Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có tốt không? Điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trĩ là bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại, xuất hiện khi tĩnh mạch tại khu vực hậu môn – trực tràng bị giãn và phình quá mức. Với trường hợp bệnh nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt & chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể áp dụng thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn, thích hợp với người bị trĩ nội.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Nên hay không nên ?

Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su

1. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là gì?

Thắt trĩ bằng vòng cao su là thủ thuật chữa bệnh trĩ được thực hiện dựa trên nguyên tắc dùng một vòng/ sợi cao su thắt đáy búi trĩ nhằm giảm lưu lượng máu đến nuôi các búi trĩ.

2. Nguyên lý hoạt động

Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đã được bôi trơn và làm ấm đưa vào hậu môn của người bệnh. Bằng một số thao tác chuyên môn, búi trĩ sẽ được vòng cao su siết chặt vào đáy búi trĩ. Khi không tiếp nhận được oxy từ máu, búi trĩ sẽ bắt đầu teo lại và hoại tử vài tuần sau đó.

3. Ai là người nên thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Phương pháp này được chỉ định cho các đối tượng như sau:

  • Bệnh nhân bị trĩ nội
  • Bệnh nhân có búi trĩ độ 1 (trĩ sa xuống đường lược nhưng vẫn nằm bên trong ống hậu môn) và độ 2 (trĩ sa xuống dưới nhưng có thể tự thụt vào) có biến chứng xuất huyết.

4. Ai là không nên thắt búi trĩ?

  • Bệnh nhân bị trĩ đang dùng kháng đông.
  • Bệnh nhân có búi trĩ cấp độ 3 (trĩ sa ra ngoài khi đi ngoài, phải dùng tay đề đẩy vào) – 4 (búi trĩ sa ra ngoài vĩnh viễn.
  • Nhiễm khuẩn trực tràng – hậu môn
  • Trĩ nội kèm nứt hậu môn mạn tính.
  • Trĩ nội có thuyên tắc cấp.
  • Bệnh nhân trĩ ngoại.

5. Phương tiện thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Dụng cụ cần chuẩn bị gồm có:

  • Ống nội soi cứng
  • Thiết bị thắt dây thun búi trõ
  • Máy hút
  • Vòng cao su.

6. Quy trình thực hiện

Làm sạch ống hậu môn: bơm một tuýp Fleet enema vào hậu môn, trực tràng. Cho bệnh nhân nhịn đi tiêu trong khoảng 10 phút, sau đó đi vệ sinh cho sạch hết phân.

thắt vòng cao su chữa trĩ
Bác sĩ tiến hành thắt búi trĩ bằng dụng cụ chuyên biệt.

Đánh giá búi trĩ: Bệnh nhân nằm ở tư thế gối ngực. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi để đánh giá chung về tình trạng búi tĩnh nội.

Tiến hành thắt búi trĩ:

  • Chuyên gia đặt vòng cao su vào thiết bị thắt búi trĩ.
  • Qua ống nội soi hậu môn, chuyên gia kết nối thiết bị thắt dây thun búi trĩ vào trong một chiếc máy hút, hút búi trĩ lọt vào trong thiết bị. Sau đó, dùng vòng cao su bọc búi trĩ lại.
  • Bóp còn thiết bị để làm bung vòng cao su thắt chặt búi trĩ lại.

Kiểm tra vòng thắt.

Cho bệnh nhân đứng dậy chậm và nhẹ nhàng.

7. Theo dõi và tái khám 

Thông thường, sau khoảng 1 – 2 tuần thực hiện, búi trĩ sẽ tự động teo lại, hoại tử, rụng và để lại sẹo bên trong. Để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và ngăn ngừa biến chứng xảy ra, giai đoạn hậu phẫu bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không vận động mạnh, hoạt động nặng sau 1 tuần.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu tiên, nếu đau hoặc có mót rặn, bạn nên ngâm hậu môn với nước ấm.
  • Có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau nếu cần.
  • Ăn lỏng.
  • Tái khám sau 1 tháng hoặc khi có biến chứng (bí tiểu, chảy máu, đau vùng chậu).

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Nên hay không nên?

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su là phương pháp đơn giản, không cần gây mê khi thực hiện, chi phí thấp. Tỉ lệ thành công của cách làm trên phụ thuộc vào mức độ trĩ, kỹ thuật của bác sĩ, thường rơi vào khoảng từ 70% – 97%. Với những bệnh nhân có nhiều hơn 1 – 2 búi trĩ, thủ thuật trên có thể được tiến hành nhiều lần sau 3 tuần kể từ đợt điều trị đầu tiên.

Dù ít xâm lấn, ít gây đau đớn nhưng phương pháp dùng vòng cao su thắt búi trĩ cũng tồn tại những điểm hạn chế. Bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng sau:

  • Xuất huyết: đa phần là nhẹ, không cần điều trị. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp bệnh nhân cần khâu để cầm máu.
  • Nhiễm trùng máu: nguyên nhân có thể đến từ việc nhiễm vi trùng Clostridium Peroingen, triệu chứng biểu hiện: bí tiểu, đau vùng chậu, sốt…
  • Loét: phần lớn trường hợp loét sau thắc thường nhẹ nhàng nhưng cũng có một số trường hợp gây nứt kẽ hậu môn.

Để biết phương pháp trên có phù hợp với tình trạng bệnh trĩ của bản thân hay không, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin về cách thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định biện pháp phù hợp với tình trạng trĩ hiện tại. Nội dung bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) và cách chữa

Bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) thường gây ra các triệu chứng không quá nghiêm trọng như ngứa ngáy, khó...

Bà bầu bị trĩ: Cách trị, làm co búi trĩ nhanh, an toàn

Bà bầu thuộc nhóm đối tượng dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ. Khi mắc...

Top 7 địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội

Việc chọn cơ sở khám - chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo tính hiệu quả và...

Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

Trĩ nội độ 2 : Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III, IV trong đó trĩ nội độ II...

Lá trầu không có khá nhiều công dụng với người bệnh dạ dày

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ cực hay mà ít ai biết

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *