Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?
Đái tháo đường thứ phát có thể hình thành do một số nguyên nhân như phụ nữ mang thai, tình trạng tăng huyết áp hoặc do sử dụng thuốc,…Ngoài ra, người mắc một số bệnh lý liên quan đến tuyến tụy hoặc rối loạn nội tiết cũng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này. Nếu không điều trị, đái tháo đường thứ phát sẽ gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?
Không giống như bệnh tiểu đường thông thường, đái tháo đường thứ phát hay còn gọi là tiểu đường thứ phát xuất hiện khi cơ thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ. Chẳng hạn người có tiền sử mắc bệnh lý về tuyến tụy, gan hoặc do vấn đề nội tiết. Khi mắc phải chứng bệnh này, chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c trong cơ thể sẽ vượt mức quy định.
Tuy nhiên, sau khi những yếu tố nguy cơ kể trên biến mất. Đái tháo đường thứ phát cũng có thể biến mất theo. Mặc dù vậy, nếu người bệnh không kịp thời phát hiện, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp xấu, đái tháo đường thứ phát tiến triển sang bệnh tiểu đường mãn tính khó điều trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường thứ phát
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thứ phát được tổng hợp. Bạn đọc có thể tham khảo và có biện pháp nhận biết và điều trị sớm căn bệnh này:
Do tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh có thể khiến cơ thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Bởi, một số loại thuốc thông dụng chứa thành phần kháng insulin, khi vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng tiết insulin. Chính vì điều này mà hàm lượng đường trong máu tăng cao.
Chẳng hạn như các loại thuốc:
- Thuốc tránh thai: Chứa hàm lượng lớn estrogen kháng insulin khiến cho khả năng dung nạp glucose trong máu suy giảm.
- Thuốc điều trị huyết áp: Làm giảm khả năng dung nạp đường huyết.
- Thuốc chứa glucocorticoid,…
- Thuốc chống thải ghép điều trị cho các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật ghép tạng.
- Thuốc sử dụng để điều trị bệnh viêm gan A.
Những loại thuốc này là các nguy cơ làm có cơ thể kháng lại insulin, gây nên bệnh tiểu đường thứ phát.
Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến căn bệnh này. Chứng bệnh liên quan đến tình trạng này có thể kể đến như u tụy thượng thận. Bệnh khiến cho cơ thể sản sinh nhiều epinephrine, chất làm suy giảm chức năng của tuyến tụy, kháng insulin.
Ngoài ra, hội chứng cushing cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho glucocorticoid tăng cao làm rối loạn quá trình dung nạp đường của cơ thể. Không những thế, một số rối loạn nội tiết tố như u tụy, cường giáp, phụ nữ mang thai,… cũng là những trường hợp dễ mắc phải tiểu đường thứ phát nhất.
Tuyến tụy bị tổn thương
Tuyến tụy bị tổn thương được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số đường huyết trong cơ thể tăng cao. Bệnh nhân mắc viêm tụy cấp, viêm tụy mãn tính,…bị ức chế hoạt động của các tế bào beta. Điều này khiến cho cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin để tổng hợp đường.
Trường hợp tuyến tụy bị tổn thương không được phát hiện và điều trị sớm, cơ thể có thể hoàn toàn mất khả năng tiết insulin. Lúc này, người bệnh có thể mắc phải chứng bệnh tiểu đường tuýp 1.
Gặp vấn đề về gan
Người gặp vấn đề về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ,…sẽ không thể tổng hợp glucose như bình thường, khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, người bệnh sử dụng thuốc điều trị bệnh gan cũng dễ gặp các tác dụng phụ, điển hình là gây nên bệnh đái tháo đường thứ phát.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường thứ phát
Tương tự như bệnh tiểu đường tuýp 2, đái tháo đường hay tiểu đường thứ phát cũng có những triệu chứng tương như:
Đi tiểu thường xuyên, khát nước
Người mắc bệnh tiểu đường nói chung và đái tháo đường thứ phát nói riêng đều gặp phải tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Song song đó, cơ thể luôn có cảm giác khát nước, nhu cầu cung cấp chất lỏng tăng cao. Nguyên nhân là vì đường huyết tăng, cơ thể cần làm loãng lượng đường này tạo nên nhu cầu uống nước cho người bệnh.
Luôn thấy đói, sụt cân
Đái tháo đường thứ phát gây ra bởi quá trình chuyển hóa glucose gặp vấn đề, lúc này cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng nuôi các tế bào nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Chính vì thế, họ thường có cảm giác muốn ăn, thấy đói liên tục để dung nạp thêm năng lượng cần thiết.
Thế nhưng, điều nghịch lý là khi người bệnh càng ăn nhiều thì cân nặng vẫn sụt giảm bất thường. Các chuyên gia giải thích rằng, hiện tượng này là do cơ thể không xử lý kịp lượng đường dẫn đến thận và các cơ quan khác phải thực hiện nhiệm vụ đào thải chúng. Người bệnh sẽ bị sụt cân bất thường, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Giảm thị lực
Chỉ số đường huyết tăng cao khi người bệnh mắc đái tháo đường thứ phát khiến cho thị lực giảm dần. Nguyên nhân do mao mạch đáy mắt bị tổn thương, người ta cũng xem hiện tượng này là một trong số các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Dễ bị nhiễm trùng
Sức đề kháng của người mắc bệnh đái tháo đường thứ phát bị suy giảm. Điều này làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại sự xâm nhập gây hại của các vi khuẩn, nấm từ bên ngoài. Chúng có điều kiện tốt sinh sôi và gây ra các tổn thương trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường cũng hay bị tê bì hoặc ngứa ngáy ở tay và chân.
Tham khảo thêm: Người bị tiểu đường có ăn chuối được không? Lưu ý gì?
Chẩn đoán đái tháo đường thứ phát
Cũng tương tự như các cách kiểm tra bệnh tiểu đường, đối với đái tháo đường thứ phát cũng thực hiện các biện pháp xét nghiệm như:
- Xét nghiệm glucose lúc đói: Người có chỉ số đường huyết khi đói cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L), chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Phương pháp này thực hiện khi người bệnh đã nhịn ăn, chỉ uống nước lọc trong khoảng 8 – 14 tiếng đồng hồ.
- Xét nghiệm glucose sau khi ăn: Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 75g đường glucose, sau đó tiến hành đo chỉ số đường huyết sau đó 2 giờ. Kết quả thu được ghi nhận chỉ số đường huyết thực tế cao hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L) chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.
- Kiểm tra chỉ số HbA1c: Đây được xem là căn cứ quan trọng nhất để chẩn đoán người bệnh có mắc tiểu đường hay không. Chỉ số sẽ không thay đổi dù người bệnh có ăn hay uống. Sau khi thực hiện, nếu kết quả thu được chỉ số cao hơn 6.5% thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Điều trị đái tháo đường thứ phát
Như trên đã đề cập, đái tháo đường thứ phát có thể tự mất đi khi các yếu tố nguy cơ không còn ảnh hưởng đến cơ thể nữa. Thế nhưng, cũng có các trường hợp bệnh kéo dài không có biện pháp khắc phục có thể khiến bệnh tiến triển thành mãn tính khá nguy hiểm.
Do mức độ gây hại của bệnh, bạn đọc nên điều trị càng sớm càng tốt. Tránh những nguy cơ không mong muốn xảy đến. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh đái tháo đường thứ phát (tiểu đường thứ phát), bạn đọc có thể tham khảo:
Điều trị đái tháo đường thứ phát bằng thuốc Tây
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe thực tế của người bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc tương thích sẽ được kê đơn như:
- Nhóm thuốc hỗ trợ độ nhạy insulin:
Khả năng tổng hợp đường của insulin có thể bị ức chế một phần nếu người bệnh gặp các vấn đề về tuyến tụy hoặc thay đổi nội tiết bất thường. Các tế bào sẽ không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động. Lúc này, việc nạp vào cơ thể các thuốc có chứa hoạt chất metformin sẽ hỗ trợ khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Chỉ số đường huyết trong cơ thể người bệnh sẽ dần trở về mức ổn định hoặc cải thiện đáng kể. Cụ thể, đường trong máu sẽ giảm khoảng 2 – 4 mmol/L, còn HbA1c cũng tụt giảm khoảng 2%. Người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng liều lượng mỗi ngày từ 500 mg cho đến 2500 mg sao cho phù hợp nhất. Thuốc được khuyến cáo sử dụng sau bữa ăn.
- Nhóm thuốc hỗ trợ tăng sinh insulin:
Hoạt chất sulfamid trong thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất insulin cho cơ thể. Đồng thời nó cũng ức chế hoạt động của các yếu tố gây hại cho tuyến tụy. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc bệnh này, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng ½ viên thuốc cho đến 1 viên mỗi ngày. Thời gian sử dụng cũng được bác sĩ quy định cụ thể.
- Sử dụng thuốc tiêm insulin:
Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tổn thương tụy nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng insulin dạng tiêm. Bởi vì, lúc này khả năng tự tổng hợp insulin trong cơ thể người bệnh đã không còn. Liều dùng cũng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng trường hợp.
Thường, liều dùng hàng ngày sẽ từ 0.2Ul/ kg/ngày, sau khi cơ thể người bệnh quen cần, có thể tăng lên 0.3 – 0.6 Ul/kg/ngày. Người bệnh không nên tiêm một khu vực nhất định, các vị trí cần thay đổi thường xuyên để tránh tình trạng mỡ dưới da bị thoái hóa.
Tham khảo thêm: Chỉ số đường huyết của thực phẩm – Bị tiểu đường nên biết
Áp dụng điều trị đái tháo đường thứ phát bằng Đông y
Bên cạnh việc sử dụng tân dược, các bài thuốc Đông y cũng là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân mắc đái tháo đường thứ phát. Theo Đông y bệnh hình thành do cơ thể không chuyển hóa được lượng đường trong cơ thể, khiến chúng bị đào thải qua nước tiểu hoặc mồ hôi.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn cơ sở khám Đông y uy tín, chất lượng. Điều này sẽ góp phần đẩy lùi nhanh chóng bệnh tật, bảo vệ an toàn cho sức khỏe.
Điều trị đái tháo đường thứ phát không sử dụng thuốc
Đái tháo đường thứ phát có nguyên nhân hình thành không giống như tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Do đó, người bệnh chỉ có thể khắc phục được các triệu chứng cũng như hạn chế các nguy cơ. Dưới đây là các biện pháp điều chỉnh tại nhà:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:
Người bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường thứ phát nói riêng cần quan tâm đến chế độ dưỡng hàng ngày. Bởi, đây là yếu tố quan trọng giúp duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Vì thế, nếu bác sĩ chẩn đoán bạn mắc phải căn bệnh này, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng.
Người bệnh nên hạn chế các thức ăn dầu mỡ, tinh bột, thực phẩm có nhiều đường tinh chế. Thay vào đó, sử dụng rau xanh, trái cây có vị ngọt tự nhiên là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thịt cá, gia cầm và các loại hạt để cơ thể hấp thụ đủ đạm, protein và vitamin. Tránh xa, rượu, bia, thuốc lá,…để bảo vệ sức khỏe của cơ thể.
- Luyện tập thể thao:
Việc vận động sẽ giúp người bệnh tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, quá trình chuyển hóa glucose cũng diễn ra thuận lợi hơn. Chính vì thế, đây là một thói quen tốt cho người mắc đái tháo đường thứ phát. Ngoài ra, nó còn tốt cho hệ tim mạch, giúp cải thiện các bệnh lý khác.
- Kiểm soát đường huyết:
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện những bất thường và kịp thời khắc phục. Thời gian thích hợp để thực hiện kiểm tra là lúc sáng sớm khi mới thức dậy hoặc sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ.
Tham khảo thêm: Thuốc trị tiểu đường của Pháp loại nào tốt? Giá bán?
Một số lưu ý cho người bệnh đái tháo đường thứ phát
Sau khi các bệnh lý liên quan được điều trị khỏi hoặc trường hợp người bệnh ngưng dùng thuốc điều trị, thai phụ sinh con,…thì bệnh đái tháo đường thứ phát có thể sẽ biến mất. Tuy nhiên, để tránh bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng khó điều trị hơn, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nếu thấy có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm, kiểm tra cụ thể. Nếu thật sự mắc bệnh, người bệnh nên thực hiện nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Việc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó lường cho sức khỏe người bệnh.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các biện pháp điều trị. Đây là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế các rủi ro.
- Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, đồng thời tái khám theo lịch của bác sĩ.
- Kết hợp điều trị bằng thuốc theo chỉ định và thực hiện những điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu có lối sống khoa học, bệnh sẽ mau chóng bình phục, phòng ngừa được nhiều nguy cơ không mong muốn.
Những thông tin về bệnh đái tháo đường thứ phát trên đây hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc. Để bảo vệ an toàn và sức khỏe, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc đến gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Có thể bạn quan tâm
- Các bài thuốc đông y điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!