Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp và gây ra những triệu chứng nặng nề hơn. Mặc dù là bệnh cấp tính nhưng lại có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ như xẹp phổi, viêm màng não hay nhiễm trùng máu… nếu không được điều trị kịp thời.

viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể phát sinh nhiều biến chứng nếu không can thiệp kịp thời

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

So với phế quản thì các tiểu phế quản thường có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, mềm và rất dễ bị tổn thương do không có sụn nâng đỡ. Tình trạng viêm tiểu phế quản thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt tập trung nhiều trong độ tuổi từ khoảng 3 – 6 tháng.

Để hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng viêm tiểu phế quản bội nhiễm, bạn cần biết về cơ chế của tình trạng bội nhiễm. Bội nhiễm chính là tình trạng xuất hiện thêm nhiễm trùng mới ngay tại cơ quan đã từng bị nhiễm trùng trước đó. Tình trạng này sẽ thường khởi phát khi người bệnh bị vi khuẩn, virus tấn công 1 lần, sau đó lại có thêm các chủng khác xuất hiện làm cho cấp độ nhiễm trùng tăng lên.

Cơ chế gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng tương tự như vậy. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm được hiểu một cách đơn giản là các tiểu phế quản gặp phải các nhiễm trùng mới do 1 nhóm vi khuẩn khác gây ra. So với giai đoạn đầu thì việc điều trị bệnh trong giai đoạn bội nhiễm thường sẽ gặp nhiều bất lợi do khả năng kháng thuốc cao.

1. Nguyên nhân

Thông thường, các bệnh về hô hấp ở trẻ như viêm phổi, viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản… là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Loại virus này ít gây bệnh ở người trưởng thành nhưng ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn yếu nên khả năng bùng phát bệnh là rất cao.

viêm tiểu phế quản tiến triển
Virus hợp bào hô hấp thường là tác nhân chính gây bệnh viêm tiểu phế quản

Tromg trường hợp không can thiệp hay điều trị và chăm sóc đúng cách thì trẻ sẽ có nguy cơ rất cao gặp tình trạng bội nhiễm. Nhất là khi các loại vi khuẩn như liên cầu, khuẩn phế cầu, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis… ký sinh trong mũi họng của trẻ tràn xuống tấn công mũi họng.

2. Dấu hiệu nhận biết

Trong thời gian ủ bệnh, các triệu chứng mà bạn có thể nhận thấy ở trẻ tương tự như các bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Bao gồm sổ mũi, sốt nhẹ, hắt hơi hay ho. Tuy nhiên sau 4 – 6 ngày ủ bệnh thì các triệu chứng sẽ trở nên đặc trưng và biểu hiện rõ ràng hơn.

Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ nhỏ:

  • Sốt cao (thường vượt mức 38,5°C)
  • Ho khan, ho có đờm
  • Đau đầu, nghẹt mũi
  • Thở khò khè, khó thở
  • Người mệt mỏi, lờ đờ
  • Trẻ xanh xao tím tái
  • Trẻ nhũ nhi thường bỏ bú

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu này cần chú ý theo dõi và sớm đưa trẻ đi thăm khám. Việc can thiệp sớm và đúng cách sẽ kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng phát sinh.

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ thường sẽ được kiểm soát tốt sau 10 – 14 ngày nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Tuy nhiên, nếu đã phát sinh tình trạng bội nhiễm thì thời gian điều trị thường sẽ kéo dài hơn có thể là từ vài tuần cho đến vài tháng.

biến chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Trẻ có thể bị suy hô hấp nếu không kiểm soát tốt bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Trong trường hợp nếu bệnh không kiểm soát tốt thì các vấn đề nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh. Thông tin về các biến chứng sau sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm:

  • Suy hô hấp: Tiểu phế quản là một cơ quan hô hấp có kích thước nhỏ và rất dễ bị tổn thương. Do đó nếu tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến tắc nghẽn đường khí và gây suy hô hấp.
  • Co giật: Chức năng hô hấp suy giảm sẽ làm cho lượng oxy tuần hoàn đến não suy giảm. Từ đó làm phát sinh tình trạng co giật và mất ý thức. Trong trường hợp này nếu không kịp thời kiểm soát thì trẻ có thể sẽ bị tổn thương hệ thần kinh cũng như não bộ.
  • Xẹp phổi: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Biến chứng này sẽ phát sinh khi chất nhầy ứ đọng quá nhiều, người bệnh thường sẽ gặp khó khăn khi hô hấp.

Ngoài ra, bệnh còn có thể phát sinh những biến chứng nghiêm trọng khác. Phải kể đến như tràn khí màng phổi, viêm màng não, rối loạn nhịp tim, tràn khí trung thất. Các biến chứng của bệnh thường gặp nhất ở những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, có hệ miễn dịch kém hay dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Cách điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Việc điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm chủ yếu phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc. Tốt nhất nên sớm thăm khám để bác sĩ xác định mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng để có thể kê toa các loại thuốc phù hợp nhất.

Với trường hợp bội nhiễm thì các loai vi khuẩn sẽ có nguy cơ cao kháng thuốc. Chính vì thế mà việc điều trị thường sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Thuốc được chỉ định có thể bao gồm các loại kháng sinh kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng.

1. Kháng sinh chữa viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Kháng sinh chính là phương pháp điều trị đặc hiệu đối với đa phần các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, để có thể sử dụng kháng sinh một cách phù hợp và hiệu quả thì bác sĩ thường sẽ tiến hành nuôi cấy dịch hô hấp kết hợp với làm kháng sinh đồ.

Thông thường, để có thể chỉ định kháng sinh một cách phù hợp nhất, bác sĩ sẽ phải tiến hành thăm khám và yêu cầu trẻ thực hiện các xét nghiệm. Cùng với đó là dựa vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cùng với một số yếu tố dịch tế khác.

điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Cần sớm đưa trẻ thăm khám để bác sĩ can thiệp điều trị bằng phương án thích hợp nhất

Kháng sinh thường sẽ được chỉ định sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày đối với các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng điển hình. Còn với các loại vi khuẩn không điển hình thì thời gian dùng kháng sinh sẽ được kéo dài hơn.

Các loại kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể là:

  • Penicillin, Amoxicillin, Ampicillin, Oxacillin,… thuộc nhóm Penicillin.
  • Cefalexin, Cefadroxil, Cefaclor,… thuộc nhóm Cephalosporin.
  • Levofloxacin, Ciprofloxacin, Moxifloxacin,… thuộc nhóm Quinolone.
  • Erythromycin, Arithromycin, Roxithromycin… thuộc nhóm Macrolide.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh phối hợp. Có thể là Ampicillin kết hợp với Sulbactam hay Amoxicillin kết hợp với A. Clavalanic.

Kháng sinh là nhóm thuốc rất dễ gây ra các tác dụng không mong muốn, nhất là đối với trường hợp trẻ em. Chính vì thế mà cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ và theo dõi sát sao trong quá trình trẻ điều trị. Nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

2. Thuốc điều trị triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Ngoài việc điều trị theo kháng sinh đồ thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác kết hợp. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng bệnh ở trẻ mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.

Các loại thuốc được dùng có thể là:

  • Thuốc giảm ho: Ho là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm tiểu phế quản. Với trường hợp trẻ nhỏ bác sĩ thường sẽ chỉ định các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để giúp làm giảm tương tác với thuốc điều trị.
  • Thuốc hạ sốt: Đây cũng là triệu chứng rất điển hình của tình trạng bội nhiễm, chính vì thế mà bác sĩ có thể chỉ định Acetaminophen để khắc phục. Tuyệt đối không dùng Aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác cho trẻ khi chưa nhận được yêu cầu từ bác sĩ.
thuốc trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Sử dụng thuốc Tây chính là phương pháp điều trị chính với bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Ngoài ra, để giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị thì bác sĩ cũng có thể kê toa một số thuốc khác. Phải kể đến như Sử dụng thuốc nhỏ mũi chứa NaCl 0.9%, thuốc làm loãng đờm, thuốc khí dung làm giãn phế quản…

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Ngoài việc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định thì bạn cần chú ý chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà. Điều này có thể hỗ trợ tốt cho việc điều trị, đồng thời dự phòng nguy cơ nhiễm trùng tái nhiễm.

Đặc biệt chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Để trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong suốt quá trình điều trị. Mục đích là để tránh xa các tác nhân gây hại, hỗ trợ phục hồi hệ thống miễn dịch. Đồng thời có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh cho trẻ khác.
  • Cố gắng cho trẻ ăn uống đầy đủ, chế biến món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Đồng thời chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để ngăn ngừa vấn đề trẻ nôn ói.
  • Nhiễm trùng thường sẽ làm phát sinh tình trạng mất nước cũng như rối loạn điện giải nên cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Việc uống nhiều nước cũng sẽ giúp làm loãng dịch đờm, đồng thời cải thiện tốt hơn tình trạng ho và đau rát cổ họng.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá hay các tác nhân gây kích ứng khác.

Viêm phế quản bội nhiễm mặc dù chỉ là bệnh cấp tính nhưng lại dễ khiến trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ cần sớm thăm khám, điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn và không để lại biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp bằng củ cải trắng

Công dụng của củ cải trắng trong điều trị bệnh đường hô hấp

Trị viêm phế quản bằng củ cải trắng là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra,...

Gợi ý mẹo chữa viêm phế quản bằng gừng tươi tại nhà

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường hô hấp bị sưng, viêm gây nên các triệu chứng: ho...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.

5 Cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Viêm phế quản gây ra những đảo lộn trong cuộc sống người bệnh. Từ xưa, lá hẹ đã được dùng...

Viêm phế quản dị ứng và những điều cần biết

Viêm phế quản dị ứng: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm phế quản dị ứng cũng là một dạng của bệnh viêm phế quản, xảy ra khi có các yếu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *