Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Theo nhiều cuộc nghiên cứu gần đây các nhà phân tích học đã kết luận rằng, bệnh viêm dạ dày Hp âm tính xuất hiện ngày càng phổ biến và có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nguyên nhân và những yếu tố gây nên căn bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể.

Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính
Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính và những điều cần biết về căn bệnh này

Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Bệnh viêm dạ dày thường xuất hiện những dấu hiệu giống như viêm niêm mạc dạ dày sau đó hình thành và phát triển thành viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân tăng nhanh nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh viêm dạ dày xuất hiện không phải do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên. Trường hợp này được gọi là bệnh viêm dạ dày Hp âm tính –  một thực thể lâm sàng riêng biệt.

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Khi mắc bệnh viêm dạ dày Hp âm tính, bệnh nhân sẽ dễ dàng nhận thấy những triệu chứng như sau:

  • Khó tiêu
  • Đau thành từng cơn tại vùng thượng vị
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn ói
  • Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể nôn ra máu
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng…

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Không giống như viêm dạ dày Hp dương tính, bệnh viêm dạ dày Hp âm tính không do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên mà do những nguyên nhân khác hình thành. Tuy nhiên những nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày Hp âm tính
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm dạ dày Hp âm tính vẫn chưa được xác định cụ thể và chính xác

Trong nhiều cuộc nghiên cứu các nhà khoa học nghi ngờ rằng nguyên nhân hình thành nên bệnh có thể là do:

  • Bệnh nhân thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn chua
  • Sử dụng nhiều chất kích thích gồm các loại rượu, bia, thuốc lá…
  • Sử dụng những loại thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày như: Thuốc Aspirin, ASA, NSAID; chất đối kháng thụ thể histamine 2; các loại thuốc kháng viêm nonsteroid; PPI, thuốc ức chế bơm proton; thuốc chống viêm không steroid
  • Mắc bệnh do bị nhiễm trùng bởi các loại virus, nấm
  • Tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất có khả năng gây dị ứng
  • Bệnh nhân thường xuyên lo lắng, căng thẳng do những áp lực trong cuộc sống
  • Trào ngược dạ dày thường xuyên khiến lượng dịch mật có trong tá tràng chảy ngược vào dạ dày
  • Chấn thương, bỏng hoặc bị nhiễm trùng…

Bệnh viêm dạ dày Hp âm tính được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh viêm dạ dày Hp âm tính sẽ được các bác sĩ chẩn đoán thông qua những cách sau đây:

Khám sức khỏe

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe, tỉ lệ xuất hiện các cơn đau bụng và mức độ đầy hơi để xác định bệnh.

Nội soi

Khi thực hiện nội soi, các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi dài và dẹp, trên đầu được lắp đặt một camera để ghi lại toàn bộ hình ảnh bên trong dạ dày và tá tràng. Nếu nhận thấy có khu vực bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm từ những khu vực này.

Xét nghiệm máu

Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu để biết cơ thể có thiếu máu hay không bởi khi mắc bệnh viêm dạ dày Hp âm tính, dạ dày có khả năng rỉ máu dẫn đến thiếu máu kín đáo. Chỉ có thể kiểm tra trường hợp này thông qua xét nghiệm máu.

Biến chứng của bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Bệnh viêm dạ dày Hp âm tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh vẫn có khả năng phát triển và hình thành nên bệnh ung thư dạ dày đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng gây nên nhiều biến chứng khác như:

  • Gây nên tình trạng viêm loét dạ dày khiến các mạch máu bị phá vỡ và gây nên hiện tượng chảy máu ở trong
  • Nhiễm trùng niêm mạc khoang bụng
  • Xuất hiện các khối u ngăn chặn sự di chuyển của thức ăn rời khỏi dạ dày khiến vị trí này bị tắc nghẽn
  • Thủng dạ dày.

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Bệnh viêm dạ dày Hp âm tính thường được chỉ định điều trị bằng những cách sau đây:

  • Sử dụng thuốc kháng axit kết hợp với thuốc chẹn H-2 hoặc thuốc ức chế bơm proton để làm giảm nhanh lượng axit dạ dày
  • Nếu viêm dạ dày Hp âm tính xuất hiện do bệnh thiếu máu ác tính, người bệnh sẽ được cung cấp một lượng vitamin B12 để điều trị và xoa dịu các triệu chứng.
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày Hp âm tính
Điều trị bệnh viêm dạ dày Hp âm tính bằng cách sử dụng thuốc kháng axit, thuốc chẹn H-2 và các loại thuốc ức chế bơm proton

Ngoài ra để việc chữa bệnh bằng thuốc được diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biết từ đường, sữa, lúa mì và những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng khác
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác trong quá trình điều trị bởi các loại chất kích thích này có khả năng chống lại tác dụng của thuốc và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn có vị chua, những loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ và gia vị
  • Tránh tạo áp lực trong công việc
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
  • Không sử dụng những hóa chất gây hại, các chất gây dị ứng
  • Hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc bệnh hoặc đang sử dụng những loại thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày.

Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày Hp âm tính, bệnh nhân nên thực hiện những cách sau đây:

  • Ngủ đủ giấc, tránh gây căng thẳng trong thời gian dài
  • Ăn uống đúng giờ và ăn đủ bữa
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá
  • Không sử dụng thực phẩm có nhiều gia vị, thức ăn cay nóng, đồ ăn chua
  • Nên sử dụng những loại thực phẩm đã được đảm bảo an toàn vệ sinh
  • Nên uống và sử dụng nguồn nước sạch mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra mức độ phát triển bệnh và ra hướng điều trị phù hợp nhất. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Click xem thêm

10 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Tức Thời – Nhanh Cấp Tốc

Cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột khiến không ít người cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Đáng...

Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 chữa bệnh dạ dày CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH nhất hiện nay

Sơ Can Bình Vị Tán 2 Đặc Trị Dạ Dày, Đặc Trị HP CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH

Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 được nghiên cứu, phát triển dựa trên ưu điểm của bài thuốc...

NSND Trần Nhượng đánh giá chất lượng điều trị tại Thuốc dân tộc

NSND Trần Nhượng: “Tôi yên tâm tuyệt đối khi lựa chọn chữa đau dạ dày tại trung tâm Thuốc dân tộc”

“Hôm nay, mình tới tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ Tuyết Lan. Chỉ sau 1 tháng dùng thuốc...

Bài thuốc được bào chế với công nghệ hiện đại, đạt chuẩn GMP 

Hướng dẫn dùng Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày đúng cách, hết bệnh sau 45 ngày

Với uy tín hơn 10 năm, Sơ can Bình vị tán đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài...

đau dạ dày uống sữa đậu nành được không

Người đau dạ dày có uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe, thường xuất hiện trong chế độ ăn uống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.