Đau Dạ Dày Ăn Ổi Được Không? Cách Ăn Tốt Cho Dạ Dày?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Có khá nhiều người quan điểm rằng người bị đau dạ không nên ăn ổi, đặc biệt là phần hạt, bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến sự vận động của dạ dày. Một ý kiến khác lại đưa ra quan điểm trái ngược hoàn toàn. Vậy ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai? Câu trả lời sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

đau dạ dày ăn ổi được không?
Người bị đau dạ dày ăn ổi được không? – Tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất

Những giá trị dinh dưỡng của quả ổi đối với sức khỏe con người

Ổi là một trong những loại trái cây quá đỗi quen thuộc và được nhiều người ưa thích bởi vị ngọt cùng với độ giòn của phần thịt. Trong quả ổi có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như vitamin A, vitamin C, kali, đồng, mangan, folate, chất xơ. Tuy hàm lượng calo trong quả ổi chiếm khá cao nhưng chứa ít nhiều chất béo bão hòa, lượng cholesterol thấp nên rất tốt cho hệ tim mạch.

Với những thành phần dinh dưỡng trên, quả ổi mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, cụ thể như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Dưỡng chất carotenoids và vitamin C trong ổi chiếm khá cao có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện sự hoạt động của ruột và dạ dày;
  • Cải thiện tình trạng ho: Nước ép ổi chứa nhiều hàm lượng vitamin và sắt, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng ho, đau rát cổ họng, đồng thời ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi;
  • Hỗ trợ điều trị đau răng: Nước lá ổi ép chứa nhiều lượng vitamin và chất làm se có thể giúp cải thiện chứng đau răng, viêm loét nướu, chảy máu chân răng;
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ có hàm lượng vitamin C có trong ổi khá dồi dào mà hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện, chống mệt mỏi, đau ốm vặt, phòng ngừa cảm lạnh.

Ngoài những công dụng đã được liệt kê, ổi còn mang lại nhiều công dụng khác như: giảm cân, ổn định huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giảm đau cơ bắp, hỗ trợ chữa lành các trường hợp viêm dạ dày,…

thành phần và giá trị của ổi
Giá trị dinh dưỡng của quả ổi và những lợi ích đối với sức khỏe con người

Đau dạ dày ăn ổi được không? – Giải đáp thắc mắc

Trở lại với vấn đề “Bị đau dạ dày ăn ổi được không?”. Theo một số tài liệu đã được giới chuyên gia chứng minh cho biết, không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra khi các đối tượng đau dạ dày ăn ổi. Việc ăn ổi không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày.

Dưới đây là một số lý do cụ thể:

  • Hàm lượng chất xơ có trong ổi chiếm khá cao. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa được làm sạch một cách tự nhiên, đồng thời, hỗ trợ chức năng của đường ruột, rất tốt cho các đối tượng bị tiêu chảy;
  • Nhờ có tính kiềm tự nhiên mà đường ruột được làm sạch, giúp hệ tiêu hóa kháng khuẩn. Đặc biệt, tính kiềm này đóng vai trò khá quan trọng trong việc trung hòa lượng axit dịch – đây là loại axit có hại cho hệ đường ruột và hình thành những cơn đau ở dạ dày;
  • Ngoài tính kiềm, ổi còn có chức năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Khi đi vào dạ dày, các thành phần có trong ổi giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây nên tình trạng viêm loét;
  • Trong một số tài liệu Đông y còn cho biết, ổi giúp kiện Tỳ Vị, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, táo bón, viêm đường ruột,…
đau dạ dày ăn ổi có được không
Trong ổi chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là sự hoạt động của dạ dày

Như vậy, người bị đau dạ dày hay đau bao tử hoàn toàn ăn được ổi và không nhất thiết phải kiêng cữ ổi như lời mách bảo của một số người. Ổi không chỉ giúp cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không được ăn tùy tiện, cần lưu ý một số điều trước khi ăn ổi để phát huy tối đa công dụng của ổi.

Người bị đau dạ dày nên ăn ổi như thế nào là đúng cách?

Như vừa được đề cập, ổi mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng đau dạ dày. Tuy nhiên, các đối tượng này cần sử dụng ổi đúng cách và không được lạm dụng để giảm thiểu tối đa các trường hợp rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, người bị đau dạ dày cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn và sử dụng quả ổi đã chín mềm để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Nếu ăn phải những quả còn xanh, vỏ cứng sẽ khiến cho dạ dày hoạt động co bóp càng nhiều, thậm chí gây đau dữ dội. Bên cạnh đó, hàm lượng tanin có trong ổi xanh có thể gây đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng;
  • Cần làm sạch ổi trước khi ăn để loại bỏ các tác nhân gây hại cho hệ đường ruột. Tốt nhất, bạn nên rửa cùng với nước muối pha loãng khoảng 3 – 5 phút trước khi ăn;
  • Mỗi ngày chỉ được ăn từ 400 – 500 gram ổi, không nên ăn quá nhiều và cần nhai kỹ trước khi nuốt để tránh làm áp lực lên hệ tiêu hóa;
bị đau dạ dày ăn bao nhiêu ổi là đủ
Người bị đau dạ dày chỉ được ăn ổi tối đa 500gram/ ngày, nên ăn quả ổi chín mềm, không ăn hạt cứng
  • Tuyệt đối không được ăn ổi lúc bụng đói. Bởi hàm lượng vitamin C có trong vỏ ổi sẽ kích thích dạ dày tăng tiết dịch và làm hỏng lớp niêm mạc dạ dày. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bạn nên ăn ổi khi bụng no hoặc sau bữa ăn chính khoảng 30 phút;
  • Vỏ ổi chứa hàm lượng vitamin C và chất khoáng khá dồi dào. Do đó, bạn không nên gọt bỏ phần vỏ mà nên tận dụng tối đa chất dinh dưỡng có trong vỏ ổi;
  • Người bị đau dạ dày không nên ăn hạt ổi. Bởi hạt ổi có thể gây khó tiêu và làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của dạ dày;
  • Đối với các đối tượng bị xuất huyết dạ dày hoặc bị suy nhược cơ thể nên bổ sung mỗi ngày một ly nước ép ổi sau mỗi bữa ăn chính.
bị đau dạ dày có thể uống nước ép ổi
Thành phần có trong nước ép ổi có tác dụng hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày và chống suy nhược cơ thể

Tóm lại, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn ổi nhưng cần phải ăn vừa đủ và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý. Tốt nhất, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn ổi để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và có những phương án điều trị phù hợp.

GỢI Ý: Nếu chưa tìm được cách chữa đau dạ dày phù hợp, người bệnh có thể tham khảo thêm bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp này đã được giới thiệu trên kênh truyền hình VTV2 Vì sức khỏe người Việt.

Xem chi tiết chương trình trong video dưới đây!

Lưu ý: Để nhận tư vấn thêm về liệu trình Sơ can Bình vị tán chữa đau dạ dày hoặc có thắc mắc cần giải đáp, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc qua số hotline: 0983 845 445 (Hà Nội) và 0961 825 886 (HCM).

HOẶC KẾT NỐI TRỰC TUYẾN VỚI CHUYÊN GIA, BÁC SĨ NGAY TẠI ĐÂY!

Thông tin xem thêm:

Click xem thêm

Cơ chế stress gây nên bệnh loét dạ dày tá tràng

Lối sống hiện đại cùng những áp lực, bộn bề trong cuộc sống khiến cho tình trạng căng thẳng (stress) ngày càng gia tăng. Đây cũng là một trong những...
nóng rát dạ dày

Cảm giác nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách xử lý

Nóng rát dạ dày là triệu chứng rất dễ gặp phải thường ngày. Nó có thể bắt nguồn từ việc...

Khi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác nhất?

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. Lựa chọn...

Căn bệnh dạ dày và hội chứng ruột kích thích khiến NS Thu Hà ăn không ngon ngủ không yên

Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà

5 năm với nỗi đau do căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, VIÊM HANG VỊ khiến NS Thu thường xuyên...

Thuốc tân dược khó có thể điều trị viêm loét đại tràng dứt điểm

2 loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng khi dùng phải cẩn trọng

Viêm loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ nói đến tình trạng lớp lót trong niêm mạc dạ dày, ruột...

Chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc: Bệnh nhân chia sẻ hành trình thoát khỏi bệnh đau dạ dày

Áp lực công việc, căng thẳng cuộc sống, thói quen ăn uống thất thường,... khiến ngày càng nhiều người mắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.