10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và sưng viêm. Bệnh gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, khó nuốt,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài các biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể thực hiện những lời khuyên từ chuyên gia để kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra.

Lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính
Những lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính

10 Lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính

1. Ngưng hút thuốc

Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản mạn tính. Khói thuốc lá có chứa nhiều chất hóa học, các chất này khi đi vào phổi sẽ kích hoạt tế bào bạch cầu và các tế bào ở lớp lót đường dẫn khí. Tình trạng này khiến các tế bào giải phóng cytokine, khiến lớp lót của đường dẫn khí dày lên và bị sưng viêm.

Lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính
Thuốc lá là nguyên nhân khiến bệnh viêm phế quản mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn

Với những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, thuốc lá thực sự là yếu tố khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên ngưng hút thuốc để giảm sự xuất hiện của các triệu chứng như ho, khó thở,… do bệnh lý này gây ra.

2. Thở bằng miệng

Bạn có thể áp dụng thở bằng miệng khi cảm thấy khó thở. Viêm phế quản mạn tính khiến không khí mắc kẹt trong phổi và gây khó khăn khi hô hấp. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên hít không khí bằng mũi đồng thời mím chặt môi. Sau đó thở bằng môi – cần thở từ từ. Động tác này sẽ giúp các cơ trong phổi đẩy không khí bị kẹt bên trong ra ngoài.

3. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Độ ẩm thấp khiến đường dẫn khí trở nên khô và thiếu linh hoạt. Tình trạng này khiến bạn dễ gặp phải những triệu chứng do viêm phế quản mạn tính như ho, khó chịu, khó thở,…

Vào lúc thời tiết hanh khô, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong khoảng 30 – 50%. Độ ẩm này sẽ giúp phổi dễ dàng trong việc hô hấp.

Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun để tác động đến đường dẫn khí và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nên sử dụng tinh dầu bạc hà, sả, quế, hương thảo,…

4. Tránh không khí ô nhiễm và bụi

Những người làm việc ở nơi có nhiều bụi hay sinh sống trong môi trường ô nhiễm dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Các thành phần hóa học có trong không khí sẽ kích thích đường dẫn khí khiến niêm mạc bị viêm và sưng.

Ngoài ra, bạn nên tránh các sản phẩm khí dung như keo xịt tóc, xịt phòng, sơn xịt,… Những thành phần trong các sản phẩm này có thể gây kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Đeo khẩu trang

Khi di chuyển ngoài trời, bạn nên đeo khẩu trang để tránh các bụi bẩn và các tác nhân kích thích có trong không khí. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng sưng viêm và tổn thương ở đường dẫn khí.

Ngoài ra, bạn nên đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng như bệnh viện, siêu thị. Các vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào đường dẫn khí, khiến tình trạng viêm phế quản bùng phát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

6. Luyện tập thường xuyên

Luyện tập thường xuyên là một trong những cách giúp cải thiện bệnh viêm phế quản mạn tính mà bạn nên thử. Khi cơ thể vận động, phổi buộc phải tăng khả năng hoạt động để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan. Điều này giúp phổi giải phóng hết lượng không khí bị mắc kẹt bên trong.

Lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính
Luyện tập thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài ra, tập luyện thường xuyên còn giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Từ đó, cơ thể tăng khả năng chống chịu với những tác nhân gây bệnh và các yếu tố kích thích đường dẫn khí.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng để tránh áp lực lên xương khớp và phổi. Các bộ môn như đi bộ, bơi lội, đặc biệt là yoga được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân viêm phế quản thực hiện để cải thiện khả năng hô hấp.

7. Điều chỉnh cân nặng

Thừa cân – béo phì gây căng thẳng lên phổi và tim mạch. Trọng lượng nặng nề khiến bạn di chuyển khó khăn, phổi cần làm việc liên tục để dẫn oxy đến các mô trong cơ thể. Khi phải hoạt động thường xuyên, phổi sẽ có xu hướng suy yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên duy trì cân nặng vừa phải để tránh gây áp lực lên cơ quan này.

8. Nghỉ ngơi

Phổi và các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi sau thời gian hoạt động. Hơn nữa, phổi của những người bị viêm phế quản cần lượng calo gấp 10 lần so với người bình thường. Do đó việc nghỉ ngơi là điều rất cần thiết đối với người mắc bệnh lý này.

Lời khuyên cho người bị viêm phế quản mạn tính
Cần dành thời gian nghỉ ngơi để phổi phục hồi và làm việc tốt hơn

Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp phổi hoạt động tốt, các triệu chứng cũng ít xuất hiện hơn trước.

9. Giảm căng thẳng

Căng thẳng khiến bạn có xu hướng lo lắng. Trạng thái này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của phổi. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh viêm phế quản mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên thư giãn để giảm lo lắng.

Bạn có thể trò chuyện với bạn bè, người thân để xua tan những suy nghĩ tiêu cực. Hoặc thực hiện những kỹ thuật như thái cực quyền, yoga, thiền định,… để giảm áp lực lên dây thần kinh và giải phóng những lo âu, căng thẳng.

10. Đơn giản hóa công việc

Các công việc sinh hoạt hàng ngày có thể khiến triệu chứng do viêm phế quản mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể đơn giản hóa những công việc này bằng cách nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hoặc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng và giảm áp lực lên phổi.

Bên cạnh những lời khuyên này, bạn cần thực hiện điều trị để kiểm soát tốt các triệu chứng do viêm phế quản mạn tính gây ra. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định từ nhân viên y tế!

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng ống dẫn không khí từ khí quản vào phổi bị viêm và...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.