Sai lầm vì cấm trẻ ăn kem, uống nước đá khi bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, nhiều bố mẹ đã không cho bé ăn kem, uống nước đá hoặc đồ lạnh khác vì sợ bé bị ho, bệnh lâu khỏi hơn. Nhưng sự thật, quan niệm này có đúng hay không?

uống nước đá khi bị viêm họng
Trẻ bị viêm họng có nên ăn kem, uống nước đá hay không?

Trẻ bị viêm họng có ăn kem, uống nước đá được hay không?

Viêm họng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc hầu họng bị sưng, đỏ, viêm. Theo các chuyên gia, 60% – 80% tác nhân làm bùng phát đợt viêm họng là do virus (sởi, cúm, Adenovirus…). Số còn lại đến từ các chủng vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cần khuẩn…

Mặc dù viêm họng có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày các triệu chứng của bệnh có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Để giảm nhẹ cảm giác đau đớn, bố mẹ có thể cho bé dùng một số thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng sinh (với trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn), tăng cường bổ sung nước, chất điện giải, thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng.

Trẻ có thể ăn kem, uống nước đá lạnh khi bị viêm họng

Về bản chất, triệu chứng viêm xuất hiện là do máu dồn đến khu vực đó, khiến cho chúng nóng lên, mạch máu giãn nở và làm ta có cảm giác đau đớn. Khi bị sưng tấy tại một vị trí trên cơ thể, chúng ta thường dùng đá để chườm. Đá lạnh có thể giúp cho mạch máu co lại, cải thiện tình trạng đau, sưng, viêm.

bị viêm họng uống nước đá được không
Trẻ có thể ăn kem, uống nước đá lạnh khi bị viêm họng.

Tương tự, nhiều bác sĩ trên thế giới khuyên nên uống nước đá lạnh, ăn kem để giảm đau do viêm họng. Theo giáo sư James Steckelberg – công tác tại trường Y khoa Mayo, Rochester (Minnesota, Mỹ), nước đá, kem lạnh có thể làm tê hầu, họng, giúp giảm người bệnh cảm thấy thoải mái hơn dù cách làm trên chỉ mang giá trị tạm thời.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên áp dụng

Mặc dù kem, nước đá có thể giảm đau nhưng cảm giác thoải mái, dễ chịu chỉ mang tính chất tạm thời.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm họng cần được bổ sung thật nhiều nước để giữ cho cổ họng không bị khô, kích ứng. Việc ăn quá nhiều kem có thể khiến cho cơ thể mất nước (do trong kem chứa nhiều đường). Ăn một số loại kem có chứa một số thành như các loại đậu, hạnh nhân… cũng có thể gây kích ứng hoặc dị ứng ở một số đối tượng, gây ngứa họng, muốn ho khạc.

Do đó, bạn chỉ nên ăn kem, uống nước đá với một lượng vừa phải. Đồng thời, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng nước lạnh và kem đang dùng phải sạch. Nếu uống nước bẩn hoặc ăn kem được chế biến từ cơ sở không đảm bảo, vô tình bạn đã “tiếp tay” cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh.

Lời khuyên dành cho bố mẹ khi bé bị viêm họng

Viêm họng là một dạng bệnh lý do nhiễm trùng, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Bên cạnh việc ăn kem, uống nước lạnh, bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo giảm đau cho bé ngay sau đây:

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Bệnh viêm họng có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không để lại biến chứng. Do đó, việc điều trị bệnh chỉ tập trung vào khắc phục triệu chứng là chủ yếu.

Bố mẹ có thể cho trẻ dùng một số thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen. Những loại thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng sưng, viêm, hạ sốt và làm giảm cảm giác đau rát ở hầu, họng. Tuy nhiên, không cho trẻ dùng asprin vì thuốc có liên quan đến một hội chứng hội chứng Reye’s – khá hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạnh.

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định khi tác nhân gây bệnh là do các chủng vi khuẩn gây nên. Không dùng thuốc này nếu trẻ bị viêm họng do virus. Việc điều trị bằng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia.

Áp dụng biện pháp giảm đau tự nhiên

Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn, bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo giảm đau tự nhiên, lành tính sau đây:

  • Dùng nước pha mật ong: Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn, tạo lớp màng bao bọc niêm mạc họng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh bị ngộ độc.
  • Dùng trà hoa cúc: Tinh chất chống viêm trong trà hoa cúc giúp làm dịu nhanh chóng cảm giác đau rát, mệt mỏi khi bị viêm họng.
  • Dùng nước chanh nóng:Nước chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C, giúp củng cố và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể bé chống lại tác nhân gây bệnh một cách tự nhiên nhất.

Biện pháp vệ sinh và bảo vệ họng

Để loại bỏ vi khuẩn, mô bệnh ở hầu họng, vệ sinh họng hằng ngày là thao tác không thể thiếu để giúp bé giảm đau và sớm khỏi bệnh.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí
  • Tránh xa chất kích ứng hầu họng.

Viêm họng không phải là bệnh lý nguy hiểm và phức tạp nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bố mẹ có thể cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem để làm tê họng, co mạch máu, giảm đau. Tuy nhiên, cách làm trên chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời nên không áp dụng quá thường xuyên. Kết hợp vệ sinh họng, bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và áp dụng mẹo tự nhiên là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp nâng cao sức khỏe và giúp bé chóng khỏi bệnh.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Bạn đã biết gì về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn?

Viêm họng liên cầu khuẩn (tên khác: viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn) là một căn bệnh thường gặp...

Chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp vô cùng phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh mà nguyên...

Lá xương sông và công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ

Đau rát, khàn giọng, hôi miệng... khi bị viêm họng sẽ không có cơ hội làm phiền bạn nữa nếu...

10 thực phẩm trị viêm họng, giảm đau và bảo vệ cổ

Viêm họng là bệnh về đường hô hấp thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, hệ miễn...

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Viêm họng có ăn măng được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Măng chứa các chất dinh dưỡng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *