Viêm dạ dày ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nhiều người cho rằng các vấn đề về dạ dày chỉ xuất hiện ở người lớn. Tuy nhiên những năm gần đây số lượng trẻ em bị viêm dạ dày đang có xu hướng tăng lên. Nếu phụ huynh không kịp thời phát hiện và điều trị, viêm dạ dày có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.

viêm dạ dày trẻ em
Viêm dạ dày có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ

Viêm dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm dạ dày là tình trạng thành dạ dày bị sưng hoặc viêm. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện ở giai đoạn cấp tính. Nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và khó điều trị hơn trước.

Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những người trưởng thành, tuy nhiên trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc phải những sai lầm trong ăn uống và sinh hoạt.

1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm dạ dày ở trẻ em bao gồm:

viêm dạ dày trẻ nhỏ
Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày ở trẻ em
  • Nhiễm vi khuẩn H.pylori: trẻ có thể bị nhiễm H.pylori trực tiếp từ đồ ăn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm gián tiếp do sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh. Một số trường hợp trẻ bị nhiễm H.pylori do người lớn hôn má, hôn môi. Vi khuẩn có thể không phát sinh triệu chứng ở người lớn, nhưng trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, vì vậy vi khuẩn rất dễ phát triển và gây ra viêm dạ dày.
  • Rối loạn tự miễn: trẻ bị rối loạn tự miễn bẩm sinh có nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó có vi khuẩn H.pylori.
  • Sử dụng thuốc: các loại thuốc giảm đau, aspirin, thuốc chống viêm không steroid,… có thể gây tổn thương và kích thích lên niêm mạc dạ dày. Nếu phụ huynh cho trẻ dùng thuốc ở liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài, tình trạng viêm có thể xuất hiện tại dạ dày.
  • Stress: một số trẻ lớn hơn (từ 12 tuổi trở lên) có thể bị stress do áp lực học tập. Yếu tố này cũng góp phần khiến viêm dạ dày xuất hiện.

Trẻ có thể gặp phải những nguyên nhân không được đề cập trong bài viết. Bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không xác định bệnh bằng cảm quan và tùy tiện dùng thuốc cho trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày ở trẻ em:

  • Ăn uống khó tiêu
  • Da xanh xao
  • Đau bụng vùng trên
  • Ăn uống kém
  • Mất tập trung
  • Mệt mỏi
  • Căng thẳng
  • Sút cân
  • Tiêu chảy

Một số trường hợp có những dấu hiệu rất đặc trưng như:

  • Nôn ra máu
  • Phân có màu đen hoặc có máu

Các triệu chứng này thường phát sinh khi vị trí viêm ở dạ dày bị chảy máu. Khi nhận thấy những dấu hiệu này ở trẻ, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Nếu lượng máu mất quá nhiều, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Chúng tôi khuyến khích bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Cơ thể trẻ khá nhạy cảm, do đó nếu bạn dùng thuốc tùy tiện tình trạng có thể chuyển biến trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em

Việc điều trị viêm dạ dày ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của từng trường hợp. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị dứt điểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.

điều trị viêm dạ dày trẻ em
Bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc để giúp trẻ giảm đau và các triệu chứng do viêm dạ dày gây ra

Bác sĩ có thể yêu cầu trẻ dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H.pylori:

  • Thuốc ức chế bơm proton: nhóm thuốc này sẽ tạo màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng viêm sưng, giúp trẻ có thể ăn uống bình thường.
  • Thuốc kháng sinh (nhóm imidazole, macrolid): nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori

Nếu trẻ trên 12 tuổi, bác sĩ có thể sử dụng thuốc chứa hoạt chất paracetamol nhằm hạ sốt và giảm đau cho trẻ. Tuyệt đối không dùng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid – những loại này có khả năng gây tổn thương lên niêm mạc và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Khi bị viêm dạ dày trẻ thường mệt mỏi, nôn, chán ăn, thậm chí có thể tiêu chảy. Do đó, bạn buộc phải bổ sung nước và dịch cho trẻ.

chữa viêm dạ dày trẻ em
Bạn nên khuyến khích trẻ uống nước trong thời gian điều trị

Bạn nên khuyến khích trẻ uống nước nhiều hơn, ngoài ra bạn có thể sử dụng nước điện giải để bổ sung những khoáng chất cần thiết cho trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ bú sữa thường xuyên, điều này đảm bảo trẻ không bị mất nước do nôn và tiêu chảy. Tình trạng thiếu nước có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, do đó bạn cần thận trọng trong thời gian điều trị bệnh viêm dạ dày ở trẻ em.

Nếu trẻ không thể tự uống nước, bạn nên đút từng muỗng nước cho trẻ. Với những trẻ lớn hơn, bạn nên chia nhỏ từng bữa ăn để giảm áp lực lên thành dạ dày. Điều này sẽ giúp trẻ tránh cảm giác khó chịu, chướng bụng và nôn sau khi ăn.

Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ở trẻ em

Sau khi điều trị bệnh viêm dạ dày, tình trạng có thể tái phát nếu trẻ tiếp tục mắc những sai lầm khi ăn uống, sinh hoạt. Bạn cần hướng dẫn trẻ các biện phòng ngừa bệnh lý này:

  • Cần cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn
  • Nấu thức ăn chín hoàn toàn cho trẻ, không dùng thức ăn tái hoặc sống (ngay cả rau)
  • Bạn nên dạy trẻ ăn chậm nhai kỹ để tránh áp lực lên niêm mạc dạ dày
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị,…
  • Khi trẻ ăn xong, bạn nên dặn trẻ nên nghỉ ngơi trong ít nhất 30 phút. Hoạt động sau khi ăn có thể gây áp lực lên dạ dày và tạo điều kiện để bệnh viêm dạ dày tái phát.
  • Nên rửa tay cho trẻ sau khi trẻ chơi với vật nuôi. Chó và mèo có thể tiềm ẩn những vi khuẩn gây bệnh.

Viêm dạ dày ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện bệnh sớm và nghiêm túc trong quá trình điều trị. Nếu để tình trạng kéo dài, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, thậm chí có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm:

 

Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn thuốc)

Thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton... là các loại thuốc tây...

Quy trình thực hiện nội soi dạ dày là: tiêm thuốc mê, bác sĩ đưa ống nội soi vào dạ dày để quan sát và rút ống nội soi ra sau khi kiểm tra xong.

Nội soi dạ dày khi nào? Có đau không? Quy trình

Nội soi dạ dày là một thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của dạ dày, phát hiện...

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Và Mật Ong Đúng Cách

Sử dụng nghệ kết hợp với mật ong để điều trị đau dạ dày là phương pháp được áp dụng...

Thử cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng ngay tại nhà cực dễ

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y trị chứng đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng...

Đau dạ dày có nên uống nhiều nước không? Nhiêu lít/ngày?

Rất nhiều người đang tự đặt ra câu hỏi bị đau dạ dày (đau bao tử) có nên uống nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *