Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính có tiến triển dai dẳng, khó điều trị và rất dễ tái phát nhiều lần. Khi có những yếu tố thuận lợi kích hoạt, bệnh viêm da cơ địa sẽ tái đi tái lại gây ra nhiều phiền toái. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn thì nhiều hệ lụy nghiêm trọng có thể phát sinh, đôi khi khiến da tổn thương vĩnh viễn.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần

Viêm da cơ địa là bệnh lý gây tổn thương da do viêm thường kích hoạt ở những người có cơ địa dị ứng. Bệnh lý này có tính chất mãn tính, tiến triển dai dẳng và nguy cơ tái phát rất cao ngay cả khi được điều trị đúng cách.

viêm da cơ địa tái đi tái lại
Viêm da cơ địa là bệnh diễn tiến dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần

Bệnh viêm da cơ địa đặc trưng bởi các tình trạng da bị nổi ban đỏ, phù nề, ngứa ngáy, xuất hiện mụn nước, khô ráp, dày sừng và bong vảy tiết. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh còn tỷ lệ bệnh xảy ra ở người lớn chỉ chiếm khoảng 3%.

Cơ chế hình thành bệnh lý này rất phức tạp, các chuyên gia nhận định là hệ quả cộng hưởng của cả yếu tố cơ địa với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh thúc đẩy. Chính vì căn nguyên gây bệnh chưa được xác định cụ thể nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phòng ngừa.

hống kê ghi nhận, có đến hơn 30% các trường hợp bị viêm da cơ địa đều sẽ có xu hướng tái đi tái lại. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản kích thích bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần:

1. Tính chất đặc trưng của bệnh

Viêm da cơ địa là một thể của bệnh chàm có cơ chế hình thành phức tạp, tiến triển dai dẳng và khó điều trị triệt để. Bệnh có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố như cơ địa nhạy cảm, di truyền, mức Acetylcholine trong da cao…

Cùng với đó là sự cộng hưởng của các yếu tố nhiệt độ, tiếp xúc dị nguyên… sẽ tạo ra hoạt động miễn dịch dị ứng và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng. Chính vì thế mà ngay cả khi được điều trị và chăm sóc đúng cách thì bệnh vẫn sẽ có nguy cơ tái phát rất cao.

2. Bệnh không được can thiệp điều trị đúng cách

Bệnh viêm da cơ địa chỉ gây tổn thương da và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chính điều này đã khiến cho không ít người bệnh chủ quan trong việc điều trị.

Mặc dù không tác động nhiều tới sức khỏe nhưng bệnh lại dai dẳng kéo dài và rất khó thuyên giảm nếu không sớm can thiệp. Với trường hợp không điều trị sớm và đúng cách thì tổn thương có thể sẽ lan trên diện rộng. Đồng thời gây ngứa ngáy dữ dội, kéo dài kèm theo nhiều phiền toái.

Mầm bệnh nặng tồn tại kéo dài trong cơ thể cũng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó còn có thể phát sinh các vấn đề nghiêm trọng như viêm da thần kinh hay viêm da cơ địa bội nhiễm.

Tham khảo thêm: Top 7 kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa được tin dùng

3. Hệ miễn dịch và sức khỏe suy giảm

Các bệnh da liễu nói chung và bệnh viêm da cơ địa nói riêng thường có nguy cơ tái phát cao hơn ở những người có hệ miễn dịch và sức khỏe suy yếu. Bởi sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho các dị duyên tấn công cơ thể. Từ đó kích thích các phản ứng quá mẫn, gây ra những tổn thương ngoài da.

chàm thể tạng tái phát
Hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho bệnh viêm da cơ địa tái phát

Số liệu thống kê ghi nhận, những người có chức năng miễn dịch kém thì triệu chứng viêm da cơ địa thường nặng nề, bệnh dễ lan rộng, tái đi tái lại và đáp ứng kém với các phương án điều trị. Nhất là ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV hay mắc các bệnh mãn tính như suy giáp, cao huyết áp, tiểu đường…

4. Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên được cho là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần. Thời tiết, phấn hoa, môi trường ô nhiễm, thực phẩm… đều là những yếu tố có thể kích thích các phản ứng quá mẫn của hệ thống miễn dịch.

Từ đó, làm tăng kháng nguyên và hoạt hóa các tế bào lympho T, gây bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa. Nếu đã phát bệnh thì việc tiếp xúc với dị nguyên sẽ làm nặng nề thêm triệu chứng, khiến bệnh diễn tiến dai dẳng và rất khó khắc phục.

5. Lối sống thiếu lành mạnh

Sự bùng phát của bệnh viêm da cơ địa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó việc duy trì lối sống không khoa học cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh đáp ứng kém với các phương án điều trị. Đồng thời tiến triển dai dẳng và có nguy cơ tái đi tái lại rất nhiều lần.

Những thói quen thiếu lành mạnh dưới đây có thể làm tăng nguy cơ tái phát của bệnh:

  • Thức khuya, ngủ ít, căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Thường xuyên cào gãi hay chà xát lên da
  • Thói quen hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích
  • Vệ sinh da chưa tốt
  • Chăm sóc và giữ ẩm cho da không đúng cách
  • Thừa cân, béo phì
  • Sử dụng thuốc điều trị không đều đặn
  • Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, thường xuyên ăn đồ nóng, uống rượu bia…
chàm thể tạng tái phát
Hút thuốc lá là thói quen xấu làm tăng nguy cơ tái phát của bệnh viêm da cơ địa

Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh viêm da cơ địa cũng có thể sẽ tái phát do một số yếu tố khác. Phải kể đến như rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị, nhiễm trùng mãn tính, tính chất công việc…

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa mặc dù là bệnh lành tính nhưng hãy cẩn trọng nếu bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Chính sự tái phát này có thể khiến tổn thương da nặng nề và làm phát sinh các biến chứng như:

  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Là tình trạng có vi khuẩn hay vi nấm tấn công vào vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa. Chúng có thể khiến cho vùng da bị bệnh nhiễm trùng. Đây thường là hệ quả khi vùng da cần điều trị không được can thiệp, chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
  • Viêm da thần kinh: Đây là một dạng tổn thương thứ phát xuất hiện khi bệnh viêm da cơ địa kéo dài và tái đi tái lại. Viêm da thần kinh đặc trưng bởi tình trạng da bị thâm nhiễm, nổi cộm và gây ngứa ngáy dữ dội.

Ngoài ra, bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng hay sốt cỏ khô. Bệnh tái đi tái lại còn khiến triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể khiến da tổn thương vĩnh viễn. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: Cách trị viêm da cơ địa bằng mật ong giúp bệnh mau khỏi hơn

Phải làm sao khi bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần?

Bệnh viêm da cơ địa nếu tái đi tái lại nhiều lần thì việc xử lý và khắc phục sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải luôn chủ động và nghiêm túc trong suốt quá trình điều trị. Cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Sớm thăm khám và điều trị theo phác đồ

Nếu bệnh viêm da cơ địa chỉ mới khởi phát lần đầu thì người bệnh có thể tự khắc phục bằng các mẹo chăm sóc tại nhà mà đôi khi không cần điều trị y tế. Tuy nhiên với trường hợp bệnh tái đi tái lại thì cần chủ động tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để các định mức độc tổn thương trên da cùng với diễn tiến của bệnh để chỉ định phương án điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra để có thể kiểm soát diễn tiến của bệnh nhanh chóng. Đối với bệnh viêm da cơ địa tái phát, các biện pháp điều trị sau có thể đáp ứng:

  • Sử dụng thuốc: Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cả thuốc điều trị tại chỗ và thuốc uống kết hợp để khắc phục nhanh triệu chứng. Thuốc được dùng bao gồm thuốc corticoid, thuốc kháng histamine, thuốc kháng nấm, kháng sinh, thuốc ức chế calcineurin…
  • Quang trị liệu: Song song với việc dùng thuốc thì biện pháp quang trị liệu cũng có thể được bác sĩ yêu cầu khi bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần. Quang trị liệu sẽ giúp biệt hóa dày sừng, đồng thời ức chế hoạt động của các chất gây viêm và dị ứng ở lớp hạ bì của da.

**Lưu ý: Tất cả các biện pháp điều trị y tế đều chỉ có thể kiểm soát triệu chứng lâm sàng. Làm giảm tổn thương da, giảm đau ngứa và ức chế sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng không thể tác động trực tiếp tới căn nguyên của bệnh. Đồng thời không có khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát. Chính vì thế mà người bệnh cần kết hợp việc chăm sóc cũng như thực hiện tốt công tác phòng ngừa.

2. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tốt tại nhà không chỉ góp phần làm giảm tổn thương da, giảm ngứa ngáy mà còn hỗ trợ nâng cao đề kháng cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát nhiều lần. Cần chú ý đến các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ với thành phần tự nhiên lành tính để vệ sinh cũng như dưỡng ẩm cho da.
  • Mặc quần áo rộng thoáng, tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên da. Nhất là vùng da đang bị tổn thương do viêm da cơ địa.
  • Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, đồng thời tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hại như cà phê, rượu bia, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, muối đường…
  • Giảm khối lượng công việc, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ đủ giấc, đọc sách, nghe nhạc… để kiểm soát tốt căng thẳng.
  • Mỗi ngày nên dành 30 – 45 phút cho việc rèn luyện các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng. Hoạt động thể chất sẽ tác động tích cực, giúp cải thiện chức năng miễn dịch và làm giảm căng thẳng thần kinh.
viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao
Cần chú ý dưỡng ẩm cho da đúng cách để hỗ trợ khắc phục triệu chứng và ngăn tổn thương da lan rộng

Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn

3. Luôn chủ động trong công tác phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa có tính chất cố thủ và rất dễ tái phát nên ngoài việc nghiêm túc điều trị và chăm sóc tại nhà thì người bệnh cần chủ động trong công tác phòng ngừa. Sau đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại:

  • Chủ động trong vấn đề chăm sóc da, không chỉ vệ sinh, dưỡng ẩm mà còn bảo vệ, chống nắng cho da khi ra ngoài. Điều này sẽ hỗ trợ làm tăng hàng rào lipid để bảo vệ da trước sự tấn công của các yếu tố kích thích. Đồng thời hạn chế tình trạng thoát hơi nước để giữ độ ẩm tự nhiên cho da.
  • Cách ly, tránh tiếp xúc với các chất dị nguyên như hóa chất, kim loại, lông thú, nhựa thực vật, nọc độc côn trùng, thực phẩm dễ gây dị ứng…
  • Vào thời điểm có nhiều phấn hoa, cần sử dụng máy lọc không khí. Đồng thời che chắn cẩn thận, mang khẩu trang khi đi ra ngoài. Cùng với đó là thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng.
  • Khi thời tiết hanh khô, nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong không gian sống để tránh da bị mất nước, dễ kích ứng.
  • Chủ động trong phòng ngừa cũng như điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bởi các bệnh lý này cũng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát nhiều lần của bệnh viêm da cơ địa.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để nâng cao đề kháng, miễn dịch và thể trạng, đồng thời duy trì cân nặng ở mức độ ổn định và hợp lý.

Bệnh viêm da cơ địa thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần khiến da bị tổn thương nặng nề và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Chính vì thế, bạn cần sớm thăm khám để được điều trị đúng cách. Đồng thời chủ động trong việc chăm sóc da cũng như phòng ngừa nguy cơ tái phát của bệnh để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.

Từ xa xưa dân gian đã sử dụng lá đinh lăng chữa viêm da cơ địa

Công dụng của lá đinh lăng trong chữa trị viêm da cơ địa

Phương pháp sử dụng những loại thảo dược xung quanh nhà để chữa trị bệnh viêm da cơ địa được...

thuốc bôi trị viêm da cơ địa

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa loại nào tốt nhất?

Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa có tác dụng làm giảm và hỗ trợ phục hồi tổn...

Bài thuốc từ lá ổi chữa viêm da cơ địa ít người biết

Bệnh chàm không gây nguy đến tính mạng, xong các triệu chứng đau rát, ngứa rát, nóng đỏ lên da...

VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa vảy nến, viêm da cơ địa

Vảy nến, viêm da cơ địa là những căn bệnh viêm da mãn tính kéo dài dai dẳng, reo rắc...

Viêm da cơ địa sau sinh: cách phòng tránh và điều trị

Viêm da cơ địa sau sinh thường không nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *