Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động mạch khiến máu bơm về tim ít hơn lượng cần thiết. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện bất thường như đau tim, khó thở, choáng váng, mệt mỏi,… Cần sớm khám và chữa trị để phòng ngừa biến chứng.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là gì?
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là tình trạng tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động như trạng thái bình thường. Khi đó, tim không nhận đủ dinh dưỡng và oxy dẫn đến các biểu hiện bất thường, nhịp tim có thể tăng hoặc giảm tùy từng trường hợp.
Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thực tế có liên quan đến quá trình hình thành mảng xơ vữa trên thành động mạch vành khiến máu đổ về tim bị cản trở. Động mạch tắt nghẽn một phần hoặc thậm chí là toàn phần, gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.
Tim không được cung cấp đủ máu, dinh dưỡng để duy trì hoạt động lâu dần phát sinh biến chứng. Do đó, nếu nhận thấy đột nhiên có những cơn đau thắt ngực bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa sớm, phòng tránh các rủi ro đe dọa sức khỏe và tính mạng.
Nguyên nhân khiến tim thiếu máu cục bộ
Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ. Như đã đề cập, tình trạng này có liên quan đến quá trình hình thành mảng xơ vữa trên thành động mạch. Dòng chảy của máu bị tắc nghẽn một phần hay toàn phần tùy thuộc vào mức độ hẹp động mạch đang diễn ra.
Bên cạnh đó, một số trường hợp đột ngột bị thiếu máu cơ tim khi một trong những nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn không do xơ vữa mà liên quan đến các yếu tố khác. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Các yếu tố nguy cơ có khả năng tác động làm tắc mạch rất đa dạng. Trong đó bao gồm các yếu tố bệnh lý, thói quen sinh hoạt hàng ngày, ăn uống,… khiến cholesterol trong máu tăng, dẫn đến hiện tượng tích tụ vật chất trên thành động mạch.
Dưới đây là những tác nhân có liên quan đến bệnh tim mạch, cụ thể là tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ:
Yếu tố tuổi tác
Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch thường là bệnh nhân có tuổi cao, sức yếu. Cơ tim hoạt động kém hơn theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Do đó, nhịp tim ở người già cũng có sự thay đổi hơn so với độ tuổi thanh thiếu niên. Không những thế, động mạch vành và các động mạch lớn trong cơ thể cũng dễ bị tắc nghẽn.
Có thể nói yếu tố tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim thiếu máu cục bộ phổ biến hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi ngày càng gia tăng. Tim hoạt động kém, không được cung cấp đủ máu, oxy có thể gây biến chứng đau tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?
Thói quen ăn uống
Một trong những yếu tố gây tắc mạch, dẫn đến bệnh tim thiếu máu cục bộ do thói quen ăn uống không lành mạnh được duy trì trong thời gian dài. Đặc biệt là những người có thói quen ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ ăn quá ngọt,… có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Cholesterol xấu trong máu tăng cao tích tụ trên thành động mạch. Các mảng xơ vữa trở nên dày hơn khiến động mạch bị thu hẹp, dòng chảy của máu không ổn định. Đây là yếu tố nguy cơ cao khiến bạn mắc phải các bệnh lý tim mạch.
Nếu tiếp tục duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh, chất béo xấu trong máu tăng còn gây ra nhiều bệnh lý khác không riêng bệnh tim mạch. Do đó, tốt hơn hết bạn nên điều chỉnh thói quen này, hãy bổ sung cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm từ rau củ quả, trái cây, ăn ít chất béo, đường ngọt và những thực phẩm không lành mạnh khác.
Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng là yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề tại tim. Hiện tượng tim thiếu máu cục bộ phát sinh từ các thói quen như thức khuya, ăn không đủ bữa, lạm dụng chất kích thích, hút thuốc lá,…
Chúng khiến sức khỏe của bạn suy nhược theo thời gian. Đồng thời, hệ tim mạch cũng dần hoạt động yếu kém, có khả năng đột ngột bị tắc nghẽn một nhánh động mạch dẫn đến thiếu máu cơ tim. Hoặc nhiều trường hợp cộng hưởng với thói quen ăn uống không lành mạnh gây xơ vữa động mạch vành.
Một số trường hợp căng thẳng, áp lực cuộc sống cũng có khả năng mắc phải các bệnh lý tim mạch. Tâm trạng hồi hộp, lo âu, sợ hãi khiến nhịp tim thay đổi, co bóp cơ tim liên tục khiến lượng máu cần đổ về tim không đủ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ.
Ảnh hưởng từ bệnh lý
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể xảy ra do ảnh hưởng từ các vấn đề tại tim, chẳng hạn như hiện tượng xơ vữa động mạch vành, co thắt động mạch,… Mỗi trường hợp sẽ gây ra các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Trường hợp kéo dài những vấn đề tại tim có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân đái tháo đường, mắc bệnh mãn tính cũng có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn những người khác. Nồng độ cholesterol trong máu không được kiểm soát tăng nguy cơ tích tụ mảng xơ vữa, làm tắc động mạch vành.
Chỉ số huyết áp có thể tăng cao nếu máu huyết không lưu thông ổn định, tăng áp lực lên thành động mạch. Đây là các yếu tố liên quan dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ tại tim. Trường hợp nặng người bệnh có khả năng gặp các biến chứng gây hại nghiêm trọng sức khỏe, đời sống, thậm chí tử vong.
Tham khảo thêm: Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của thuốc cũng khiến người bệnh tăng nhịp tim hoặc hạ áp đột ngột. Điều này khiến tim có nguy cơ bị thiếu máu do co bóp quá nhiều, liên tục không đủ máu cung cấp cho hoạt động tim. Người bệnh có thể bị khó thở, mệt mỏi, choáng váng khi sử dụng một số loại thuốc đặc trị.
Hãy thông báo nếu triệu chứng bất thường xảy ra kéo dài, nặng nề trong quá trình dùng thuốc để được bác sĩ hướng dẫn xử lý. Không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi. Bởi, nếu thuốc tương tác với nhau hoặc quá liều có thể ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể.
Bên cạnh những yếu tố nguy cơ kể trên, bệnh tim thiếu máu cục bộ có khả năng cao xảy ra ở người thừa cân, béo phì, bệnh nhân chấn thương bị hẹp động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, làm việc quá sức, vận động mạnh,…
Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ
Đau tim là triệu chứng điển hình khi mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ. Người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau đột ngột xuất hiện hoặc kéo dài khi gặp vấn đề tại tim. Theo đánh giá của chuyên gia, người bệnh thường trải qua cảm giác đau tim ở mức độ ổn định và không ổn đinh.
Mỗi trường hợp cơn đau thắt khác nhau, có thể lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài. Cụ thể:
- Đau tim mức ổn định:
Xảy ra ở người bị xơ vữa động mạch, hẹp động mạch vành khiến máu không lưu thông đến tim đủ để duy trì hoạt động của cơ quan này. Cơn đau thắt xuất hiện vào những lúc người bệnh làm việc quá sức, gắng sức vận động khiến tim co bóp liên tục dẫn đến thiếu hụt máu.
Khi người bệnh nghỉ ngơi, cơn đau có thể thuyên giảm dần. Mặc dù vậy, các mảng xơ vữa vẫn có khả năng bị gãy, nứt, xuất hiện cục máu động dẫn đến nguy cơ tắc mạch bất cứ lúc nào. Mức độ đau tim tăng dần theo thời gian nếu không phát hiện kịp thời.
- Đau tim mức không ổn định:
Cơn đau tim không ổn định rất khó đoán, có thể đột ngột xuất hiện, đồng thời mức độ đau cũng nặng nề hơn. Chúng có thể kéo dài không cải thiện ngay cả khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi, thư giãn hoặc sử dụng thuốc huyết áp, thuốc điều trị bệnh tim.
Nếu trường hợp động mạch vành bị tắc nghẽn nghiêm trọng, cơn đau có thể kéo dài không dứt. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu, bởi nếu không can thiệp nguy cơ cao người bệnh có thể gặp phải biến chứng nhồi máu cơ tim.
Nhận biết bất thường thông qua các triệu chứng như:
- Cơn đau quặn thắt ngực khiến người bệnh khó chịu.
- Thở khó, ho liên tục và ngày càng nặng hơn, đánh trống ngực.
- Người bệnh thở hổn hển, thiếu hơi, tim đập nhanh có cảm giác hồi hộp.
- Tình trạng nặng người bệnh có thể đột ngột ngất xỉu, chóng mặt,…
- Cơ thể mệt mỏi, hai chân phù nề bất thường.
Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, khám chữa sớm. Bởi nếu tình trạng bệnh tim thiếu máu cục bộ kéo dài không được cải thiện có thể gây chèn ép, co bóp tim quá mức. Người bệnh đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có nguy cơ tử vong cao.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Đi Bộ Hay Chạy Bộ Không? [Nên Biết]
Bệnh tim thiếu máu cục bộ nguy hiểm không?
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, đời sống của người bệnh. Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra:
Ảnh hưởng đời sống
Người mắc bệnh tim mạch, trong đó có hiện tượng thiếu máu cục bộ kéo dài khả năng phát sinh biến chứng cao nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Triệu chứng đau thắt ngực có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài gây tác động tiêu cực đến sinh hoạt đời sống.
Người bệnh còn có khả năng bị choáng váng đột ngột, cơ thể thiếu sức sống, đau tim dẫn đến khó ngủ, trí nhớ kém, không còn minh mẫn,… Trường hợp cơn quặn thắt ép tim nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân ngất xỉu đột ngột.
Một số trường hợp diễn biến thiếu máu cơ tim âm thầm, người bệnh không phát hiện sớm gặp phải các biến chứng tại tim. Khi đó, không chỉ bị ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, người bệnh còn đối mặt với nhiều rủi ro đe dọa sức khỏe và tính mạng.
Biến chứng tại tim
Thiếu máu cục bộ tại tim có thể phát sinh các biến chứng khó lường. Các rủi ro có thể xảy ra như:
- Suy tim: Tim không được cung cấp đủ máu duy trì hoạt động dần dần suy yếu. Người bị suy tim thường có cảm giác đau thắt ngực, thở khó khăn, cơ thể mệt mỏi,… Hoạt động tim suy yếu kéo dài còn gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng lên não bộ, hệ tuần hoàn trong cơ thể.
- Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu cơ tim kéo theo tình trạng nhịp tim tăng hoặc giảm bất thường. Khả năng cao bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim tăng cao nếu phát hiện muộn.
- Nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Cơn quặn thắt tim xảy ra đột ngột, tắc mạch làm tim thiếu hụt nghiêm trọng khí oxy và dinh dưỡng khiến tim hoại tử, chết dần.
- Biến đối cấu trúc tim: Bệnh tim thiếu máu cục bộ kéo dài có thể gây biến đổi cấu trúc trong cơ quan này. Theo đó, van tim có thể bị hở hoặc hẹp dần ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Ảnh hưởng các cơ quan khác
Tình trạng thiếu máu cơ tim không chỉ ảnh hưởng đến bộ phần này còn có khả năng gây ra biến chứng tại các cơ quan khác. Theo đó, nếu tim không hoạt động ổn định, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro khác. Chẳng hạn não bộ hoạt động kém, gan, thận suy giảm chức năng, tiêu hóa kém,…
Cơ thể người bệnh bị mệt mỏi trong thời gian nhất định. Nếu không chủ động khám chữa, người mắc bệnh tim mạch có khả năng đối diện với cái chết. Nhất là khi cơn đau tim bùng phát không được cứu chữa kịp thời.
Những biến chứng nguy hiểm kể trên cho thấy bệnh tim thiếu máu cục bộ cực kỳ nguy hại. Người bệnh nên kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ, theo dõi và điều trị sớm để phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng đời sống, sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ
Chẩn đoán và điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nếu nhận thấy biểu hiện tại tim bất ổn, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện uy tín để khám và điều trị sớm. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, thu thập những thông tin liên quan tiền sử bệnh tim trong gia đình, thói quen ăn uống, sinh hoạt và thuốc đang dùng,…
Sau đó, người bệnh được làm một vài xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán vấn đề đang gặp phải. Các phương pháp chẩn đoán thường được thực hiện, chẳng hạn:
- Điện tâm đồ theo dõi hoạt động của tim, phát hiện sớm nguy cơ thiếu máu cục bộ.
- Siêu âm tim giúp phát hiện các tổn thương tại cơ quan này, đồng thời nhận diện được mức độ hoạt động của tim là bình thường hay bất thường.
- Xạ hình tưới máu cơ tim cũng là biện pháp chẩn đoán được thực hiện. Thu được kết quả về lưu lượng máu chảy trong động mạch vành.
- Chụp động mạch vành, chụp CT scan, MRI, thực hiện kiểm tra nhịp tim,… cũng là các biện pháp được thực hiện trong chẩn đoán bệnh tim mạch.
Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định phương án can thiệp phù hợp giúp người bệnh phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Một số cách giải quyết bệnh tim thiếu máu cục bộ như:
Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng ổn định hoạt động của tim, hỗ trợ thông mạch giúp lượng máu chảy về đủ để đáp ứng hoạt động của tim. Một số nhóm thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống máu đông, thuốc giảm cholesterol xấu, thuốc chẹn kênh canxi,…
Mỗi loại thuốc mang lại công dụng khác nhau. Sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, không nên lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Thận trọng trước phản ứng phụ trong quá trình điều trị.
Trường hợp cơ thể có biểu hiện bất thường khi dùng thuốc điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ, bạn hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ. Tùy mức độ nguy hại, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều chỉnh hợp lý. Nếu thuốc không phát huy tác dụng tối ưu, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật điều trị cho người bệnh.
Phẫu thuật
Tình trạng thiếu máu cục bộ khiến tim suy yếu phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, bệnh lý này cần được kiểm tra và xử lý sớm, không nên kéo dài. Mặc dù vậy, do bệnh có diễn biến âm thầm nên khó phát hiện từ giai đoạn đầu.
Sau điều trị bằng thuốc không mang lại tác dụng tốt nhất, tình trạng thiếu máu cơ tim vẫn diễn ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị. Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp can thiệp an toàn và phù hợp nhất.
- Biện pháp nong mạch: Bác sĩ đưa dụng cụ nong mạch gồm một ống thông và quả bóng. Ống thông được đưa vào động mạch ngoại biên, tiếp cận vào vùng động mạch bị tắc nghẽn. Tiếp đến, quả bóng sẽ được bơm lên nhằm ép mảng xơ vữa giúp dòng chảy của máu thuận lợi hơn.
- Đặt Stent: Bác sĩ cũng có thể sử dụng ống lưới stent đặt tại vị trí mạch bị tắc nghẽn để ngăn chặn tình trạng hẹp động mạch diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Phẫu thuật bắt cầu: Phương pháp giúp thay thế đoạn mạch bị tắc nghẽn bằng đoạn mạch từ các cơ quan khác.
Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật ngay khi chẩn đoán nếu tình trạng bệnh tim mạch không thể dùng thuốc kiểm soát. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định giải pháp can thiệp riêng, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi để khám và chữa trị, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tham khảo thêm: Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?
Chăm sóc phòng ngừa biến chứng tim mạch
Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên chú ý đến chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh an toàn hơn. Theo đó, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày giúp ngăn chặn rủi ro bệnh tim biến chứng. Lưu ý như sau:
- Người mắc bệnh tim nên bỏ thuốc lá hoàn toàn, đồng thời kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống chứa cồn để bệnh được kiểm soát tốt nhất.
- Điều trị tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp mắc các bệnh lý liên quan nên kết hợp khám chữa song song để tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch. Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ những món ăn, thức uống gây bất lợi cho quá trình chữa bệnh.
- Kiêng ăn nhiều dầu mỡ, không ăn quá ngọt, quá mặn, không nên ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột xấu,… Ưu tiên ăn hoa quả tươi, rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng ổn định, hạn chế stress, căng thẳng, lo âu, nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá độ.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chỉ số huyết áp, đường huyết, nhịp tim. Nếu phát hiện các bất thường bạn cần thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý.
- Tái khám theo lịch hẹn.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây ra nhiều biến chứng nếu phát hiện chậm trễ và điều trị không đúng cách. Do đó, khi nhận thấy cơn đau thắt ngực diễn ra thường xuyên kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị sớm.
Có thể bạn quan tâm
- 15 Thực Phẩm Chống Xơ Vữa Mạch Máu Tốt Cho Người Bệnh
- Thuốc Làm Tan Mảng Xơ Vữa Động Mạch [Lưu ý khi dùng]
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!