Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không

Chữa viêm họng bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh sử dụng. Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, những dưỡng chất có trong bài thuốc giúp người bệnh khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, lá trầu không là một loại dược liệu tương đối lành tính và có độ an toàn cao.

Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không
Tìm hiểu cách chữa viêm họng bằng lá trầu không, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý

Công dụng chữa viêm họng bằng lá trầu không

Trầu không (danh pháp khoa học: Piper betle) vừa là một loại cây mang tính gia vị vừa là một loại cây thuốc. Phần lá của loại cây này có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh viêm họng. Trong Y học Cổ truyền, lá trầu không mang trong mình tính ấm, vị cay nhẹ và mùi thơm nồng. Dược liệu có tác dụng làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng và khử phong tán hàn. Bên cạnh đó, nhờ tính ấm, vị cay nồng và một số hoạt chất có lợi, lá trầu không có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu viêm, tiêm đờm và tiêu diệt nhanh một số loại vi khuẩn gây hại.

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, trong Y học Cổ truyền, lá trầu không được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng và một số bệnh lý khác liên quan đến hệ hô hấp vá các đề về viêm nhiễm. Cụ thể như: Viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, bệnh phổi, ho, hen suyễn, nhiễm trùng da, nấm da…

Trong Y học hiện đại, bên trong lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu với đông đảo những hoạt chất có lợi mang tên: Chavicol, cađinen và betel-phenol ( hay 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen hoặc chavibetol). Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn một cách mạnh mẽ. Nhờ đó giúp người bệnh tiêu viêm, ức chế hoạt động và sự phát triển của các tác nhân gây hại. Hơn thế, hoạt chất chavicol, cađinen và betel-phenol còn có khả năng làm giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát tại vùng cổ họng hoặc vùng da đang bị viêm nhiễm. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm sưng và giảm viêm.

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, cách chữa viêm họng bằng lá trầu không không chỉ giúp người bệnh cải thiện tốt bệnh viêm họng mà còn làm ẩm cổ họng, giúp cổ họng trở nên dễ chịu hơn. Đồng thời khắc phục nhanh những triệu chứng khó chịu gồm: Đau buốt họng, rát họng, khó nói, sốt, đau đầu…

Công dụng chữa viêm họng bằng lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị bệnh viêm họng và những triệu chứng khó chịu đi kèm

Hướng dẫn cách chữa viêm họng bằng lá trầu không

Tùy thuộc vào sở thích, tình trạng sức khỏe, yếu tố cơ địa và mức độ phát triển bệnh lý, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những cách chữa viêm họng bằng lá trầu không dưới đây:

Bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trầu không và mật ong

Mật ong là một hỗn hợp gồm đường và nhiều thành phần có lợi khác. Theo Y học hiện đại, thành phần chủ yếu được tìm thấy trong mật ong là các carbohydrat (38,5% fructose và 31,0% glucose, sucrose, maltose và carbohydrat hỗn hợp). Các carbohydrat này có tác dụng làm tiêu viêm, giảm đau, giảm sưng và giúp làm lành nhanh các tổn thương. Ngoài ra bên trong mật ong còn là các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa gồm: Catalase,  pinocembrin, chrysin, pinobanksin và vitamin C. Những dưỡng chất này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm.

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, sự kết hợp giữa mật ong và lá trầu không sẽ tạo ra một bài thuốc chữa bệnh viêm họng hoàn hảo.

Nguyên liệu:

  • 5 lá trầu không
  • 6 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang đi rửa thật sạch
  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Bước này sẽ giúp người dùng loại bỏ hoàn toàn tạp chất, vi khuẩn và lượng bụi bẩn còn sót lại trên lá
  • Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa sơ qua nước sạch
  • Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát
  • Thêm 300ml nước đun sôi vào cùng, trộn đều và ngâm trong 30 phút
  • Dùng rây lọc hoặc vải mùng lọc lấy phần nước cốt lá trầu không và bỏ bã
  • Rót nước cốt lá trầu không vào chén, thêm mật ong nguyên chất vào cùng và khuấy đều
  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 50ml nước cốt lá trầu không và mật ong.

Người bệnh cần thực hiện bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trầu không và mật ong liên tục 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm.

Lưu ý: Bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trầu không và mật ong không nên sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi ngoài các dưỡng chất có khả năng chữa bệnh, trong mật ong còn chứa những hoạt chất không tốt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Tuy nhiên đối với những trẻ lớn hơn thì không bị ảnh hưởng bởi những hoạt chất gây hại này. Để thực hiện bài thuốc, người bệnh có thể dùng đường phèn thay mật ong. Sự thay thế giữa mật ong và đường phèn sẽ không làm thay đổi tác dụng chữa bệnh của bài thuốc.

Bài thuốc từ gừng tươi và lá trầu không chữa bệnh viêm họng

Trong Đông y gừng mang trong mình tính ấm, vị cay có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn và tiêu diệt tốt các tác nhân gây hại. Hơn thế, nhờ tính ấm, dược liệu còn có khả năng khử phong tán hàn, làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng, hạ sốt, giảm đau đầu và giảm đau họng. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác trong gừng tươi còn có khả năng tác động và rút ngắn quá trình làm lành những vết thương. Đồng thời điều trị bệnh viêm họng và những triệu chứng khó chịu. Dùng gừng chữa viêm họng hạt cũng rất hiệu quả.

Bài thuốc từ gừng tươi và lá trầu không chữa bệnh viêm họng
Bài thuốc từ gừng tươi và lá trầu không chữa bệnh viêm họng

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 1 củ gừng nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Gừng mang đi cạo sạch vỏ
  • Rửa sạch gừng, để ráo nước và thái thành từng lát mỏng
  • Lá trầu không mang đi rửa sạch với nước muối để loại bỏ lượng tạp chất, vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá
  • Cho gừng đã thái và lá trầu không sạch vào cối, sau đó thực hiện giã nát
  • Ngâm hỗn hợp cùng với 300ml nước sôi trong 20 phút
  • Dùng vải mùng lọc lấy nước thuốc để uống
  • Uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Người bệnh sử dụng bài thuốc từ gừng tươi và lá trầu không chữa bệnh viêm họng liên tục trong 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Tình trạng ngứa họng, đau họng, đau đầu, sốt và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh viêm họng gây ra cũng không còn.

Bài thuốc điều trị bệnh viêm họng từ lá trầu không và củ nén

Nén hay còn gọi là hành tăm (danh pháp khoa học: Allium schoenoprasum) – một loại thực vật thuộc họ Hành. Trong Đông y, củ nén mang trong mình tính ấm, vị cay có tác dụng khử phong tán hàn, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, những hoạt chất có lợi bên trong củ nén còn có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa. Đồng thời làm giảm nhanh tình trạng đau buốt, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và điều trị tốt bệnh viêm họng.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 4 củ nén.

Cách thực hiện:

  • Củ nén mang đi bóc bỏ vỏ và rửa sạch
  • Lá trầu không mang đi rửa sạch với nước
  • Ngâm lá trầu không vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ lượng tạp chất, vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại bên trên bề mặt lá
  • Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho củ nén và lá trầu không sạch vào cối, sau đó thực hiện giã nát
  • Ngâm hỗn hợp thuốc cùng với 300ml nước sôi trong 20 phút
  • Dùng vải mùng lọc lấy nước uống
  • Uống 2 lần/ngày (trưa và tối) sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc điều trị bệnh viêm họng từ lá trầu không và củ nén cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Bài thuốc từ dầu mù tạt và lá trầu không chữa bệnh viêm họng

Dùng dầu mù tạt và lá trầu không chữa bệnh viêm họng là bài thuốc đơn giản được nhiều người sử dụng. Bài thuốc chữa bệnh này có khả năng tác động từ bên ngoài cơ thể giúp người bệnh giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm họng gây ra. Đó là: Đau họng, rát họng, ngứa họng, sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết… Bên cạnh đó dầu mù tạt mang trong mình vị cay, tính ấm, chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Bài thuốc từ dầu mù tạt và lá trầu không chữa bệnh viêm họng
Bài thuốc từ dầu mù tạt và lá trầu không chữa bệnh viêm họng

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 lá trầu không
  • Dầu mù tạt.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang đi rửa sạch
  • Ngâm lá trầu không vào nước muối pha loãng
  • Sau 15 phút vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước, để ráo
  • Mang lá trầu không tẩm qua dầu mù tạt
  • Hơ ấm dược liệu và đặt thuốc lên ngực
  • Dùng tay nhẹ nhàng chà xát lá trầu không đang đặt trên ngực khoảng 10 phút
  • Giữ nguyên trạng thái thêm 20 phút để những dưỡng chất trong bài thuốc có thể thấm sâu vào cơ thể. Đồng thời phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh.

Người bệnh áp dụng bài thuốc từ dầu mù tạt và lá trầu không chữa bệnh viêm họng 1 lần/ngày trong 5 ngày sẽ thấy tình trạng đau họng, rát họng, ho… được khắc phục. Bệnh viêm họng cũng thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc từ nhục đậu khấu, nụ đinh hương và lá trầu không chữa bệnh viêm họng

Bài thuốc từ nhục đậu khấu, nụ đinh hương và lá trầu không chữa bệnh viêm họng mủ là phương pháp điều trị theo dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Nguyên liệu tạo nên bài thuốc này đều là những vị thuốc lành tính, có độ an toàn cao và không gây tác dụng phụ trong quá trình chữa bệnh. Bên cạnh đó, bài thuốc lại vô cùng đơn giải, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà không tốn quá nhiều công sức.

Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 5 gram nụ đinh hương
  • 5 gram nhục đậu khấu
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương rửa sạch với nước
  • Dùng muối hạt pha thành một lượng nước muối vừa đủ
  • Ngâm tất cả vị thuốc trong nước muối khoảng 15 phút
  • Vớt nguyên liệu ra ngoài và rửa sơ với nước sạch
  • Cho lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương vào nồi cùng với 600ml nước lọc
  • Thực hiện đun sôi thuốc trong 30 phút hoặc đến khi phần nước thuốc sắc còn lại 300ml
  • Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc, bỏ bã
  • Chia thành 3 lần uống trong ngày.

Để bệnh tình có thể mau chóng thuyên giảm, người bệnh sử dụng bài thuốc từ nhục đậu khấu, nụ đinh hương và lá trầu không chữa bệnh viêm họng 1 thang/ngày liên tục trong 4 – 5 ngày.

Bài thuốc từ nhục đậu khấu, nụ đinh hương và lá trầu không chữa bệnh viêm họng
Bài thuốc từ nhục đậu khấu, nụ đinh hương và lá trầu không chữa bệnh viêm họng

Ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá trầu không

Ưu điểm

  • Nguyên liệu dễ tìm. Người bệnh có thể tìm các vị thuốc xung quanh vườn nhà hoặc mua với giá rẻ
  • Lá trầu không và một số vị thuốc khác tương đối lành tính, an toàn và thường không gây tác dụng phụ trong quá tình điều trị.

Nhược điểm

  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trầu không trong nhiều ngày để những dưỡng chất thấm sâu vào cơ thể. Khi đó bệnh tình mới có thể thuyên giảm
  • Tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý, tình trạng sức khỏe và yếu tố cơ địa, thời gian sử dụng những bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trầu không ở mỗi người bệnh không giống nhau. Đối với những bệnh nhân có yếu tố cơ địa hợp với thuốc, bệnh tình có thể thuyên giảm sau vài ngày sử dụng. Đối với những bệnh nhân có yếu tố cơ địa không hợp với thuốc, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc trong nhiều ngày.

Lưu ý

  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trầu không
  • Trong thời gian dùng lá trầu không điều trị bệnh viêm họng (đặc biệt là viêm họng mãn tính), người bệnh nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra bệnh lý. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị theo Tây y dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Người bệnh cần ngưng sử dụng lá trầu không và báo ngay với bác sĩ khi nhận thấy những triệu chứng không khỏi sau nhiều ngày sử dụng
  • Những cách dùng lá trầu không điều trị viêm họng không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa kê đơn
  • Lá trầu không và những vị thuốc khác cần được rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm
  • Trong quá trình chữa bệnh viêm họng, người bệnh cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cổ họng của bạn ẩm dần, cải thiện tình trạng đau rát họng, ngứa họng và hạ sốt. Ngoài ra việc uống nhiều nước còn hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh viêm họng và rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá trầu không
Trong quá trình chữa viêm họng bằng lá trầu không, người bệnh cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ và rút ngắn thời gian điều trị

Bài viết trên đây là cách chữa viêm họng bằng lá trầu không, ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin về hiệu quả chữa bệnh và mức độ an toàn của những bài thuốc. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh viêm họng cấp là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Khi xuất hiện, bệnh kéo theo những triệu...

Đốt viêm họng hạt giá bao nhiêu? Tổng chi phí 2021

Đốt viêm họng hạt được xem là phương pháp tối ưu giúp khắc phục triệu chứng của bệnh nhanh chóng...

Đau thắt ở cổ họng do những nguyên nhân không ngờ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau thắt ở cổ họng, từ căng thẳng tinh thần cho đến...

Dùng kháng sinh chữa viêm họng gây tác hại gì?

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng – Lợi và hại?

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách,...

Chữa viêm họng hạt bằng gừng liệu có hiệu quả?

Gừng là một loại dược liệu nổi tiếng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao. Do đó chúng thường...

Hướng dẫn dùng cây xạ can chữa viêm họng hạt đúng cách

Xạ can (hay còn gọi là rẻ quạt) là vị thuốc có tính hàn, có khả năng giải độc, tiêu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.