Mẹo chữa ho bằng giá đỗ bạn biết chưa?

Nhờ các enzym tự nhiên và những dưỡng chất có lợi, giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và cắt giảm cơ ho. Vậy mẹo chữa ho bằng giá đỗ cần thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao? Cần lưu ý những gì trong thời gian áp dụng? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ
Mẹo chữa ho bằng giá đỗ bạn biết chưa? Cách thực hiện và những điều cần lưu ý

Giá đỗ và công dụng điều trị ho

Giá đỗ còn có tên gọi khác là giá đậu, giá, củ giá và quả giá. Chúng là những hạt đậu xanh nảy mầm, xuất hiện với chiều dài từ 3 – 7 cm. Thông thường giá đỗ được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh và mang giá trị dinh dưỡng rất cao. Có thể ủ bằng hạt đậu nành, hạt đậu đen hoặc hạt đậu đỏ. Một số loại giá đỗ khác được ủ từ mầm đậu tương hoặc ủ từ hạt đậu Hà Lan được đánh giá là bổ hơn.

Trong Y học cổ truyền, giá đỗ có vị nhạt, một chút ngọt, hơi hăng và mang trong mình tính mát. Nhờ đặc tính này giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại ra bên ngoài, giúp giải rượu. Đồng thời giúp tiêu thực, lợi tiểu và chỉ khái. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính mát và những hoạt chất có lợi, giá đỗ có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng viêm, sưng tại vùng niêm mạc họng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau họng và cắt giảm cơn ho.

Chính vì những lợi ích trên, giá đỗ thường được sử dụng trong điều trị ho khan, ho có đờm và một số bệnh lý về đường hô hấp khác. Đó là: Viêm thanh quản, khàn giọng mất tiếng, viêm phế quản… Bài thuốc điều trị bệnh viêm họng bằng giá đỗ cũng rất tốt. Ngoài ra trong Y học cổ truyền, giá đỗ còn có tác dụng nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị ở những bệnh nhân bị tim mạch, nhồi máu cơ tim, béo phì, mỡ máu cao, bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, những người thường xuyên vận động thể dục, thể thao dẫn đến mỏi cơ…

Trong Y học hiện đại, giá đỗ rất giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin C. Thành phần viatmin trong giá đỗ có tác dụng thúc đẩy quá trình cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể mau chóng khỏe mạnh. Đồng thời giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giúp điều trị tốt bệnh ho và phòng ngừa sự xuất hiện của một số bệnh lý khác liên quan đến viêm nhiễm. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn tìm thấy bên trong giá đỗ là các khoáng chất, protein, amino acid và những chất có nguồn gốc từ thực vật (phytochemicals).

Những dưỡng chất cần thiết để mầm cây phát triển cũng là những dưỡng chất rất bổ dưỡng cho con người. Việc ăn nhiều giá đỗ hoặc mầm ngũ cốc cũng là một phương pháp giúp tăng giá trị dinh dưỡng. Đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của các loại ngũ cốc và đậu.

Giá đỗ và công dụng điều trị ho
Giá đỗ có tác dụng điều trị ho khan, ho có đờm, giúp tiêu viêm, giải độc và làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát cổ họng

Hướng dẫn thực hiện mẹo chữa ho bằng giá đỗ

Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể lưu lại và áp dụng một trong những mẹo chữa ho bằng giá đỗ như sau:

1. Mẹo chữa ho bằng nước ép giá đỗ

Mẹo chữa ho bằng nước ép giá đỗ là phương pháp chữa bệnh có khả năng khắc phục tốt tình trạng ho khan, ho đó đờm mà không cần phải kết hợp với những vị thuốc khác. Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh này còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng, ngứa họng. Đồng thời cắt giảm chứng ho do bệnh viêm họng, ho do sốt, ho do cảm lạnh và ho do một vài nguyên nhân khác.

Cách thực hiện mẹo chữa ho bằng nước ép giá đỗ rất đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức.

Nguyên liệu:

  • 500 gram giá đỗ tươi
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang giá đỗ tươi rửa sạch
  • Dùng muối hạt pha thành một lượng nước muối vừa đủ
  • Ngâm giá đỗ trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại
  • Vớt giá đỗ ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho giá đỗ vào máy và thực hiện ép lấy nước
  • Uống ngay khi vừa thực hiện
  • Người bệnh ngậm và nuốt từ từ nước ép giá đổ để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào cổ họng và phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh
  • Thực hiện 1 lần/ngày.

Người bệnh sử dụng mẹo chữa ho bằng nước ép giá đỗ từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy tình trạng ho khan, ho có đờm thuyên giảm đáng kể. Tình trạng ngứa ngáy, đau rát cổ họng cũng không còn.

Mẹo chữa ho bằng nước ép giá đỗ
Mẹo chữa ho bằng nước ép giá đỗ

2. Mẹo chữa ho bằng giá đỗ và gừng tươi

Gừng là một vị thuốc mang trong mình tính ấm, vị cay, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao. Nhờ đó, gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, hạ sốt, làm ấm cổ họng, giúp tiêu viêm, sát khuẩn. Đồng thời làm dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng, viêm họng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và cắt giảm cơn ho. Hơn thế, thành phần hoạt chất có lợi trong gừng còn có tác dụng giải độc, long đờm, giúp điều trị ho có đờm, ho do cảm sốt và một số dấu hiệu bất thường khác xảy ra tại vùng niêm mạc họng.

Sự kết hợp giữ gừng tươi và giá đỗ sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, ho do sốt, ho do cảm cúm hoàn hảo cho cả người lớn và trẻ em.

Nguyên liệu:

  • 500 gram giá đỗ
  • 1 củ gừng tươi loại nhỏ
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang giá đỗ tươi rửa sạch
  • Ngâm giá đỗ trong nước muối để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại
  • Sau 15 phút, vớt giá đỗ ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Cho gừng và giá đỗ sạch vào máy, sau đó thực hiện xay nhuyễn cùng với một ít muối hạt
  • Dùng ray lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã
  • Người bệnh ngậm và nuốt từ từ nước cốt giá đỗ và gừng sao cho lượng nước cốt có thể chảy chậm qua cuống họng. Hoạt động này sẽ giúp những dưỡng chất thấm sâu vào cổ họng và phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh
  • Thực hiện 1 lần/ngày.

Để tình trạng ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, ho do cảm lạnh hoặc sốt mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì thực hiện mẹo chữa ho bằng nước giá đỗ và gừng tươi mỗi ngày. Sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ và gừng tươi
Mẹo chữa ho bằng giá đỗ và gừng tươi

3. Mẹo chữa ho bằng giá đỗ và trần bì

Trong Đông y, trần bì mang trong mình vị cay đắng, tính ôn, không độc. Qui vào kinh Phế, Can, Tỳ và Vị. Dược liệu có tác dụng hóa đờm, giải tửu độc, kiện tỳ, táo thấp, hạ khí, chỉ khái, lợi tiểu tiện. Trong Y học hiện đại, dược liệu trần bì có tác dụng kích thích niêm mạc đường hô hấp, giúp loãng đờm, làm tăng dịch tiết, giúp giãn phế quản và hạ cơn hen. Bên cạnh đó dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống loét, chống dị ứng, lợi mật và tốt cho hệ tim mạch.

Nhờ những công dụng hữu hiệu nêu trên, dược liệu thường được dùng trong điều trị ho có đờm, ho khan, viêm họng và một số bệnh lý khác liên quan đến viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • 500 gram giá đỗ
  • 15 gram trần bì.

Cách thực hiện:

  • Mang giá đỗ tươi rửa sạch
  • Ngâm giá đỗ trong nước muối
  • Sau 15 phút, vớt giá đỗ ra ngoài và rửa lại với nước sạch
  • Cho giá đỗ sạch và trần bì vào nồi cùng với 1 lít nước
  • Thực hiện đun sôi thuốc với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa
  • Chắt lấy phần nước, bỏ bã
  • Để nguội bớt và chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.

Người bệnh cần áp dụng mẹo chữa ho bằng nước giá đỗ và trần bì 1 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ và trần bì
Mẹo chữa ho bằng giá đỗ và trần bì

Những điều cần lưu ý khi chữa ho bằng giá đỗ

Bên cạnh các bước thực hiện mẹo chữa ho bằng giá đỗ, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Giá đỗ là một loại thực vật và là một vị thuốc chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các mẹo chữa ho bằng giá đỗ. Hơn thế, bạn cần phải rửa thật kỹ giá đỗ trước khi sử dụng. Các chuyên gia khuyên rằng, cả những người khỏe mạnh và người bệnh không nên sử dụng quá 550 gram giá đỗ/ngày. Bởi điều này có thể khiến bạn bị ngộ độc do có cả các chất độc trong giá sống (‘Salads For Small Gardens’, Hamlyn 1995).
  • Ngoài các mẹo chữa ho bằng giá đỗ, người bệnh có thể sử dụng giá đỗ để chế biến thành những món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa có tác dụng điều trị bệnh ho như: Giá đỗ luộc, giá đỗ xào thịt, canh giá đỗ… Ngoài những món ăn này, gan lợi xào giá cũng là một món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trên thực tế, giá đỗ không nên kết hợp cùng với gan lợn. Trong trường hợp xào cả hai thứ cùng một lúc hoặc xào lẫn, lượng chất đồng trong gan lợn sẽ khiến lượng vitamin C trong giá đỗ bị oxy hóa. Điều này khiến giá đỗ mất tác dụng chữa bệnh và mất chất bổ.

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Để đảm bảo an toàn người bệnh cần liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa giá đỗ vào quá trình chữa bệnh. Đồng thời áp dụng mẹo dùng giá đỗ điều trị bệnh ho theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán và những phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Ho mang tính chất bảo vệ cơ thể nhằm loại bỏ đàm, các chất dịch do phổi hay phế quản...

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Ho lâu ngày không khỏi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến đường hô...

Chữa ho bằng tỏi là phương pháp đơn giản, an toàn

Mách bạn cách trị ho bằng tỏi an toàn, hiệu quả tại nhà

Chữa ho bằng tỏi là phương pháp được áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả đáng kể trong...

Tìm hiểu cách chữa ho bằng quả Kha tử được dùng phổ biến

Khám phá công dụng chữa ho của quả kha tử

Chữa ho bằng quả kha tử là một trong những phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu...

Cách trị ho cho trẻ 4-5-6 tháng tuổi an toàn, hiệu quả

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể bị ho một vài lần trong năm do bị nhiễm trùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *