7 cách trị ho theo dân gian được nhiều người chia sẻ

Trị ho từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt mà còn an toàn, ít gây ra tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng trong thời gian lâu dài. Trang ThuocDanToc.vn sẽ chia sẻ cho bạn đọc 7 cách trị ho theo dân gian được nhiều người áp dụng điều trị và thành công.

Bí quyết trị ho trong dân gian được người đời truyền tai nhau
Bí quyết trị ho trong dân gian được người đời truyền tai nhau

Mẹo trị ho bằng các bài thuốc dân gian

Ho là một trong những bệnh lý thường gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào. Thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. Khi mắc phải, người bệnh luôn bị các cơn ho dai dẳng, ho “khụ khụ”, ho có đờm làm phiền, đặc biệt là khi về đêm.

Hiện nay, xu hướng sử dụng các bài thuốc dân gian được khá nhiều người lựa chọn bởi tính hiệu quả và mức độ an toàn của chúng. Bên cạnh đó, những bài thuốc dân gian có thể cải thiện tối đa các nhược điểm của các loại thuốc kháng sinh.

Những bài thuốc sắp được chúng tôi chia sẻ dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà với những nguyên liệu dễ kiếm lại rẻ tiền.

1. Mật ong trị ho hiệu quả

Chữa ho bằng mật ong là một cách trị ho dân gian mà khá nhiều người áp dụng điều trị và đạt được kết quả rõ rệt. Trong mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa. Vị ngọt của mật ong giúp lấn áp các vị đắng hoặc vị chua của các dược liệu khác.

Công dụng trị ho tuyệt vời của mật ong
Công dụng trị ho tuyệt vời của mật ong
# Mật ong và quả quất chua trị ho

Quả quất hay còn gọi là quả tắc. Trong Đông y, quả quất có vị chua, tính mát nên được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi. Sự kết hợp mật ong và quả quất chua để trị ho là sự kết hợp bù trừ. Vị chua của quả quất sẽ được vị ngọt của mật ong làm dịu lại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm vùng hầu họng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Những quả quất cần được làm sạch bằng nước rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Xếp những miếng quất đã được thái mỏng vào trong hũ thủy tinh (có nắp đậy) cùng với được phèn đã được giã nhỏ tương ứng với một lớp quất chua một lớp đường phèn.
  • Cho một lượng mật ong vừa đủ vào trong hũ rồi lấy vỉ nan nén quất xuống, sau đó đậy kín nắp.
  • Đem hỗn hợp trên cất trữ ở nơi thoáng mát 10 – 15 ngày.
  • Sau những ngày ủ, người bệnh có thể sử dụng mỗi lần một ít, mỗi ngày hai lần để trị các chứng ho.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày để đánh tan những cơn ho.
# Mật ong là lá hẹ xanh trị ho

Lá hẹ xanh là gia vị khá quen thuộc với mọi gia đình, đây cũng chính là dược liệu được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc, điển hình như trị ho khi kết hợp cùng với mật ong. Trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần được xem như chất kháng sinh mạnh như odorin, sulfit, allcin, saponin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, chữa ho tiêu đờm. Phụ huynh có con trẻ bị ho thông thường, ho có đờm có thể áp dụng phương thuốc này cho trẻ.

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá hẹ rửa sạch bằng nước rồi vớt để ráo.
  • Thái lá hẹ xanh thành các đoạn nhỏ dài khoảng 2 – 3 cm rồi cho vào một chén sứ.
  • Cho một lượng mật ong nguyên chất và trộn đều.
  • Đem hỗn hợp trên hấp hoặc chưng cách thủy cho tới khi nước sánh đặc lại như siro là được.
  • Dùng khi thuốc đã nguội. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 thìa cà phê.
  • Thuốc không được nuốt ngay, ngậm trong miệng khoảng 5 giây rồi để trôi từ từ qua cổ họng.
# Mật ong và lá xương sông trị

Trong Đông y, lá xương sông có mùi hăng, tính ấm có tác dụng chữa nổi mề đay mẩn ngứa, chữa đầy hơi, chảy máu cam, đặc biệt là trị ho cho người lớn và trẻ em. Bài thuốc kết hợp lá xương sông cùng với mật ong dùng trị các chứng ho thông thường, viêm phế quản, viêm họng.

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá xương sông non rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng, rớt ra để ráo sau đó thái thành các sợi nhỏ.
  • Cho lá xương sông vừa thái được vào trong một bán sứ cùng với một ít mật ong và trộn đều.
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút.
  • Chắt lọc lấy phần nước cốt để trị ho, không lấy phần bã.
  • Mỗi ngày sử dụng hai lần, uống liên tục trong vòng 5 ngày hoặc dùng đến khi bệnh tình chấm dứt hẳn.
# Mật ong và tỏi trị ho

Tỏi là một vị thuốc dân gian chữa ho rất hữu ích. Ngoài ra, tỏi còn là một gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mỗi ngày. Tỏi có chứa nhiều allicin, vitamin A, B1, B2, E,… và một số thành phần có công dụng chống oxy hóa, kháng viêm.

Mật ong và tỏi khi kết hợp với nhau được xem như một kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus hoặc nấm đang “thường trú” tại vùng họng của bạn. Không chỉ có công dụng trị ho hiệu quả, sự kết hợp còn giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi và rửa sạch với nước rồi vớt ra để ráo, sau đó đem tỏi thái thành từng miếng mỏng hoặc nghiền nát.
  • Cho tỏi đã được nghiền nát vào trong lọ thủy tinh (có nắp đậy) cùng với một lượng mật ong nguyên chất. Trộn đều hỗn hợp để mật ong thấm đều vào tỏi.
  • Đậy kín nắp và đem ủ 15 ngày ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Sau những ngày ủ, người bệnh có thể sử dụng mỗi ngày 2 lần để chữa ho.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày đến khi bệnh tình dần được cải thiện và tiêu biến hoàn toàn.

Bên cạnh việc sử dụng mật ong và tỏi để trị các chứng ho, người bệnh có thể sử dụng tỏi giã nát hòa với ít nước muối pha loãng để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng sớm có tác dụng khử trùng vùng vòm họng, giúp thanh giọng.

2. Chanh đào trị ho

Chanh đào ngâm với mật ong và đường phèn phương thuốc hoàn hảo cho các đối tượng đang bị các cơn ho “khụ khụ”, ho khò khè quấy rối. Vị chua chua của chanh đào được vị ngọt thanh của mật ong làm dịu lại. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh đào còn được sử dụng để giải khát, kháng viêm, tiêu độc, lợi tiểu.

Nguyên liệu cần có:

  • Quả chanh đào tươi
  • Đường phèn
  • Mật ong

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn những quả chanh đào già, căng mọng nước, còn tươi, đem rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vớt quả chanh đào để ráo nước rồi dùng thái từng quả chanh đào thành từng lát mỏng.
  • Đường phèn cần được đập nhỏ.
  • Cho những lát chanh đào và đường đen vào trong hũ thủy tinh có nắp đậy tương ứng với một lớp chanh đào một lớp đường phèn và tiếp tục một lớp chanh đào và một lớp đường phèn cho đến khi hết.
  • Cho một lượng mật ong nguyên chất vào trong hũ, dùng vỉ nan nén chặt chanh đào xuống và đậy kín nắp.
  • Đem hỗn hợp trên ủ nơi thoáng mát trong vòng 30 ngày là có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày sử dụng một ít vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh tan các cơn ho khi bạn biết cách điều trị bằng chanh đào, đường phèn và mật ong
Đánh tan các cơn ho khi bạn biết cách điều trị bằng chanh đào, đường phèn và mật ong

3. Lá diếp cá trị ho hiệu quả

Trong Đông y, lá diếp cá có tính cay, hơi độc, có tác dụng trị ho có đờm. Theo y học hiện đại, loại lá này được giới nghiên cứu chứng minh có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao, giúp cải thiện các chứng ho, đặc biệt là ho có đờm ở người lớn và trẻ em

Nguyên liệu cần có:

  • 1 nắm lá diếp cá
  • 1 chén nước vo gạo đặc

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá diếp cá rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn.
  • Chuẩn bị một chén nước vo gạo đặc (lấy nước vo gạo lần hai).
  • Đem lá diếp cá giã nhuyễn rồi hòa cùng với nước vo gạo, bắt lên bếp để đun sôi với ngọn lửa nhỏ. Đun cho đến khi lá diếp cá nhừ nát.
  • Dùng khi nước cốt đã nguội, không dùng phần bã. Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần, uống cho đến khi bệnh tình dần tiêu biến.

Người bệnh lưu ý, nên hạn chế sử dụng các loại đồ tanh, thịt gà, hải sản (tôm, cua,…) trong suốt thời gian sử dụng phương thuốc này.

4. Lá húng chanh trị ho

Lá húng chanh là loại rau thơm khá quen thuộc, thường được trồng khá nhiều ở một số gia đình hiện nay. Trong lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu cavaron. Loại tinh dầu này có tính chất như loại thuốc kháng sinh, sát khuẩn với các loại vi khuẩn gây nên một số bệnh về đường hô hấp, điển hình là các chứng ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi. Trong Đông y, lá húng chanh có vị cay, hơi chua, có mùi thơm tựa mùi chanh, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, giải đờm.

Nguyên liệu cần có:

  • 15 – 18 lá húng chanh
  • 4 – 5 quả quất chua
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Đem lá húng chanh và quả quất xanh rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho hai nguyên liệu trên vào máy xay để xay nhuyễn rồi đổ vào một chén sứ.
  • Đem đường phèn đập nhỏ rồi cho vào hỗn hợp trên. Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút trên ngọn lửa nhỏ.
  • Đun cho đến khi đường phèn tan chảy hết là được.
  • Dùng khi thuốc đã nguội. Uống mỗi ngày 1 – 2 lần, sử dụng đến khi các cơn ho đã tiêu biến hoàn toàn.

Bên cạnh đó, với nguyên liệu trên, người bệnh có thể làm thành một phương thuốc khác. Đem lá húng chanh đã được làm sạch giã dập rồi trộn cùng với 10 ml nước sôi. Để yên cho lá húng chanh ngấm rồi chắt lọc lấy phần nước để dùng. Mỗi ngày sử dụng 2 lần để trị ho.

Công dụng trị ho của húng chanh ít người biết
Công dụng trị ho của húng chanh ít người biết

5. Dùng rau cải cúc trị ho

Rau cải cúc hay còn gọi là rau tần ô, thường được sử dụng nhiều trong các món canh nấu cùng với thịt nạc, tôm khô. Loại rau này có vị ngọt nhạt đôi khi lại có vị hơi đắng, the, có tính mát. Nhưng sử dụng loại rau này để chữa bệnh ho thì lại rất ít người biết đến và đang thắc mắc liệu có thực sự hiệu quả. Trong dân gian, rau cải cúc được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa, tán phong, trừ đờm.

Nguyên liệu cần có:

  • 1 nắm rau cải cúc
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm rau cải cúc rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát và tạp chất, sau đó thái thành từng đoạn nhỏ có kích thước từ 3 – 4 cm.
  • Cho một ít mật ong vào cùng với lá cải cúc và trộn đều hỗn hợp trên.
  • Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút trên ngọn lửa nhỏ. Đun cho đến khi hỗn hợp ra hết nước.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày để cải thiện các chứng ho. Người bệnh uống khoảng 4 – 5 ngày hoặc dùng cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

6. Trị ho hiệu quả bằng lá tía tô

Trị ho bằng cách sử dụng lá tía tô cũng chính là một giải pháp từ dân gian hiệu quả cho những đối tượng đang quan tâm. Ngoài công dụng chữa bệnh, lá tía tô còn được sử dụng để phòng một số bệnh lý khác. Lá tía tô có vị cay đặc trưng, tính ấm, trong lá có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn cao. Giúp làm dịu cổ họng, tiêu đờm mà không lo bị nóng trong người vì trong loại lá này có chứa nhiều chất xơ.

Nguyên liệu cần có:

  • 1 nắm lá tía tô
  • 1 nắm hoa khế chua
  • 1 nắm hoa đu đủ đực
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Đem lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực rửa sạch bằng nước, tốt hơn nếu ngâm với nước muối pha loãng để loại bớt bụi bẩn. Sau đó vớt để ráo rồi cho vào chén sứ.
  • Cho một ít nước lọc vào chén sứ cùng với một lượng đường phèn đã được giã nhuyễn.
  • Đem chưng hoặc hấp cách thủy trên ngọn lửa nhỏ, đun càng lâu càng tốt.
  • Chờ nước nguội dần rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy để sử dụng dần. Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh.

7. Củ cải trắng trị ho ít người biết

Củ cải trắng có vị thanh mát, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng trị viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, trị khanh tiếng. Đây cũng chính là phương thuốc chữa ho khá hay cho mọi đối tượng. Trong củ cải trắng có chứa nhiều chất raphinin, chất này có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh viêm họng, viêm hầu, viêm phế quản dẫn đến các cơn ho khò khè, ho lâu ngày không khỏi.

Nguyên liệu cần có:

  • 10 gram củ cải trắng
  • 10 gram hạt tía tô
  • 3 gram hạt cải

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên rửa sạch bằng nước để loại bỏ tạp chất, sau đó đem sao vàng cho đến khi có xuất hiện mùi thơm.
  • Tán nhỏ các vị thuốc trên rồi cho vào một túi vải sạch.
  • Đem sắc cùng với ba phần nước, sắc cô đặc còn một phần để dùng. Chia phần thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày.
  • Sử dụng liên tục mỗi ngày đến khi bệnh tình thuyên giảm và tiêu biến dần.
Bí quyết dùng củ cải trắng trị ho cho người lớn và trẻ em
Bí quyết dùng củ cải trắng trị ho cho người lớn và trẻ em

Với 7 cách trị ho được dân gian truyền tai nhau có lẽ sẽ giúp bạn đọc biết thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý, những mẹo trị ho được chúng tôi cập nhật trong bài viết chỉ có công dụng cho những trường hợp bệnh mới phát hoặc bệnh ở mức độ nhẹ. Những trường hợp viêm phế quản hay viêm phổi nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp, trong...
Chữa ho bằng tỏi là phương pháp đơn giản, an toàn

Mách bạn cách trị ho bằng tỏi cực an toàn và đơn giản

Chữa ho bằng tỏi là phương pháp được áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả đáng kể trong...

Ho gà ở người lớn: Căn bệnh tưởng như chỉ gặp ở trẻ em

Bệnh ho gà không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xuất hiện khá phổ biến ở người trưởng...

Tìm hiểu về cách chữa ho từ hành tây

Hành tây và công dụng trị ho ít ai ngờ

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, hành tây còn được biết đến như một vị thuốc dân gian để...

Ngứa cổ họng gây ho và cách xử lý nhanh chóng

Tình trạng ngứa cổ họng gây ho thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể bị...

Các loại ho thường gặp và biện pháp khắc phục phù hợp

Ho là một phản xạ có điều kiện nhằm giúp phổi đẩy không khí ra bên ngoài. Tuy nhiên, tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.