Bệnh vẩy nến trong mùa hè: Những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia
Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh vẩy nến thường được cải thiện nhiều hơn vào mùa hè. Lúc này ánh sáng có thể làm giảm hiện tượng tăng trưởng tế bào da và độ ẩm cao hơn làm giảm tình trạng khô da. Bạn nên tận dụng thời tiết này để giúp da có cơ hội cân bằng trở lại.
Lý giải nguyên nhân tại sao bệnh vẩy nến cải thiện hơn vào mùa hè
Chưa có giải thích rõ ràng tại sao bệnh lại cải thiện rõ rệt vào mùa này nhưng nhiều người suy đoán là do sự tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Do mùa này nóng nên chúng ta cũng mặc các bộ quần áo thoải mái hơn, tạo điều kiện để các vùng da mắc bệnh tiếp xúc với nắng vào mùa hè. Điều này vô tình làm cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến mà không phải ai cũng biết.
Tìm hiểu thêm: Bệnh vẩy nến trong mùa đông – Cách phòng ngừa và kiểm soát tốt nhất
Một số biện pháp hữu ích mà người bệnh vẩy nến nên áp dụng vào mùa hè
Do điều kiện thuận lợi của mùa hè có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Vì vậy, bạn nên có những thay đổi trong lối sống cũng như sinh hoạt hàng ngày để tận dụng thời tiết tuyệt vời này. Cụ thể đó là các biện pháp như sau:
1/ Tắm nắng
Dùng tia cực tím là một trong những liệu pháp giúp hạn chế bệnh vẩy nến. Chính vì vậy chúng ta nên tận dụng ánh sáng mặt trời tự nhiên trong thời điểm này. Cụ thể, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:
Tận dụng thời gian tắm nắng từ 5 đến 15 phút mỗi ngày. Ban đầu bắt đầu từ 5 phút, khi da quen dần thì tăng dần thời gian lên nhưng không được tắm quá 15 phút có thể làm da bị kích ứng.
Bôi kem chống nắng lên tất cả các vùng da trên cơ thể, nhưng đừng bôi lên vùng da bị bệnh vẩy nến vì có thể xảy ra tình trạng kích ứng da. Chú ý lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với da vì da của bạn lúc này rất nhạy cảm. Nếu lần đầu sử dụng thì nên dùng một lượng nhỏ, nếu không có phản ứng gì với tiếp tục bôi lên các vùng da khác.
2/ Tắm biển
Tắm biển là biện pháp giúp những tổn thương trên da có cơ hội bong tróc và khô lại. Theo các chuyên gia thì việc tắm biển có lợi hơn nhiều so với việc bạn ngâm mình trong bồn tắm mà chúng ta hay áp dụng tại nhà. Chưa có công bố chính thức nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2016 thì nồng độ muối trong nước biển có khả năng tăng cường việc hấp thụ tia cực tiếp. Chính vì vậy việc đi bộ trên bãi biển cũng là biện pháp điều trị bệnh tích cực.
Tuy nhiên việc tiếp xúc với Clo trong nước hồ bơi hay độ mặn của nước biển cũng đều khiến da bị khô nứt. Chính vì vậy bạn nên tắm lại ngay và bôi kem dưỡng ẩm. Da lúc này đang ẩm nên kem dưỡng ẩm sẽ giúp khóa ẩm hiệu quả, chính vì vậy hãy bôi một lớp kem hơi dày so với thông thường. Đây là cách chăm sóc da khá tích cực mà bạn nên áp dụng trong mùa hè.
3/ Dưỡng ẩm thường xuyên
Nhiệt độ cao của mùa hè thường làm da chảy mồ hôi và khiến cho vi khuẩn dễ tấn công đến các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra. Đặc biệt là đối với những tổn thương xuất hiện trên da mặt, da đầu.
Sử dụng máy điều hòa có thể giảm lượng mồ hôi tiết ra nhưng lại có nhược điểm là dễ làm da bị khô. Vì vậy, người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày. Chú ý lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có tinh chất tự nhiên, dịu nhẹ, không gây kích ứng da vì da lúc này khá nhạy cảm.
Hướng dẫn: Cách chăm sóc làn da bị bệnh vẩy nến ai cũng nên biết
4/ Lựa chọn trang phục phù hợp
Việc lựa chọn quần áo cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân bị vẩy nến trong mùa hè. Do mồ hôi ra nhiều nên hãy chọn những trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
Chú ý không nên ra đường vào thời điểm từ 9h đến 3h chiều vì lúc này bức xạ mặt trời lên cao nhất rất có hại cho da. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì cần phải mặc quần áo che chắn, bảo vệ cẩn thận.
5/ Tránh tiếp xúc với côn trùng
Mùa hè là lúc các loại côn trùng sinh sôi nảy nở và hoạt động rất mạnh, đồng thời có thể tác động và làm cho bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng. Một lời khuyên là bạn nên bảo vệ bản thân bằng các trang phục dài tay và mặc quần dài khi ra đường vào lúc trời sắp tối. Đây là thời điểm mà côn trùng hoạt động mạnh nhất.
6/ Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng quá mức
Chúng ta đã từng nhắc đến mối quan hệ giữa vẩy nến và stress. Khi người bệnh quá căng thẳng có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy người bệnh phải luôn có tinh thần lạc quan với các biểu hiện bệnh ở mọi thời điểm. Các biện pháp tích cực như: ngồi thiền, tập yoga, đi bộ, trò chuyện với mọi người… là những điều mà các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì hàng ngày.
Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh mãn tính khó điều trị và dễ tái phát. Người bệnh nên tận dụng những thời điểm tuyệt vời để hỗ trợ tối đa quá trình chữa bệnh.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến có lây không? Cách phòng ngừa
- 9 Thuốc Chữa Bệnh Vảy Nến Mới Và Hiệu Quả Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!