Giải đáp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Siêu âm dạ dày là phương pháp thăm khám bằng việc vận dụng chùm sóng cơ học có bước sóng ngắn được truyền qua đầu dò nhỏ. Phương pháp này không xâm lấn, không gây đau đớn cho bệnh nhân và giúp chẩn đoán chính xác vấn đề dạ dày đang gặp phải. Sau đây là một số giải đáp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo.

Siêu âm dạ dày
Phương pháp siêu âm dạ dày được thực hiện bằng cách đưa đầu dò quan sát các vị trí trên bụng

Tổng hợp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày

Việc phát hiện và điều trị các bệnh lý về dạ dày ngay từ giai đoạn ban đầu giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm về đường tiêu hóa trong tương lai. Siêu âm dạ dày, nội soi dạ dày là những phương pháp thăm dò và đưa ra chẩn đoán bệnh cụ thể nhất. Vậy những vấn đề mà chúng ta thường lo lắng trước khi tiến hành siêu âm dạ dày là gì?

1. Khi nào nên siêu âm dạ dày?

Những triệu chứng của bệnh lý dạ dày thường biểu hiện tương tự như các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu điển hình của dạ dày, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được siêu âm và thăm khám bằng các kỹ thuật hiện đại. Các dấu hiệu đặc trưng đó là:

  • Đau tức vùng thượng vị
  • Thường xuyên bị đầy hơi, căng tức vùng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Biếng ăn, người mệt mỏi, sụt cân
  • Nóng rát dạ dày

Những biểu hiện trên thường xuất hiện trong thời gian ngắn và hay tái phát nhiều lần. Việc chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng không chính xác bằng việc gián tiếp quan sát những tổn thương bên trong dạ dày.

2. Đối tượng nào cần được sử dụng phương pháp siêu âm dạ dày?

Phương pháp siêu âm dạ dày được chỉ định áp dụng cho một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không đủ điều kiện để kiểm tra dạ dày bằng phương pháp nội soi.
  • Người có triệu chứng viêm dạ dày, thực quản nghiêm trọng.
  • Đối tượng có biểu hiện biến đổi bệnh lý như viêm teo, phì đại dạ dày, viêm loét tá tràng cũng được áp dụng phương pháp siêu âm.
  • Dạ dày có các khối u hoặc xuất hiện triệu chứng polyp dạ dày.
  • Người có dị vật dạ dày.
  • Đối tượng bị giãn dạ dày cấp tính.
  • Người có biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày.
  • Bệnh nhân cần được xem gấp tình trạng dạ dày hoặc có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa.
  • Người mắc bệnh sa dạ dày cấp tính.
  • Người có tiền sử dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa như là: hẹp môn vị phì đại bẩm sinh, mắc các dị tật tiêu hóa khác,…

3. Siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn hay không?

Mục đích của việc siêu âm dạ dày là để kiểm tra tình trạng bệnh lý bên trong và đảm bảo thu lại kết quả chính xác nhất. Trước khi tiến hành siêu âm dạ dày, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nhịn ăn từ 6 – 8 giờ và không sử dụng thức uống có màu như coca, cà phê,… Thời điểm dạ dày rỗng sẽ cho kết quả siêu âm chính xác hơn. Bởi vì, khi dạ dày có chứa thức ăn sẽ cản trở cho việc quan sát bị cản trở và đưa ra kết quả siêu âm sai lệch. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện nghiêm trọng tại dạ dày hoặc có nghi ngờ mắc bệnh nguy hiểm cần cứu thì không cần phải nhịn ăn uống.

4. Nên siêu âm dạ dày vào thời gian nào?

Các nhà nghiên cứu người Đan Mạch khẳng định, buổi sáng là thời điểm siêu âm mang lại kết quả chuẩn nhất. Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng lý giải thêm rằng buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm dạ dày rỗng nên sẽ cho kết quả kiểm chứng phát hiện bệnh lý dạ dày chính xác hơn so với các thời điểm còn lại.

Siêu âm dạ dày
Phương pháp siêu âm được thực hiện qua các bước đã được quy định

5. Siêu âm dạ dày có đau không?

Siêu âm dạ dày thực chất là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng để phát hiện các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường. Siêu âm dạ dày được thực hiện trên các dụng cụ chuyên biệt, tiên tiến để kiểm tra những bất ổn ở vùng ổ bụng để có hướng điều trị phù hợp. Các thao tác siêu âm không xâm lấn hay làm tổn thương nên không gây bất kỳ đau đớn nào.

Mặc dù vậy, siêu âm dạ dày không phải là biện pháp tối ưu trong việc chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm của dạ dày. Vì vậy, khi có ý định điều trị bệnh lý dạ dày nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phương pháp kiểm tra có khả năng mang lại kết quả tối ưu hơn.

6. Siêu âm dạ dày tiến hành ra sao?

Siêu âm dạ dày là phương pháp kiểm tra sức khỏe không cần chuẩn bị nhiều. Tuy nhiên, các thao tác thực hiện vẫn được chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng, cần thiết.  Đối với bệnh nhân siêu âm dạ dày, tụy cần uống một ít nước lọc trước khi tiến hành siêu âm.

Siêu âm dạ dày tuy không phải là phương pháp tối ưu nhưng lại rất phổ biến trong việc kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa. Trên đây là những giải đáp thường gặp về phương pháp siêu âm dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo và chuẩn bị trước. Lưu ý Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán nào thay thế chỉ định của bác sĩ. Hãy tìm đến cơ sở y tế để được tiến hành chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Theo nhiều cuộc nghiên cứu gần đây các nhà phân tích học đã kết luận rằng, bệnh viêm dạ dày Hp...

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em - Cập nhật 2020

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em mới nhất

Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em cần được tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác...

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi ( cỏ mực )

Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết...

Chi phí nội soi dạ dày chi tiết [Bảng giá mới nhất]

Chi phí nội soi dạ dày luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi hiện nay, có...

Nội soi tiêu hóa là gì? Cách thực hiện như thế nào?

Nội soi tiêu hóa gồm những gì, khi nào cần thực hiện?

Nội soi tiêu hóa được chỉ định khi hệ tiêu hóa có các triệu chứng bất thường như đau vùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *