Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mới nhất

Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là viêm loét dạ dày chỉ những tổn thương ở niêm mạc dạ dày – tá tràng. Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng là biện pháp giúp chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa của bệnh.

phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng
Tìm hiểu về phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng là một điều cần thiết.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng (mới nhất)

Phác đồ điều trị bệnh bao gồm đại cương, đánh giá, chẩn đoán và điều trị.

I- Đại cương

Loét dạ dày tá tràng là từ chuyên ngành dùng để chỉ một dạng bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa, thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh hình thành từ những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng (vết loét).

1- Nguyên nhân gây bệnh

Loét dạ dày tá tràng được chia thành 2 dạng: có liên quan đến nhiễm trùng và không liên quan. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng nhiễm trùng được xác định là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các loại virus như CMV, Herpes.

Nếu không vì các loại khuẩn trên thì bệnh sẽ được hình thành từ các nguyên nhân sau đây:

  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu trong thời gian dài.
  • Hóa chất: Thường xuyên dùng Aspirin, các kháng viêm Nonsteroid, Corticoide.
  • Nội tiết: Các rối loạn về nội tiết ở tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến sinh dục.
  • Di truyền.
  • Sự rối loạn vận động.
  • Thói quen ăn uống và điều kiện môi trường sống.

2- Các dạng loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng được phân thành 4 dạng sau đây:

  • Loét câm.
  • Loét khổng lồ.
  • Loét hậu hành tá tràng.
  • Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp.
  • Loét dạ dày tá tràng do thuốc.

II- Đánh giá bệnh nhân

1- Lâm sàng

Các bác sĩ sẽ đánh giá một bệnh nhân có bị loét dạ dày tá tràng hay không dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:

  • Đau thượng vị.
  • Đối với loét dạ dày: Bệnh nhân đau thành từng đợt, kéo dài từ nửa tháng đến 2 tháng, thường đau sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ. Cảm giác đau theo kiểu quặn tức và nếu vị trí loét nằm ở mặt sau của dạ dày thì sẽ đau lan ra sau lưng.
  • Đối với loét tá tràng: Cảm giác đau rõ ràng hơn khi loét dạ dày với các đợt bộc phát. Cơn đau thường xuất hiện từ 3-4h sau khi ăn, kéo dài và có tính chu kì. Đi kèm với đau là những đợt ợ chua.
  • Một số triệu chứng khác như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị v.v…
đánh giá bệnh nhân viêm dạ dày qua lâm sàng
Khi bị loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện cụ thể về lâm sàng.

Biến chứng của bệnh bao gồm xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị và ung thư (trên nền ổ loét).

2- Cận lâm sàng

  • Chẩn đoán xác định bằng cách: nội soi dạ dày, sinh thiết niêm mạc qua nội soi hoặc kết hợp với việc xét nghiệm mô bệnh học.
  • Tìm nguyên nhân gây bệnh bằng cách áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp, xét nghiệm mô bệnh học đồng thời cấy vi khuẩn mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày. Có thể xét nghiệm dịch vị, chất nôn để ra kết quả chính xác hơn.
  • Chẩn đoán biến chứng: Áp dụng tùy theo trường hợp bệnh nhân.

III- Chẩn đoán

1- Chẩn đoán có bệnh

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng như nội soi, X-quang dạ dày khi bệnh nhân có những cơn đau loét điển hình.

2- Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán để có thể phân biệt viêm dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn do sỏi theo những bước sau đây:

  • Viêm dạ dày mãn tính: Bệnh nhân bị đau vùng thượng vị liên tục, không có tính chu kì và thường đau nhiều sau khi ăn, chậm tiêu, đầy bụng. Nhờ vào chẩn đoán nội soi sinh tiết có hình ảnh để xác định,
  • Ung thư dạ dày: Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, cơn đau ngày càng gia tăng và không có tính chu kì. Ung thư dạ dày sẽ không đáp ứng với điều trị loét, cần được phát hiện sớm bằng nội soi sinh thiết nhiều mảnh.
  • Viêm túi mật mãn tính do sỏi mật: Chẩn đoán dựa vào hình ảnh siêu âm, ảnh chụp ngược đường đi của ống mật kết hợp cùng các tiêu chí như có tiền sử bị sỏi mật, xét nghiệm lâm sàng có cơn đau quặn ở gan, bị nhiễm trùng và tắc mật.
  • Viêm tụy mãn tính: Thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử viêm tụy cấp (do nghiện rượu) với biểu hiện tiêu chảy mãn tính và hội chứng kém hấp thu. Cơn đau thường lan ra sau lưng (vùng tụy). Chẩn đoán phân biệt bệnh bằng cách xét nghiệm Amylase máu, siêu âm, chụp X-quang để thấy ống tụy xơ teo, có sỏi.

3- Chẩn đoán nguyên nhân

Dùng các biện pháp, kỹ thuật thăm khám và kiến thức chuyên ngành để phân biệt được bệnh gây ra bởi nguyên nhân nào, vi khuẩn Hp, chế độ ăn uống hay do dùng thuốc.

4- Chẩn đoán biến chứng

Dựa vào biến chứng, các bác sĩ có thể chẩn đoán được vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải, cụ thể như sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Khoảng 15-20% bệnh nhân bị loét dạ dày có một hoặc nhiều lần bị xuất huyết đường tiêu hóa. Thống kê cho thấy loét tá tràng dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết hơn là loét dạ dày. Các chẩn đoán chính xác nhờ vào kỹ thuật nội soi.
  • Thủng dạ dày – tá tràng: Hiện tượng này xảy ra khi vết loét đã lan rộng và ăn sâu vào thành dạ dày – tá tràng, đây là biến chứng thường gặp đứng thứ 2, chỉ sau xuất huyết. Bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được cơ quan nào đó có thủng hay không dựa vào nội soi.
  • Loét xuyên thấu (dính vào cơ quan lân cận): Cơ quan bị ảnh hưởng thường là tụy, mật, gan, mạc nối, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang…Những vết loét xuyên thấu này gây đau dữ dội và ít hoặc không đáp ứng với điều trị loét dạ dày – tá tràng.
  • Hẹp môn vị: Nếu ổ loét nằm gần môn vị thì có khả năng cao gây nên biến chứng hẹp môn vị. Nguyên do dẫn đến tình trạng này là loét dạ dày – tá tràng, phản ứng co thắt của môn vị, viêm phù nề môn vị. Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân sẽ bị sụt cân và mất nước đáng kể. Chẩn đoán biến chứng qua nội soi dạ dày và tá tràng.
chẩn đoán biến chứng bệnh viêm dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng có thể được chẩn đoán từ những biến chứng của bệnh.
  • Ung thư trên nền ổ loét: Khoảng hơn 30% chứng viêm hang vị mãn tính thể teo sẽ dẫn đến ung thư.

IV- Điều trị

1- Nguyên tắc điều trị

Điều trị loét dạ dày tá tràng phải được dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Theo cơ sở bệnh lý để có thể loại trừ các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là xoắn khuẩn Helicobacter pylori, stress, tăng tiết HCI…
  • Bình thường hóa các chức năng của dạ dày và tá tràng.
  • Tăng cường tái tạo niêm mạc và loại trừ các bệnh liên quan.

2- Mục đích điều trị

Sử dụng một số thuốc đặc trị để đạt được mục đích điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng, bao gồm việc làm giảm các yếu tố gây viêm loét, tăng cường các yếu tố bảo vệ và diệt vi khuẩn Hp.

Làm giảm các yếu tố gây loét niêm mạc dạ dày – tá tràng

  • Thuốc ức chế bài tiết HCI và Pepsin.
  • Thuốc trung hòa HCI (đã được tiết vào dạ dày – tá tràng).

Tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày – tá tràng

  • Thuốc bao phủ niêm mạc giúp kiểm soát ổ loét.
  • Thuốc kích thích sản sinh chất nhầy.

Ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn Helycobacter pylori. 

3- Điều trị loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc không dùng thuốc

+ Đối với điều trị không dùng thuốc, cần lưu ý:

  • Tránh dùng các thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng như rượu bia, thuốc lá, thức ăn có gia vị cay.
  • Giảm ăn chất béo để có thể tránh được hoạt hóa acid mật.
  • Chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không ăn quá no và không ăn trước giờ ngủ 2 tiếng đồng hồ để có thể tạo môi trường đệm trong dạ dày.
  • Tránh suy nghĩ quá nhiều, stress kéo dài sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp.
  • Có thể uống sữa để trung hòa nhanh acid dạ dày mỗi khi cảm thấy đau.

+ Đối với điều trị bằng thuốc (HCI):

Loét dạ dày – tá tràng sẽ được khắc phục bằng cách sử dụng vừa đủ các loại thuốc như PPI, thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế thụ thể H2 v.v…

điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân viêm dạ dày bằng phác đồ dùng thuốc hoặc không.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI = Proton Pump Inhibitor)

Thuốc cần dùng trước khi ăn 30 phút với liều lượng như sau: Esomeprazole (40mg/ ngày), Omeprazole (20 mg/ ngày), Pantoprazole (40mg/ ngày), Rabeprazole (20 mg/ ngày), Lansoprazole (30mg/ ngày).

Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ định mức liều lượng cũng như cách dùng thuốc. Nếu dùng với liều cao hơn liều chuẩn thì có thể rút ngắn thời gian điều trị, tuy nhiên người bệnh phải được theo dõi cẩn thận.

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày ở mức độ nặng thì có thể dùng PPI qua đường tiêm qua tĩnh mạch hoặc đường uống với liều cao hơn (so với liều chuẩn) để kiểm soát bệnh.

Lưu ý, PPI có các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đau đầu và tăng nguy cơ mắc các bệnh như: viêm phổi, ung thư dạ dày, loãng xương, nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium difficile. Ngoài ra, PPI có sự tương tác với các thuốc cần môi trường acid để hấp thụ như thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh và làm giảm tác dụng của Clopidogrel.

  • Thuốc trung hòa acid

Thuốc trung hòa acid gồm các thuốc thuộc nhóm Aluminum hydroxide, Magne hydroxide. Sử dụng thuốc cho người cần điều trị vào trước bữa ăn chính 30 phút, ngày dùng 3-4 lần (1 liều bổ sung trước khi đi ngủ).

  • Thuốc ức chế thụ thể H2

Loại thuốc này gồm 4 nhóm thuốc chính, có liều lượng cụ thể như sau: nhóm Famotidine (20mg x 2 lần/ ngày và 20mg trước khi ngủ), nhóm Nizatidine (150mg x 2 lần/ ngày và 300mg trước khi ngủ), nhóm Cimetidine (400mg x 2 lần/ ngày và 800mg trước khi ngủ), nhóm Ranitidine (150mg x 2 lần/ ngày và 300mg trước khi ngủ).

+ Đối với điều trị bằng thuốc tác động lên các yếu tố bảo vệ niêm mạc:

  • Thuốc dẫn chất Prostaglandin: Điều trị với nhóm Misoprostol (200mcg x 4lần/ ngày) kết hợp với nhóm Enprotil (35mcg x 2 lần/ ngày).
  • Thuốc thuộc nhóm Sucralfate: Uống trước khi ăn 30 phút, uống 3-4 gói mỗi ngày.
  • Thuốc nhóm Bismuth: Dùng trước bữa ăn 30 phút với liều lượng từ 300mg đến 600mg x 3 – 4 lần / ngày.

+ Đối với điều trị bằng các thuốc tác động lên chức năng vận động của dạ dày – tá tràng:

  • Thuốc nhóm Drotaverine, Mebeverine…có tác dụng chống co thắt hướng cơ trơn Papaverine.
  • Thuốc nhóm Ondansetron chống co thắt đối với vận thụ thế 5 – HT3.
  • Nhóm đối vận thụ thể D2 (Domperidone, Metoclopramide) và nhóm đồng vận thụ thể 5 – HT4 (Mosapride) giúp hỗ trợ vận động dạ dày – tá tràng.

+ Đối với điều trị dự phòng khi dùng các tên thuốc có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày:

Cho bệnh nhân dùng Misoprostol với liều lượng duy trì 200mcg x 4 lần / ngày và PPI theo liều chuẩn (40mg/ ngày). Có thể kết hợp đơn thuốc với một số tên thuốc sau, tùy theo tình trạng của người bệnh: Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Lansoprazole.

Trên đây là phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng mới nhất mà người bệnh có thể tham khảo. Lưu ý là ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên về chuyên khoa, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được tư vấn một cách chính xác. 

Click xem thêm

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu sẽ chuẩn nhất?

"Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?" là một trong những câu hỏi được khá...

Cách chữa đau dạ dày từ hoa, lá và quả đu đủ siêu hay

Các bộ phận của cây đu đủ như hoa, lá, quả có chứa thành phần hoạt chất papain rất tốt...

10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả – Dễ Kiếm

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả...

Mẹo giảm đau nhanh khi cơn đau dạ dày tái phát

Đau dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay khiến người bệnh cảm thấy đau đớn,...

NSND Trần Nhượng chữa đau dạ dày tại TT Thuốc dân tộc

NSND Trần Nhượng trải lòng về hành trình chữa đau dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bị đau dạ dày đã lâu, chạy chữa nhiều năm nhưng không khỏi, NSND Trần Nhượng đã may mắn biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.