Cây ổi: Công dụng, thành phần, tính vị & bài thuốc

Có thể bạn sẽ chưa biết hết được công dụng của cây ổi trong việc điều trị bệnh được dân gian truyền từ đời này sang đời khác. Với dược liệu dễ tìm kiếm tại quanh khu vực bạn sống, bạn có thể thu hái và chế biến để điều trị bệnh băng huyết cho chị em phụ nữ, rối loạn hệ tiêu hóa cho trẻ em, chữa bệnh đái tháo đường, đau răng,… và một số bệnh khác được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây.

Cây ổi ngoài công dụng cung cấp thực phẩm cho con người còn có công dụng chữa các bệnh lý như: đau răng, viêm loát dạ dày, côn trùng cắn,…

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Thu quả, Kê thị quả, Bạt tử, Phan quỷ tử, Phan thạch lựu
  • Tên khoa học: Psidium guajava
  • Họ: Thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây ổi cao tối đa khoảng 10 mét, có phần thân chắc khỏe, nhẵn nhụi ít bị sâu đục, đường kính của thân tối đa là 30 cm. Vỏ già có màu nâu, có thể tróc ra thành từng mảnh. Lá ổi mọc đối xứng. Hoa ổi là hoa lưỡng tính, màu trắng, có 5 cánh, mọc thành chùm, mọc ở nách lá. Qủa có hình gần tròn, dài thuôn, có hình dạng gần giống quả lê.

+ Phân bố:

Cây ổi có nguồn gốc từ Brasil, thường được trồng ở những nơi có khí hậu ẩm. Ổi được trồng trên nhiều loại đất khác nhau với độ pH từ 4,5 – 8,2. Cây ổi thường được trồng nhiều ở nước ta, không chỉ sử dụng làm thực phẩm mà còn được sử dụng để làm thuốc điều trị trong dân gian.

Cây ổi thường được trồng hoặc hoang nhiều tại các địa phương thuộc nước ta

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Sử dụng các bộ phận của cây ổi để làm thuốc như: búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân.

+ Thu hái:

Thu hái quang năm, đối với quả ổi thì chỉ thu hoạch những quả chín.

+ Chế biến:

Sử dụng khi còn tươi hoặc đã qua qúa trình phơi khô.

Phơi khô quả, lá, vỏ, rễ đến khi đạt độ giòn nhất định.

+ Bảo quản:

Đối với dược liệu còn tươi, cần thu hoạch và sử dụng trong ngày, nếu không sử dụng hết có thể bảo quản ở ngăn lạnh tủ lạnh, lưu ý không được để quá lâu.

Đối với dược liệu đã phơi khô, cần cất trữ ở nơi thoáng mát, đậy kín bao bì khi sử dụng, tránh ẩm móc, lên men.

4. Thành phần hóa học

Thành phần có trong rễ ổi:

  • Axit arjunolic

Thành phần có trong vỏ rễ:

  • Tanin
  • Axit hữu cơ

Thành phần có trong quả và lá ổi:

  • Beta-sitosterol
  • Quereetin
  • Guaijaverin
  • Leucocyanidin
  • Avicularin

Ngoài ra, lá ổi còn chứa tinh dầu dễ bay hơi, Eugenol. Qủa chứa nhiều Vitamin C và các Polysaccarit (Fructoza, Xyloza, Glucoza, Rhamnoza, Galactoza,…).

5. Tính vị

Lá ổi có vị đắng sắp; quả ổi có vị hơi chua sáp, tính ẩm.

6. Quy kinh

Chưa được quy vào kinh nào.

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Theo nghiên cứu dược lý, cây ổi có tác dụng:

  • Kháng khuẩn
  • Săn se lớp niêm mạc
  • Chữa tiêu chảy lỏng
+ Theo Y học cổ truyền

Trong nền y học cổ truyền, cây ổi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bởi cây ổi có công dụng sau:

8. Cách dùng

Sử dụng các bộ phận của cây ổi còn tươi hoặc phơi khô đem sắc lấy nước uống, ngâm hoặc đắp lên vùng bị tổn thương mỗi ngày.

9. Bài thuốc

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây ổi để điều trị một số bệnh lý ở người, bạn đọc có thể tham khảo qua:

Các bộ phận của cây ổi được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc dân gian
  • Bài thuốc chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp và mãn tính: Sử dụng lá ổi non đem sấy khô rồi tán thành bột, sử dụng 6g/ lần, uống mỗi ngày 2 lần. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác, sử dụng 1 nắm lá ổi tươi, 6 – 9 g gừng tươi, một ít muối, trộn đều các nguyên liệu rồi vò nát, sau đó đem đi sao chín rồi sắc uống. Người bệnh có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ sử dụng.
  • Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Mỗi ngày sử dụng 200 gram (tương ứng với một quả ổi) hoặc sử dụng 250 gram quả ổi, đem rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ, dùng máy ép để ép lấy nước, chia thành 2 lần uống và sử dụng mỗi ngày.
  • Bài thuốc điều trị cửu lỵ: Sử dụng 2 – 3 quả ổi khô, thái thành từng miếng nhỏ đem sắc lấy nước uống. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc số 2, sử dụng 30-60 quả ổi tươi đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa ỉa chạy: Dùng 20 gram búp ổi hoặc ổi dộp, 20 gram rốn chuối tiêu cùng với búp vối, búp hoặc nụ sim, búp chè, gường tươi, hạt cau già mỗi loại 12 gram đem sắc lấy nước uống. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác: Sử dụng 12 gram búp ổi, 8 gram vỏ ổi dộp, 8 gram tô mộc, 2 gram gừng tươi, đem sắc với 200 ml còn 100 ml để uống.
  • Bài thuốc chữa bệnh tả: Sử dụng lá ổi, lá sim, lá vối, hoắc hương (tỷ lệ các thảo dược bằng nhau) đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa băng huyết cho phụ nữ: Đem quả ổi khô sao cháy rồi tán thành bột, mỗi lần sử dụng 9 gram, pha với nước ấm để uống. Sử dụng mỗi ngày 2 lần (sáng sớm và buổi tối).
  • Bài thuốc điều trị rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em: Sử dụng 30 gram lá ôi, 30 gram tây thảo, 1 – 12 gram hồng trà, 15 – 30 gram gạo tẻ (đã sao qua), đem sắc với 1 lít nước còn nửa ít nước, cho một ít đường và muối vào hòa tan rồi dùng hằng ngày, có thể chia thành các phần nhỏ cho dễ uống. Riêng đối với trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi chỉ dùng tối đa là 250 ml.
  • Bài thuốc chữa đau răng: Dùng vỏ rễ ổi sắc với dấm chua, sử dụng để chèn lên phần răng bị đau, ngậm nhiều lần trong ngày để phát huy tác dụng.
  • Bài thuốc điều trị sa trực tràng: Sắc lá ổi tươi rồi sử dụng để ngâm rửa hậu môn. Bên cạnh đó có thể sắc quả ổi khô để sử dụng.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt tới nổi: Rửa sạch lá ổi non và lá đào rồi đem giã nát đem đắp lên vùng tổn thương.
  • Bài thuốc chữa vết thương do trật đả: Sử dụng lá ổi tươi rửa sạch với nước muối, đem giã nát rồi đắp lên vùng bị thương.
  • Bài thuốc chữa ngộ độc cây ba đậu: Dùng quả ổi khô, vỏ cây ổi, bạch truật sao hoàng thổ mỗi thứ 10 gram đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa đau bắp chân: Sử dụng rễ cây ổi, gừng tươi, đường phèn trộn đều rồi giã nát, sau đó đem hỗn hợp đắp lên vị trí đau mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa ho, sốt, viêm họng: Dùng 20 – 40 gram lá ổi non khô đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa lở loét lâu lành ở tay chân: Dùng 100 gram búp ơi, lá ổi non đem nấu với nước để ngâm vùng bị tổn thương. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để đem lại hiệu quả.
  • Bài thuốc chữa vết thương do thú hoặc côn trùng cắn: Nhai nát búp ổi non rồi đắp lên vùng bị thương.

10. Lưu ý

Trong quá trình sử dụng cây ổi làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý những điểm sau:

  • Không sử dụng dược liệu này cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu này.
  • Không sử dụng các bài thuốc cho các đối tượng bị táo bón.
  • Để việc điều trị bằng dược liệu này đem lại kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống và các bài tập thể dục hợp lý.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây ổi. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc chuyên viên chuyên môn để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

Dược liệu này không thay thế các loại thuốc đặc hiệu khác.

XEM THÊM

  • Bạch chỉ: Tác dụng dược lý, Tính vị, Qui kinh và Các bài thuốc chữa bệnh
  • Cây an xoa – thuốc quý chữa bệnh và cách sử dụng mang lại hiệu quả cao

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút