Đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì, nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đau bụng là tình trạng thường gặp đôi khi còn đi kèm với triệu chứng đi ngoài ra máu. Lúc này, bạn đang có nguy cơ cao sống chung với một số bệnh đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hay nguy hiểm hơn là ung thư đại trực tràng. Cần chú ý theo dõi sát sao và thăm khám kịp thời để tránh các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

đau bụng đi ngoài ra máu
Đau bụng đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu lên quan đến nhiều bệnh lý tiêu hóa

TOP 9 bệnh lý gây đau bụng đi ngoài ra máu

Đau bụng chính là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Đây có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay xuất phát từ các cơ quan trong bụng bị viêm, căng giãn hoặc thiếu máu cục bộ.

Bạn có thể gặp hiện tượng đau bụng đơn lẻ hay đi kèm với các triệu chứng khác như đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn ói, thậm chí là sốt… Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau bụng có thể kích hoạt cùng với chứng đại tiện ra máu.

Đau bụng đi ngoài ra máu được cho là có liên quan đến một số vấn đề bệnh lý tiêu hóa sau đây:

1. Đau bụng đi ngoài ra máu do viêm loét đại tràng

Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của những tổn thương khu trú hay lan tỏa do quá trình viêm nhiễm tại niêm mạc đại tràng. Với trường hợp nhẹ thì niêm mạc đại tràng sẽ trở nên kém bền vững, dễ chảy máu khi có tác nhân tác động. Còn nếu trở nặng thì các vết loét thường xuất hiện gây sung huyết, ở niêm mạc đại tràng còn hình thành các ổ áp xe.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng là đau bụng kèm tiêu chảy hay đại tiện ra máu. Cùng với đó người bệnh còn cảm thấy chán ăn, dễ sút cân, đôi khi còn bị sốt nhẹ hay đau khớp nếu phản ứng viêm tiến triển.

Nếu người bệnh chủ quan trong sớm thăm khám và điều trị thì các vấn đề nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh. Nhất là các biến chứng như phình giãn đại tràng, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, thủng ruột và có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

2. Tình trạng táo bón gây đau bụng đi ngoài ra máu

Táo bón là vấn đề tiêu hóa rất thường gặp đặc trưng bởi tình trạng nhu động ruột không xảy ra thường xuyên hay khó khăn trong việc đi ngoài kéo dài. Thông thường, tình trạng táo bón sẽ được chẩn đoán khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hay do, stress, rối loạn nội tiết, mang thai, nhiễm khuẩn… Ngoài ra, tình trạng này cũng rất phổ biến ở người mới trải qua phẫu thuật hay mắc chứng sỏi mật, sỏi thận.

đại tiện ra máu
Đau bụng đại tiện ra máu có thể là do táo bón kéo dài

Ngoài gặp tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu thì người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác. Phải kể đến như, khó đại tiện, phân cứng, vón cục, cơ thể mệt mỏi… Tình trạng đau bụng khi táo bón thường là những cơn đau quặn thắt rất khó chịu.

3. Polyp đại tràng cũng có thể gây đau bụng đi ngoài ra máu

Polyp đại tràng chính là sự hình thành của một khối nhỏ các tế bào ngay tại niêm mạc cơ quan này. Đa phần các polyp là vô hại nhưng nếu để lâu chúng có thể phát triển lớn kèm theo những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Polyp trực tràng thường ít gây đau nhưng trong nhiều trường hợp có thể gây đau bụng đi kèm đại tiện ra máu. Cùng với đó là tình trạng táo bón, tiêu chảy có thể đan xen, cơ thể thường mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu.

Nếu không sớm phát hiện và cắt bỏ thì các khối polyp có thể phát triển lớn gây ra tình trạng tắc ruột. Người bệnh thường bị đau quặn thắt ở bụng, cùng với đó là buồn nôn, ói mửa.

4. Đau bụng đi ngoài ra máu liên quan đến hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng này thường phát sinh sau khi bạn buồn nôn và nôn ói quá nhiều do uống nhiều rượu. Điều này khiến cho niêm mạc dạ dày thực quản bị tổn thương và có thể xuất hiện các vết rách.

Những vết rách này có thể khiến niêm mạc tiêu hóa bị xuất huyết với các triệu chứng như đau bụng, nôn ra máy tươi hay đại tiện ra máu do áp lực ổ bụng tăng đột ngột. Thông thường hội chứng Mallory Weiss có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần đến các điều trị đặc biệt.

Tuy nhiên, trong không ít trường hợp có thể gây ra biến chứng chảy máu ồ ạt không cầm. Có nguy cơ gây thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến đau tim và còn có thể đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

5. Xuất huyết tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài ra máu

Tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu được nhận định là có thể liên quan đến cả chứng xuất huyết tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới. Đây là tình trạng khó tránh khỏi khi niêm mạc cơ quan tiêu hóa bị tổn thương nặng nề mà không được can thiệp điều trị.

Tổn thương kéo dài sẽ kéo theo sưng viêm khiến cho mạch máu giãn nở. Cùng với đó trên niêm mạc tiêu hóa có thể xuất hiện các vết loét và chảy máu bất cứ lúc nào, đặc biệt là có tác nhân gây kích thích.

đại tiện ra máu
Xuất huyết tiêu hóa thường gây đau bụng dữ dội kèm đi ngoài hay nôn ra máu

Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hay những người có bệnh về gan. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia, tâm lý căng thẳng cũng có thể là yếu tố liên quan.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh thường đau dữ dội ở khu vực thượng bị, nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc phân đen, sốc so giật, hoa mắt chóng mặt… Nếu không kịp thời can thiệt sẽ dẫn đến chảy máu nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

6. Đau bụng đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng

Bệnh lý này thường phổ biến phát sinh ở đối tượng trung niên, khoảng từ 50 tuổi trở lên. Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của các khối u ác tính ngay tại đại trực tràng.

Tế bào ung thư có thể gây ra nhiều ảnh hưởng kèm theo đó là phát sinh các triệu chứng như giảm nhu động ruột, đau bụng đi ngoài ra máu, sụt cân bất thường… Nếu không sớm phát hiện và điều trị thì các khối u có thể di căn sang cơ quan khác. Lúc này, tiên lượng sống của người bệnh thường sẽ ở mức rất thấp.

7. Bệnh viêm túi thừa gây đau bụng đi ngoài ra máu

Viêm túi thừa chính là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở những cấu trúc dạng túi phát triển ngay trong thành đại tràng. Các phản ứng viêm có thể phát triển ở trong hoặc xung quanh túi thừa.

Khi mắc bệnh lý này, bạn có thể bị đau bụng ở vùng phía dưới bên trái kèm theo táo bón, tiêu chảy xen kẽ hay đại tiện ra máu. Ngoài ra, chướng bụng đầy hơn, buồn nôn, ôn ói kèm theo sốt cũng là những triệu chứng có thể đi kèm.

bị đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì
Tình trạng đau bụng đại tiện ra máu có thể liên quan đến bệnh viêm túi thừa đại tràng

Trường hợp tình trạng nhiễm trùng nặng thì vách túi thừa có thể bị lủng, lúc này nhiễm trùng có thể lan ra ngoài vách đại tràng. Từ đó tạo thành túi mủ tại chỗ hay làm cho phúc mạng bị viêm rất nguy hiểm, có thể đe dọa cả tính mạng.

8. Đau bụng đi ngoài ra máu do kiết lỵ

Kiết lỵ chính là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây ra làm phát sinh tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh lý này có thể lây lan rất nhanh do vệ sinh kém. Ngoài ra nhiễm trùng cũng lây lam qua tiếp xúc với thực phẩm hay nước nhiễm phân.

Các triệu chứng thường gặp nhất là đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng kèm tiêu chảy có máu và sủi bọt. Ngoài ra thì các dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện như đi tiểu nhiều lần, sốt, mất nước, đau rát hậu môn.

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh lý này thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, lồng ruột hay viêm ruột thừa.

9. Lồng ruột gây đau bụng đi ngoài ra máu

Lồng ruột là hiện tượng là khúc ruột ở phía trên di chuyển và chui vào trong khúc ruột phía dưới. Điều này làm tắc nghẽn sự lưu thông ở bên trong đường ruột và làm phát sinh nhiều triệu chứng.

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng lồng ruột. Nhiều giả thuyết đặt ra rằng, nó có thể liên quan tới các bệnh nhiễm khuẩn gây ra rối loạn co bóp ruột, polyp hoặc các khối u bướu bất thường ở trong lòng ruột.

đau bụng đại tiện ra máu do đâu
Đau bụng đi ngoài ra máu đôi khi là dấu hiệu lồng ruột rất nguy hiểm

Khi bị lồng ruột, bạn có thể bị đau bụng dữ dội, nôn ói, bụng căng cứng, đi ngoài có lẫn máu trong phân. Cần thăm khám ngay lập tức để có sự can thiệp y tế kịp thời, tránh các vấn đề không mong muốn phát sinh.

Đau bụng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Như đã phân tích, tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu thường liên quan đến rất nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Chính vì vậy để đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng này, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây ra nó.

Tùy thuộc vào bệnh lý liên quan cùng diễn tiến của bệnh mà mức độ nguy hiểm của các triệu chứng đi kèm là khác nhau. Một số tình trạng như táo bón, kiết lỵ, viêm niêm mạc tiêu hóa… thì thường không gây nguy hiểm nếu phát hiện sớm.

Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn trọng khi triệu chứng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của các vấn đề như ung thư đại trực tràng, xuất huyết tiêu hóa hay lồng ruột. Trong đó nguy hiểm nhất vẫn là chứng ung thư đại trực tràng, bởi tiên lượng sống thường rất thấp nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Đau bụng đi ngoài ra máu phải làm sao?

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà sẽ có những cách xử lý khác nhau với tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn hãy chú ý đến các vấn đề sau đây:

1. Cách giảm đau tại nhà

Đối với trường hợp đau bụng đi ngoài ra máu do rối loạn tiêu hóa hay táo bón thông thường thì bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà mà không cần đến điều trị y tế. Dưới đây là một số liệu pháp có thể giúp làm giảm đau bụng đi ngoài ra máu ngay tại nhà:

  • Chườm nóng:

Đây là giải pháp đơn giản có thể giúp làm giảm đau, giãn các cơ và tăng cường lưu thông máu. Các nghiên cứu cho rằng, việc chườm nóng còn cóc thể kích thích hoạt động của nhu động ruột. Từ đó giúp phân di chuyển trong lòng ruột được dễ dàng hơn.

Bạn có thể sử dụng túi chườm hay dùng chai nước ấm để đặt lên bụng trong vòng 15 – 20 phút. Cần chú ý không chườm bụng với nhiệt độ quá nóng bởi rất dễ khiến cho vùng da phía ngoài bị tổn thương. Trường hợp thấy da có dấu hiệu đỏ rát thì hãy bỏ nguồn nhiệt ra ngay lập tức.

chữa đau bụng đi ngoài ra máu
Có thể chườm ấm để làm giảm đau bụng và giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn
  • Uống trà hoa cúc:

Trà hoa cúc là thức uống có đặc tính kháng viêm rất tốt có thể hỗ trợ xoa dịu tình trạng kích ứng dạ dày. Đồng thời giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột hiệu quả. Uống trà hoa cúc còn giúp làm giãn các cơ tại đường tiêu hóa trên. Từ đó làm giảm tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu do táo bón.

Người sử dụng 1 túi trà hoa cúc La Mã và hãm trong khoảng 250ml nước sôi trong 5 phút. Chờ trà ấm rồi uống trực tiếp mỗi ngày 1 tách để nhanh chóng cải thiện triệu chứng.

  • Dùng mật ong và vừng đen:

Vừng đen có vị ngọt tính hàn với tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng và giải độc rất tốt. Khi kết hợp với vừng đen sẽ làm kích thích nhu động ruột, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở cơ quan tiêu hóa.

Bạn cần chuẩn bị 20g vừng đen xay nhuyễn cho vào 100ml mật ong rồi thêm 200ml nước khuấy đều. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi chín nhừ và chia đều thành 2 lần ăn mỗi ngày.

2. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng thì việc điều trị tại nhà sẽ không thể đáp ứng. Lúc này, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị y tế đúng cách.

Nên chú ý thăm khám khi:

  • Khi đại tiện thấy lượng máu chảy nhiều, nhất là chảy thành từng tia.
  • Đau bụng dữ dội, các giải pháp tại nhà không thể đáp ứng.
  • Đột ngột sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Nôn ói nhiều ra máu tươi.
  • Xuất hiện các triệu chứng toàn thân: chóng mặt, xanh xao, mệt mỏi, sốt…
điều trị đau bụng đi ngoài ra máu
Nếu đau bụng đi ngoài ra máu là do bệnh lý thì cần can thiệp điều trị y tế

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định các bệnh lý liên quan. Từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như sự đáp ứng của cơ thể người bệnh. Cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ và tái khám thường xuyên để kiểm soát diễn tiến của bệnh tốt nhất.

3. Chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, khi bị đi ngoài ra máu kèm đau bụng, người bệnh nên chú ý chăm sóc tốt ngay tại nhà. Điều này sẽ thúc đẩy nhanh chóng việc khắc phục triệu chứng cũng như điều trị các bệnh lý liên quan.

Cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Điều này sẽ giúp kích thích nhu động ruột và hỗ trợ quá trình bài tiết các chất độc ứ đọng tại cơ quan tiêu hóa.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì chỉ dùng 3 bữa lớn, nên để các bữa các nhau khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau củ tươi. Nhờ vậy sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa cùng các triệu chứng táo bón hay tiêu chảy.
  • Chế biến các thực phẩm chín, lỏng và mềm để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa đang tổn thương.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt có gas, trà đặc hay cà phê. Cùng với đó là không hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thụ động.
  • Tránh thức khuya, căng thẳng, stress, mỗi ngày nên ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng.
  • Dành ra mỗi ngày 30 phút để rèn luyện thể dục nhằm kích thích nhu động ruột, tăng cường lưu thông máu và nâng cao sức khỏe.

Bạn tuyệt đối không được chủ quan khi bị đi ngoài ra máu. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường khác hãy thăm khám bác sĩ ngay. Tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc tốt tại nhà sẽ nhanh chóng khắc phục được vấn đề, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Click xem thêm

15 thực phẩm trị táo bón tốt nhất (món ăn dễ làm)

15 thực phẩm trị táo bón tốt nhất (món ăn dễ làm)

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị táo bón, việc ăn thực phẩm trị táo bón cũng là lựa chọn...

Đánh giá bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn

Chuyên gia phân tích và đánh giá bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn – Đặc trị bệnh đại tràng

“Tôi bị viêm đại tràng 3 năm. Tôi đã từng đi khắp nơi chữa bệnh, uống rất nhiều đơn thuốc...

Ung thư đại tràng và bệnh trĩ rất dễ bị nhầm lẫn

Ung thư đại tràng và bệnh trĩ có nhiều triệu chứng giống nhau vì vậy thường gây ra nhầm lẫn....

nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nhận Biết 7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Ung thư dạ dày là một căn bệnh rất nguy hiểm đã lấy đi mạng sống của không ít người,...

phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mới nhất

Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là viêm loét dạ dày chỉ những tổn thương ở niêm mạc...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Cao Văn PhàmCao Văn Phàm says: Trả lời

    Đau bụng ỉa ra máu

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.