Cơ chế stress gây nên bệnh loét dạ dày tá tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Lối sống hiện đại cùng những áp lực, bộn bề trong cuộc sống khiến cho tình trạng căng thẳng (stress) ngày càng gia tăng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn hại sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: tim mạch, huyết áp, bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng.

stress gây loét dạ dày tá tràng
Stress là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng do stress là gì?

Viêm toét dạ dày – tá tràng do stress là một loại tổn thương cấp tính ở bề mặt niêm mạc dạ dày khi người bệnh bị căng thẳng hoặc mắc phải bệnh lý nghiêm trọng như: phẫu thuật, suy tạng, nhiễm khuẩn, tổn thương tủy sống, đa chấn thương.

Loét dạ dày – tá tràng do stress xảy ra thân dạ dày và đáy vị. Tuy nhiên cũng có trường hợp vết loét hình thành và phát triển ở đoạn thực quản xa, hang vị, tá tràng.

Những vết loét dạ dày do stress thường là vết loét nông, có thể gây chảy máu từ các mao mạch trên bề mặt. Stress cũng có thể gây tổn thương sâu , bào mòn lớp dưới của niêm mạc dạ dạ dày, gây nên hiện tượng xuất huyết hoặc thủng dạ dày.

Xem thêm: 3 nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp

Tại sao stress có thể gây loét dạ dày tá tràng?

Lý giải về cơ chế stress gây viêm loét dạ dày tá tràng, các chuyên gia cho biết:

Các yếu tố có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày bao gồm: chất nhầy bảo vệ, niêm mạc đường hô hấp, bicarbonat và những yếu tố gây loét như: sự tăng axit dạ dày và sự giảm tưới máu lên niêm mạc đường tiêu hóa.

Khi bị stress, cơ thể sẽ tự động giải phóng catecholamin gây co mạch, giảm cung lượng tim, đồng thời tăng giải phóng cytokine gây viêm. Những tác động này có thể khiến cho quá trình tưới máu nội tạng của cơ thể diễn ra chậm lại. Niêm mạc dạ dày không được tưới máu thường xuyên nên không được cung ứng đầy đủ oxy, điều này có thể khiến cho tế bào bị chết.

Song song với đó, nhu động dạ dày cũng kém đi khiến cho những chất có thuộc tính axit bị ứ đọng, thời gian tiếp xúc niêm mạc đường tiêu hóa với axit gây loét niêm mạc dạ dày ngày càng tăng, gây bào mòn niêm mạc.

Ngoài ra, sự suy giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc cũng là yếu tố khiến cho quá trình loét dạ dày diễn ra nhanh và mạnh hơn. Khi chất nhầy bảo vệ – yếu tố giảm nguy cơ hình thành vết loét bị thiếu hụt, dạ dày sẽ liên tục chịu sự tác động và bào mòn của axit dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Yếu tố tăng nguy cơ loét dạ dày do stress

  • Có tiền sử loét dạ dày tá tràng hay chảy máu trong một năm gần đây
  • Mắc bệnh đông máu
  • Suy gan cấp hay cắt một phần lá gan
  • Đa chấn thương
  • Tổn thương cột sống
  • Ghép tạng
  • Suy hô hấp
  • Hội chứng mạch vành cấp
  • Nhiễm khuẩn máu
  • Người thường xuyên hút thuốc lá
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch
  • Nam giới
  • Người trên 60 tuổi

Điều trị loét dạ dày tá tràng do stress

Một số biện pháp điều trị loét dạ dày do stress hiện nay là:

  • Dùng thuốc kháng axit: Al(OH)3 3030 mg, Mg(OH)2 800 mg, Simethicon 266mg là những dược phẩm có công dụng trung hòa axit dạ dày, được dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do stress.
  • Dùng thuốc Sucralfate: thuốc có tác dụng bám vào tế bào niêm mạc dạ dày, hình thành lớp màng mỏng bảo vệ.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Thuốc có tác dụng ức chế dạ dày sản sinh axit. Các loại thuốc thuộc nhóm này gồm Cimetidine, Ranitidine
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc có tác dụng ức chế dạ dày sản sinh axit. Một số thuốc thuộc nhóm trên được dùng phổ biến hiện nay gồm: Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, pantoprazole.

Trên đây, bài viết vừa giới thiệu đến bạn cơ chế gây viêm loét dạ dày tá tràng do stress. Phát hiện và điều trị sớm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc phải biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết, thủng dạ dày gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Uống Bột Sắn Dây Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Ít Ai Ngờ

Uống bột sắn dây chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhưng...

kế hoạch chăm sóc bệnh loét dạ dày tá tràng

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng

Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng đúng cách có thể là một bước quan trọng trong việc...

mang thai có nội soi dạ dày được không

Đang mang thai có nội soi dạ dày được không?

Bệnh dạ dày dường như có xu hướng phát triển ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ rất cao. Do...

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi ( cỏ mực )

Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết...

Căn bệnh dạ dày và hội chứng ruột kích thích khiến NS Thu Hà ăn không ngon ngủ không yên

Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà

5 năm với nỗi đau do căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, VIÊM HANG VỊ khiến NS Thu thường xuyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *