Phẫu Thuật Cắt Trĩ Có Đau Không? Sau Bao Lâu Thì Lành?
Khi bị bệnh trĩ, nhiều người gặp phải cơn đau đớn và khó chịu, nhất là khi búi trĩ sa xuống và rơi ra khỏi hậu môn. Tuy có nhiều phương pháp điều trị phổ biến như hiện nay, nhưng việc áp dụng biện pháp xâm lấn bằng phẫu thuật được các chuyên gia khuyến khích vì nó giúp bệnh nhân tránh tình trạng bệnh trĩ tái phát.
Nhiều người bệnh lại khá lo lắng vì cho rằng phẫu thuật điều trị bệnh trĩ đem lại cảm giác khá đau đớn như bị cắt thịt. Nên rất nhiều bệnh nhân còn khá chần chừ trước khi đưa ra quyết định mổ.
I. Phẫu thuật cắt trĩ có gây đau đớn hay không? Bao lâu thì khỏi?
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng học VN cho biết, việc thực hiện phẫu thuật điều trị là một trong những phương pháp ưu việt nhất giúp người bệnh không bị tái phát trở lại. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt trĩ lại khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau đớn dữ dội, nhất là lần đại tiện đầu tiên sau phẫu thuật.

Sau khi mổ cắt trĩ, những lần đi ngoài khiến bệnh nhân khá vất vả, đau đớn vì vết mổ nằm ở vùng lược hậu môn (nơi có khá nhiều dây thần kinh nhạy cảm) khiến bệnh nhân cảm thụ nhiều đau đớn và khó chịu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân khi phẫu thuật cắt trĩ còn xuất hiện một khối u nhỏ cạnh hậu môn và mất từ 3 – 6 tháng mới teo đi. Tuy người bệnh không đau đớn nhưng lại khá hoang mang vì nghĩ rằng búi trĩ vẫn còn. Việc phẫu thuật cắt trĩ ở mép hậu môn cũng thường để lại tổn thương lớn, vết thương gây nhiều đau nhức và lâu lành. Trung bình, bệnh nhân tiến hành cắt trĩ mất khoảng 8 – 12 tuần mới hồi phục và giảm đau đớn.
Giải đáp: Có nên phẫu thuật trĩ ? Khi nào nên phẫu thuật ?
II. Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến
Nguyên tắc của hầu hết các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thường dùng các dụng cụ chuyên khoa để cắt trĩ. Sau đó khâu lớp niêm mạc trên đường lược nhằm giảm lưu lượng máu nuôi tĩnh mạch trĩ, từ đó giúp thu nhỏ thể tích của búi trĩ. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu niêm mạc hậu môn vào ống hậu môn để ngưng búi trĩ chảy máu và không sa ra bên ngoài hậu môn nữa.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ của bệnh trĩ cũng như thể trạng, tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà tư vấn phương pháp điều trị thích hợp:
1. Phẫu thuật không dùng thuốc gây mê
Phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ này thường được áp dụng cho những bệnh nhân có búi trĩ nhỏ, chưa sa ra ngoài hậu môn:
Thắt búi trĩ
Đây là phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội, búi trĩ nhỏ và chưa phát triển. Bác sĩ sẽ dùng một vòng cao su thắt chặt quanh gốc của búi trĩ, từ đó giúp cắt đứt nguồn máu chảy về tĩnh mạch trĩ để không cho trĩ phát triển lớn hơn.
Thắt búi trĩ thường thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng hai tháng. Phương pháp này không gây đau đớn, bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ ở trong ống hậu môn. Tuy nhiên, phương pháp này không được dùng cho những người đang uống thuốc làm loãng máu, vì có thể gây nên biến chứng xuất huyết cao.
Tiêm búi trĩ
Thủ tục này thường dùng kim tiêm bơm một lượng hóa chất nhất định vào trong búi trĩ. Hóa chất này có tác dụng khiến cho búi trĩ co lại, ngăn chặn quá trình chảy máu và giảm thiểu cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Điều trị bằng phương pháp tiêm búi trĩ vẫn có thể dùng khi bệnh nhân đang uống thuốc làm loãng máu. Tiêm búi trĩ thường có tỷ lệ thành công cao khi áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội, búi trĩ có kích cỡ nhỏ.

Phương pháp quang đông hồng ngoại
Đây là phương pháp giúp điều trị đông máu bằng ánh sáng hồng ngoại, gây kích thích nhiệt nóng hoặc lạnh để làm cho búi trĩ co lại. Phương pháp quang đông hồng ngoại điều trị bệnh trĩ thường được kết hợp thực hiện cùng với kỹ thuật nội soi.
Thắt động mạch trĩ
Đây là một phương pháp khác giúp loại bỏ búi trĩ được nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân áp dụng. Các bác sĩ sẽ xác định mạch máu cung cấp cho búi trĩ thông qua biện pháp siêu âm. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ cắt những mạch máu đó giúp cải thiện triệt để sự xuất hiện của các búi trĩ.
Xem thêm: Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ PPH – Quy trình và đối tượng thực hiện
2. Phẫu thuật cắt búi trĩ dùng thuốc gây mê
Phương pháp này được thực hiện đối với bệnh nhân bị trĩ mức độ nặng, gặp nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống. Bạn cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa, tay nghề cao, điều kiện y tế hiện đại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ có sự hỗ trợ của thuốc gây mê thường áp dụng cho bệnh nhân có búi trĩ ngoại lớn, trĩ nội tăng sinh và sa ra bên ngoài hậu môn. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ của bệnh mà có phương pháp gây mê thích hợp:
- Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và tiến vào giấc ngủ sâu khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
- Bệnh nhân sẽ được gây tê vùng thắt lưng dưới bằng một mũi tiêm vào xương sống.
- Bệnh nhân chỉ cần gây tê cục ở trực tràng và hậu môn.

Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ búi trĩ lớn và khâu lại đường lược ở hậu môn. Bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng hồi sức để quan sát, nếu sau phẫu thuật mà sức khỏe của bạn ổn định thì có thể về nhà để nghỉ ngơi.
Bệnh nhân nên tuân thủ các loại thuốc uống giảm đau được kê theo toa của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để không bị quá đau đớn khi đại tiện lần đầu tiên sau khi phẫu thuật.
Hy vọng với những thông tin trên đây, người bệnh đã có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề “phẫu thuật cắt trĩ có đau không?” cũng như biết cách chăm sóc, phòng ngừa để giảm đau đớn và tái phát bệnh sau cắt trĩ. Chúc bạn sớm thoát khỏi bệnh lý đầy khó chịu này.
THÔNG TIN THAM KHẢO:
- Thông tin về bệnh trĩ nội và phương pháp điều trị phù hợp
- Kinh Nghiệm Cắt Trĩ Ở Các Bệnh Viện – Chia Sẻ Thật Từ Bệnh Nhân