Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hiện tượng da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy có thể là triệu chứng lâm sàng của viêm da dị ứng, bệnh vẩy cá, chàm khô,… Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý bên trong cơ thể như lupus ban đỏ, suy giáp,…

da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không?

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy có nguy hiểm không?

Tình trạng da đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các bệnh da liễu thường gặp và một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Để xác định được mức độ nguy hiểm của triệu chứng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng trên da.

1. Bệnh vẩy nến

Vẩy nến là bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần trong năm. Vẩy nến đặc trưng bởi tình trạng dày sừng khiến da khô, dày, cứng, đỏ và tróc vảy.

da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
Vẩy nến đặc trưng bởi tình trạng dày sừng khiến da khô, dày, cứng, đỏ và tróc vảy

Bệnh lý này chỉ ảnh hưởng đến làn da và không tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nên việc điều trị vẩy nến vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, không có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế triệu chứng và ngăn chặn các đợt bùng phát nếu chăm sóc đúng cách.

2. Bệnh vảy cá

Vảy cá là tình trạng da liễu có xu hướng di truyền, xuất hiện khi còn nhỏ hoặc bùng phát khi đã trưởng thành. Đây là một bệnh dị dạng của da, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, khô ráp, nổi mẩn ngứa và bong tróc thành từng mảng như vảy cá.

Ở bệnh lý này, da có xu hướng sừng hóa rõ rệt nên lớp thượng bì thường dày hơn bình thường.

3. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là trạng thái tổn thương da do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân kích thích (bao gồm: phấn hoa, thực phẩm, rượu bia, hóa chất, nước giặt, thời tiết, mỹ phẩm,…). Bệnh lý này gây ra các mụn nước nhỏ và phát ban trên da. Sau khi mụn nước vỡ ra, da sẽ có xu hướng khô, tróc vẩy và ngứa ngáy.

da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất, nấm mốc,… có thể khiến da đỏ, ngứa, nổi mẩn và bong tróc

Tương tự như những bệnh da liễu khác, viêm da dị ứng rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Mặc dù bệnh có tiến triển dai dẳng và khó điều trị nhưng viêm da dị ứng lại ít gây nguy hiểm và hầu như không để lại biến chứng nặng nề.

Với bệnh nhân thường xuyên bùng phát các triệu chứng trên da, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống dị ứng vào thời điểm nhạy cảm để dự phòng tái phát.

4. Bệnh eczema (chàm)

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh lý này khiến da khô ráp, bong tróc, đỏ và nổi mẩn ngứa.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm. Vì vậy cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để bệnh lý này.

Tuy nhiên nếu thực hiện điều trị và chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ, triệu chứng trên da sẽ có những bước cải thiện rõ rệt.

5. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý liên quan đến rối loạn miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tấn công vào các mô khỏe mạnh trong cơ thể – trong đó có làn da.

da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy
Đỏ ửng, ngứa, khô,.. ở vùng da hai bên má là triệu chứng đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ không chỉ gây ra triệu chứng trên da mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, xương khớp, phổi, mạch máu, thận, gan và hệ thần kinh.

Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm màng phổi, viêm nội tâm mạc, viêm ngoài màng tim, tràn dịch màng phổi, huyết niệu, viêm cầu thận, thiếu máu, suy giáp,…

Điều trị lupus ban đỏ hiện nay tập trung vào cải thiện triệu chứng của bệnh, chủ yếu sử dụng thuốc và liệu pháp ức chế miễn dịch. Mặc dù bệnh lý này có thể gây tử vong nhưng nếu tiến hành điều trị sớm, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể kéo dài sự sống và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

6. Suy giáp

Suy giáp là bệnh lý do tuyến giáp suy giảm chức năng hoạt động. Bệnh lý này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể.

Bệnh nhân suy giáp thường có các biểu hiện lâm sàng khá rõ rệt như da dày, khô, tróc vảy, ngứa, phù, chậm nhịp tim, chán ăn, tiêu hóa giảm, suy giảm khả năng tình dục,…

Suy giáp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như bướu cổ, ảnh hưởng đến tim mạch, yếu sinh lý, suy giảm trí nhớ,… Vì vậy nếu bạn nhận thấy các biểu hiện khác thường của cơ thể, hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.

Việc xác định bệnh thông qua triệu chứng da đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy có thể gây ra nhầm lẫn. Vì vậy chúng tôi khuyến khích bạn đọc nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

Có thể bạn quan tâm:

Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ...
Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm

Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm từ A – Z

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tây y theo sự chỉ định của bác sĩ để điều trị...

Bác sĩ đưa ra quan điểm điều trị bệnh da liễu của Y học cổ truyền

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – 40 Năm Tâm Huyết Điều Trị Viêm Da Tự Miễn Bằng Y Học Cổ Truyền

Y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử lâu đời, là cái nôi sản sinh ra nhiều danh y....

10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị

Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà các đối tượng...

Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã

Vạch mặt 9 nguyên nhân gây viêm da tiết bã

Di truyền, rối loạn thần kinh, dị ứng mỹ phẩm, do thời tiết, bị tác dụng phụ của thuốc tây......

tìm hiểu chứng rụng tóc từng mảng

Hiện tượng rụng tóc từng mảng có đáng lo ngại không?

Rụng tóc từng mảng là một hiện tượng không chỉ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh, mà còn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *