu của chấn thương, nhiễm trùng. Ngược lại, các tế bào viêm mạn tính là tế bào lympho, tế bào plasma, tế bào đơn nhân và một loạt tế bào đặc hiệu có liên quan đến phản ứng miễn dịch của thể.
Về nguyên nhân và triệu chứng của viêm dạ dày cấp và mạn tính, chúng có những điểm tương đồng rất rõ rệt.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải viêm dạ dày cấp và mạn tính bao gồm:
- Hệ miễn dịch bị phá hủy tế bào dạ dày: được biết đến với tên gọi rối loạn tự miễn dịch (bệnh tự miễn). Nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin, thiếu máu và ung thư.
- Nhiễm khuẩn: phổ biến nhất và thường gặp nhất chính là nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (H.pylori) gây ra. Nó sẽ làm loét dạ dày, loét đường ruột hoặc ung thư.
- Kích thích bên ngoài: những tác nhân như dùng thuốc chống viêm steroid, rượu bia, ăn uống không lành mạnh có thể gây ra tình trạng xói mòn niêm mạc dạ dày, chảy máu dạ dày.
Triệu chứng
Viêm dạ dày mạn tính không phải lúc nào cũng thể hiện các triệu chứng. Tuy nhiên phần lớn sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, từ phổ biến đến ít thông dụng gồm:
- Ăn mất ngon
- Khó tiêu, đầy bụng
- Buồn nôn, nôn, nôn ra máu
- Đau phần thượng vị
- Phân đen, hắc ín
Các dấu hiệu viêm dạ dày cấp và mạn tính này cũng có thể được bắt gặp trong các triệu chứng bệnh khác. Vì vậy việc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ là điều cần thiết.
Khi cảm giác cơ thể có sự thay đổi đột ngột hoặc các triệu chứng đau dạ dày cấp và mạn tính này xuất hiện trong vòng 7-10 ngày, hãy sắp xếp để có cuộc hẹn với bác sĩ. Ngoài ra, phải gặp bác sĩ ngay lập tức khi có biểu hiện nôn ra máu, khó thở, bất tỉnh, đau dữ dội.
Xem thêm: Viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp
Phòng ngừa viêm dạ dày cấp và mạn tính
Bạn có thể kiểm soát các biến chứng của viêm dạ dày và phòng ngừa viêm dạ dày bằng cách theo dõi chế độ ăn uống và hạn chế mức độ căng thẳng. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ít thức ăn cay xào và không uống rượu bia, chất kích thích sẽ tốt cho dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung của bạn.
Bên cạnh đó, dùng thuốc điều trị viêm dạ dày cấp và mạn tính theo chỉ định của bác sĩ cũng là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng phát bệnh xảy ra. Cần cân nhắc đến việc thay thế các nhóm thuốc NSAID như naproxen, aspirin, ibuprofen bằng các loại thuốc khác có lợi cho bao tử hơn hoặc sử dụng kèm thêm thuốc kháng axit sau khi đã hỏi ý bác sĩ. Ngoài ra, việc uống thuốc NSAID cùng thức ăn, nước, sữa và không uống khi bụng đói có thể giảm thiểu tối đa sự kích ứng niêm mạc dạ dày của thuốc.
Đừng quên lập kế hoạch tái khám theo lịch hẹn và kiểm soát sức khỏe bằng cách rèn luyện thể thao, ngủ đủ giấc, không thức khuya để phòng ngừa viêm dạ dày cấp và mạn tính tái phát.
Trên đây là những thông tin tham khảo để giúp bạn đọc phân biệt viêm dạ dày cấp và mạn tính. ThuocDanToc.vn không đưa ra các chẩn đoán hay các phương pháp điều trị thay thế lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em – Cập nhật mới nhất
- Viêm dạ dày Hp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!